Ung thư đại tràng có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả

Ung thư đại tràng có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này. Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, cơ hội phục hồi của bạn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện và điều trị, phương pháp điều trị. Nhìn chung, bệnh ở giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ sẽ có nhiều hi vọng hơn.

Mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu nhé!

Ung thư đại tràng có chữa được không?

Ung thư đại tràng có chữa được không và phương pháp điều trị nào sẽ mang đến hiệu quả còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, vị trí khối u, giai đoạn của bệnh ung thư và các bệnh lý nền đi kèm khác.

Việc phát hiện bệnh sớm, bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công. Ngược lại, khi khối u đã tấn công sang các bộ phận khác thì việc loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư sẽ rất khó khăn.

Ung thư đại tràng có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có chữa được không bằng phẫu thuật?

Phẫu thuật giúp chữa khỏi hoàn toàn cho rất nhiều bệnh nhân ung thư trực tràng chưa di căn. Tùy vào mức độ phát triển của khối u mà hình thức phẫu thuật có thể khác nhau ở từng người. Cụ thể như sau:

1. Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Đối với ung thư đại tràng giai đoạn đầu, khối u còn rất nhỏ, mới chỉ khu trú bên trên lớp niêm mạc của thành đại tràng thì chỉ cần phẫu thuật nội soi là đủ. Có hai hình thức là:

  • Nội soi qua trực tràng: Nếu khối u nhỏ và nằm gọn trong một polyp và ở giai đoạn rất sớm, bác sĩ có thể sử dụng ống nội soi để tiếp cận chúng thông qua trực tràng rồi cắt bỏ hoàn toàn. Khi khối u lớn hơn, nó vẫn được loại bỏ thông qua nội soi, đồng thời nạo bỏ thêm một lượng nhỏ niêm mạc xung quanh khối u.
  • Nội soi ổ bụng: Dành cho những khối u lớn, không thể cắt bỏ qua nội soi đường trực tràng. Bác sĩ rạch một số vết nhỏ trên thành bụng rồi đưa các dụng cụ có gắn camera vào để quan sát hình ảnh đại tràng và cắt bỏ khối u. Phương pháp này cũng dùng để lấy mẫu từ các hạch bạch huyết xung quanh khối u để tìm kiếm xem ung thư đã lan ra hạch bạch huyết hay chưa.

Nếu được điều trị ở giai đoạn này, trên 80% bệnh nhân khỏi bệnh và sống lâu dài.

Ung thư đại tràng có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả

2. Phẫu thuật điều trị ở giai đoạn nặng hơn

Bệnh ung thư đại tràng có chữa được không khi ở giai đoạn nặng hơn, khi mà ung thư đã phát triển ra khỏi niêm mạc thành đại tràng nhưng chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể? Câu trả lời là Có thể, bằng các loại phẫu thuật như sau:

  • Cắt bỏ một phần đại tràng: Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần đại tràng có chứa khối u, bờ xung quanh khối u và hạch bạch huyết bên dưới, sau đó nối những đoạn lành của đại tràng lại với nhau. Thủ tục này có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi ổ bụng.
  • Cắt bỏ đại tràng và mở thông đại tràng: Nếu ung thư nằm ở phần trực tràng, người bệnh cần được cắt bỏ hẳn trực tràng và mở đại tràng ra da để phân được đưa ra ngoài thông qua lỗ trên da này. Sau phẫu thuật, đa số bệnh nhân đều trở về cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên vì tỷ lệ tái phát khá cao.

3. Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Lúc này, phẫu thuật được thực hiện để cắt bỏ bớt khối u trên đại tràng nhằm cải thiện triệu chứng bệnh như tắc nghẽn trong đại tràng, đau đớn, chảy máu. Còn ở giai đoạn cuối, ung thư đại tràng thì không chữa được thông qua phẫu thuật này.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc, thường là 5 – flourauracil để giết chết tế bào ung thư.

Ngoài mục đích tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật, kéo dài thời gian sống và giảm nguy cơ tái phát ung thư, hóa trị còn được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, nhằm giúp việc phẫu thuật loại bỏ được triệt để hơn.

Ở bệnh nhân ung thư đại tràng di căn, phương pháp này giúp làm chậm tiến triển của khối u trên đại tràng hoặc kiểm soát các khối u di căn.

Ung thư đại tràng có chữa được không khi xạ trị?

Ung thư đại tràng có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả

Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác như proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.

Xạ trị chỉ được sử dụng trong trường hợp khối u nằm ở trực tràng. Bác sĩ có thể tiến hành sau phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ hoặc dùng trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u. Nếu không xạ trị thì nguy cơ tái phát ung thư trực tràng rơi vào khoảng 50%, còn có xạ trị thì chỉ khoảng 7%.

Ngoài ra, xạ trị cũng giúp giảm đau cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật được.

Xạ trị giúp giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho người bệnh giai đoạn cuối; thậm chí có thể chữa khỏi ung thư đại tràng ở những giai đoạn sớm.

Thuốc nhắm mục tiêu

Thuốc nhắm mục tiêu có khả năng xác định và tấn công vào những tế bào ung thư cụ thể. Do đó, phương pháp này thường ít gây hại cho các tế bào bình thường hơn so với liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị. Thuốc nhắm mục tiêu trong điều trị ung thư đại tràng có thể là kháng thể đơn dòng gắn trực tiếp vào và tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức chế tạo mạch máu mới mà khối u cần để phát triển hoặc chất ức chế protein kinase giúp ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên.

Thuốc nhắm mục tiêu thường được kết hợp với hóa trị và thường được sử dụng cho những người bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối.

Liệu pháp miễn dịch

Các tế bào ung thư sản xuất các protein làm mù hệ thống miễn dịch, nên cơ thể không nhận ra và tiêu diệt chúng, để chúng phát triển nhanh chóng. Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình đó. Nhờ vậy mà hệ thống miễn dịch phát hiện được tế bào ung thư là “kẻ nguy hiểm” và loại bỏ.

Bên cạnh những phương pháp kể trên, ung thư đại tràng còn được điều trị bằng laser hay liệu pháp quang động để phá hủy khối u và giúp cải thiện triệu chứng.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn ung thư đại tràng có chữa được không và các phương pháp điều trị bệnh phổ biến, hiệu quả nhất.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe