Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm hay viêm khớp thái dương hàm là một tình trạng gây đau ở khớp hàm và hạn chế hoạt động của các khớp, cơ kiểm soát cử động hàm. Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm được đề ra với mục đích chủ yếu là làm giảm cơn đau và tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau liên quan đến viêm khớp thái dương hàm là tạm thời và có thể thuyên giảm bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Phẫu thuật thường chỉ là lựa chọn cuối cùng sau khi các biện pháp khác đã thất bại.

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm bao gồm những gì?

Trong một số trường hợp, các triệu chứng viêm khớp thái dương hàm có thể biến mất mà không cần điều trị. Nếu bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm với nhiều lựa chọn khác nhau, thường là kết hợp nhiều cách để nâng cao hiệu quả.

Chúng có thể bao gồm:

Thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm

Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Thuốc xuất hiện trong hầu hết phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm. Chúng có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn phổ biến bao gồm:

  • Thuốc giảm đau chống viêm. Nếu thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn như paracetamol không đủ để giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau mạnh hơn trong thời gian ngắn như ibuprofen.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng. Những loại thuốc này, ví dụ như amitriptyline, chủ yếu được sử dụng trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, với liều lượng thấp, thuốc này giúp giảm đau, kiểm soát chứng nghiến răng và mất ngủ – là hai yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp thái dương hàm.
  • Thuốc giãn cơ. Nhóm thuốc giãn cơ thường được sử dụng trong vài ngày hoặc vài tuần để giúp giảm đau do co thắt cơ vùng thái dương hàm tạo ra.

Liệu pháp trị liệu

Các liệu pháp trị liệu trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm gồm có:

  • Các thiết bị khớp cắn. Khí cụ đặc biệt được gắn trên răng vào buổi tối và khi nghỉ ngơi, giúp cơ nhai được nghỉ ngơi, giảm đau cơ và giảm áp lực cho khớp thái dương hàm. Khí cụ này đặc biệt hữu ích cho những người bị nghiến răng khi ngủ.
  • Vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm cơ bản là các bài tập để kéo căng và tăng cường sức mạnh của cơ hàm. Bên cạnh đó là biện pháp siêu âm, chườm nóng và chườm đá.
  • Tư vấn. Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn hiểu một số hoạt động có thể làm trầm trọng thêm cơn đau ở hàm của bạn và giúp bạn có cách phòng tránh chúng. Ví dụ như nghiến răng, tựa vào cằm hoặc cắn móng tay.

Thủ thuật và phẫu thuật – Lựa chọn cuối trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Khi các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương ở khớp thái dương hàm hoặc dùng thủ thuật nhằm kiểm soát triệu chứng. Có nhiều lựa chọn can thiệp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân.

Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Có những thủ thuật và phẫu thuật được cân nhắc là:

  • Tiêm khớp, tiêm corticosteroid, thuốc gây tê cục bộ như bupivacain 0.5% hoặc độc tố botulinum loại A (chẳng hạn như botox hay các loại khác) vào cơ hàm để giảm đau do viêm khớp thái dương hàm.
  • Chọc dò khớp đưa các kim nhỏ vào khớp để hút dịch khớp và các mảnh vụn ra ngoài.
  • Nội soi khớp sử dụng một ống mỏng nhỏ đưa các dụng cụ phẫu thuật nhỏ vào trong khoang khớp để tiến hành loại bỏ các mảnh vụn, đồng thời phá vỡ các chất kết dính ngăn cản cử động bình thường của khớp, rửa khớp bằng nước muối sinh lý.
  • Phẫu thuật mở khớp. Nếu cơn đau hàm không được cải thiện khi điều trị bằng các phương pháp điều trị bảo tồn kể trên, phẫu thuật mở khớp sẽ được cân nhắc. Mục đích là để cắt bỏ bao hoạt dịch, nạo đĩa đệm, cắt dính hoặc thay thế khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật mở khớp có nhiều rủi ro, cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời thảo luận về các lợi ích và rủi ro trước khi lựa chọn một thủ thuật phù hợp trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm.

Phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm tiến triển nghiêm trọng hơn

Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Bạn có thể giảm triệu chứng và phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách:

  • Tránh lạm dụng cơ hàm. Ăn thức ăn mềm, cắt thức ăn thành nhiều miếng nhỏ; tránh ăn thức ăn dính hoặc dai; tránh nhai kẹo cao su. Tất cả những điều này sẽ giúp giảm áp lực lên cơ hàm.
  • Kéo giãn và xoa bóp. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể chỉ cho bạn cách thực hiện các bài tập kéo căng và tăng cường sức mạnh của cơ hàm cũng như cách tự xoa bóp để kéo giãn cơ.
  • Nhiệt hoặc lạnh. Chườm đá hoặc chườm nóng lên một bên mặt có thể giúp giảm đau.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm, cũng như các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường