Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?

“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có tin vui.  Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ tổng

“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có tin vui. 

Trong bài viết này, Nhà thuốc Bắc Giang sẽ tổng hợp các thông tin nhằm đưa ra lời giải đáp cụ thể nhất cho thắc mắc kể trên. Mời bạn cùng tìm hiểu!

Tăng prolactin máu là gì?

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc “Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?”, hãy cùng tìm hiểu prolactin là gì và tăng prolactin máu là gì.

Prolactin là một loại hormone được sản xuất ở tuyến yên và có tác dụng lên hầu hết các tế bào của cơ thể. Vai trò chính của prolactin là thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú, đồng thời kích thích quá trình tạo sữa ở phụ nữ mang thai và mẹ sau sinh. Nồng độ prolactin tăng cao chủ yếu được tìm thấy ở phụ nữ mang thai và những bà mẹ đang cho con bú. Nhưng thực tế có một số phụ nữ có nồng độ prolactin tăng cao bất thường dù không mang thai hay cho con bú và điều này có thể dẫn đến một số vấn đề về sinh sản.

Tăng prolactin máu: Nguyên nhân do đâu?

Như trên đã đề cập, nồng độ prolactin tăng cao ở phụ nữ chủ yếu là do quá trình mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, ước tính khoảng 30% phụ nữ bị tăng prolactin máu vẫn chưa xác định được nguyên nhân và điều này dẫn đến một số vấn đề về khả năng sinh sản. Theo các chuyên gia, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng prolactin máu:

  • Suy giáp (khoảng một nửa số phụ nữ bị tăng prolactin máu có rối loạn chức năng tuyến giáp)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang hoặc PCOS
  • Căng thẳng quá mức
  • Thiếu ngủ
  • Tập thể dục quá mức
  • Chế độ ăn giàu protein hoặc chất béo
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm, lo âu hoặc các tình trạng tương tự
  • Có các khối u lành tính ở tuyến yên
  • Suy thận
  • Suy tuyến thượng thận…

Triệu chứng tăng prolactin máu

Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?

Các triệu chứng của tăng prolactin máu có thể bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Không có kinh nguyệt
  • Rụng trứng không đều
  • Không rụng trứng (không rụng trứng)
  • Núm vú chảy dịch sữa nhưng không liên quan đến việc cho con bú…

Bạn có thể quan tâm:

Giải đáp: Prolactin cao có khả năng sinh con được không?

Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?

Prolactin cao có khả năng sinh con được không, có ảnh hưởng đến thai kỳ không? Để có câu trả lời, bạn đừng bỏ qua những thông tin sau!

1. Tăng prolactin máu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và mang thai như thế nào?

Ở phụ nữ, trong điều kiện bình thường hoặc không mang thai, lượng prolactin được sản xuất ở mức thấp. Việc nồng độ prolactin máu tăng cao có thể làm gián đoạn quá trình rụng trứng hoặc làm quá trình rụng trứng diễn ra chậm hơn. Điều này có nghĩa là việc giải phóng trứng của buồng trứng có thể bị gián đoạn hoặc có thể không giải phóng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt có thể là dấu hiệu quan trọng của tình trạng prolactin tăng cao. Nếu sự rụng trứng không xảy ra đúng thời điểm thì việc thụ thai và mang thai sẽ trở nên khó khăn.

Trong một số trường hợp, nồng độ prolactin có thể không cao đến mức gây ra vấn đề về rụng trứng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp progesterone. Progesterone là hormone chịu trách nhiệm trong việc làm dày niêm mạc tử cung trong giai đoạn hoàng thể, để trứng sau khi thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nồng độ progesterone giảm sút có thể khiến nội mạc tử cung không đạt được độ dày cần thiết để cho phôi làm tổ. Vì vậy, ngay cả khi trứng được thụ tinh thì khả năng mang thai cũng sẽ khá thấp.

2. Tăng prolactin máu ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Một số chuyên gia sức khỏe đưa ra giả thuyết rằng mức prolactin cao hơn bình thường khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, mặc dù mối liên hệ này chưa được xác định rõ ràng. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ vấn đề này.

Tình trạng tăng prolactin máu có thể làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Thế nhưng tin tốt là việc điều trị đúng cách có thể đưa nồng độ prolactin về mức bình thường, tăng cơ hội thụ thai.

Tăng prolactin máu được điều trị như thế nào?

Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?

Việc điều trị tình trạng tăng prolactin máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tra tình trạng này. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm máu bổ sung, chụp MRI tuyến yên hoặc CT-scan để loại trừ khả năng có một khối u lành tính nhỏ.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, việc điều trị có thể bao gồm:

  • Dùng thuốc để giảm mức độ prolactin: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc để giảm nồng độ prolactin. Khi bạn có thai, việc dùng các loại thuốc này sẽ ngừng lại.
  • Nếu tình trạng tăng prolactin máu có liên quan đến rối loạn nội tiết: Bác sĩ điều trị có thể kê đơn liệu pháp thay thế bằng hormone tuyến giáp.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn dùng các loại thuốc khác thay thế nhằm khôi phục mức prolactin trở lại bình thường
  • Dùng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối u lành tính ở tuyến yên:  Hiện nay, việc sử thuốc mang lại hiệu quả trong việc điều trị phần lớn các khối u mà không cần phẫu thuật. Trường hợp khối u lớn, có nguy cơ làm tổn thương các cấu trúc khác trong não hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thì phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất.
  • Điều trị bệnh suy giáp: Việc điều trị thường sẽ làm mất đi chứng tăng prolactin máu nếu đó là do suy giáp.
  • Trong những trường hợp như u tuyến yên hoặc u tiết prolactin: Việc dùng thuốc đối kháng dopamine có thể cần thiết.

Mức độ prolactin bình thường để có thể mang thai là bao nhiêu? 

Bình thường, chỉ số nồng độ prolactin ở người khỏe mạnh sẽ dao động trong khoảng sau:

  • Nữ giới không mang thai: < 25 ng/mL
  • Nữ giới đang mang thai: từ 34 đến 386 ng/mL
  • Nam giới: < 15 ng/mL

Theo các chuyên gia, nhìn chung, mức prolactin bình thường là khoảng 2-29 ng/ml. Khi nồng độ hormone này vượt quá 100 ng/ml, khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng. Nguyên do là bởi việc nồng độ prolactin tăng cao có thể dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), căng thẳng, suy giáp hoặc sự hiện diện của u nang buồng trứng hoặc u tuyến yên.

Bạn có thể quan tâm:

Cách giảm prolactin máu 

Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?

Theo các chuyên gia, ngoài các lựa chọn điều trị được đề cập ở trên, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng có thể hữu ích trong việc đảm bảo nồng độ prolactin ở mức thấp. Bạn có thể giữ mức độ căng thẳng thấp thông qua việc thực hành yoga, thiền và đảm bảo các hoạt động thể chất diễn ra thường xuyên.

Mặc dù không có loại thực phẩm cụ thể nào được chỉ định để giúp giảm mức độ prolactin tăng cao, nhưng chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng có thể tác động tích cực đến nồng độ hormone. Do đó, bạn hãy ưu tiên dùng một số loại thực phẩm để có thể đảm bảo nồng độ prolactin ở mức phù hợp, đó là các thực phẩm giàu vitamin B6 như cá, thịt gà, chuối và bơ.

Nhà thuốc Bắc Giang tin rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc “prolactin cao có khả năng sinh con được không?”. Đồng thời, quan bài viết bạn cũng nắm rõ việc điều trị cũng như biện pháp điều chỉnh lối sống phù hợp để có thể đưa mức prolactin máu về ngưỡng bình thường nhằm tăng cơ hội thụ thai tự nhiên.

Read the original article at here.
Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong