Nhận biết Rối loạn cực khoái ở nữ giới

Cực khoái ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Về cường độ, tần suất và mức độ kích thích cần thiết để đạt được cực khoái. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng rối loạn cực khoái. Bao gồm thay đổi theo tuổi tác và các vấn đề bệnh lý, hay thuốc. Cùng tìm hiểu ở bài viết sau để hiểu rõ hơn về chứng rối loạn cực khoái ở nữ giới nhé!

1. Rối loạn cực khoái là gì?

Cực khoái là một cảm giác khoái cảm thể xác mãnh liệt và giải phóng căng thẳng. Kèm theo đó là những cơn co thắt tự động, nhịp nhàng của cơ sàn chậu. Tuy nhiên, mỗi người phụ nữ cảm nhận cực khoái một cách khác nhau.

Rối loạn cực khoái, tình trạng thường xuyên khó đạt cực khoái, ngay cả sau khi kích thích tình dục. Hầu hết phụ nữ cần một mức độ kích thích âm vật trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc không đạt được cực khoái có thể làm bạn đau khổ. Hơn nữa làm cản trở mối quan hệ của bạn với bạn tình. Khi tình trạng này xảy ra ở nữ, được gọi là rối loạn cực khoái ở phụ nữ.

2. Triệu chứng của Rối loạn cực khoái

Rối lọan cực khoái là khi bạn không thể đạt được cực khoái, hoặc cực khoái có thể đạt được tuy nhiên cần một khoảng thời gian dài cũng như cường độ kích thích nhiều hơn. Và tình trạng này làm bạn thấy khó chịu và không hài lòng. Có nhiều dạng của rối loạn cực khoái ở phụ nữ:

  • Rối loạn cực khoái nguyên phát. Bạn chưa bao giờ đạt cực khoái.

  • Rối loạn cực khoái mắc phải. Bạn đã từng đạt cực khoái, nhưng bây giờ gặp khó khăn khi đạt đến cao trào.

  • Rối loạn cực khoái tình huống. Bạn chỉ có thể đạt cực khoái trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn như khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc thủ dâm hoặc chỉ với một bạn tình nhất định.

  • Rối loạn cực khoái chung. Bạn không thể đạt cực khoái trong mọi tình huống hoặc với bất kỳ bạn tình nào.

Xem thêm: Giải đáp trạng thái cực khoái ở nam và nữ

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kì dấu hiệu hay lo ngại về khả năng đạt cực khoái của mình, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có nhiều rối loạn khác nhau liên quan đến cực khoái. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

4. Nguyên nhân của Rối loạn cực khoái là gì?

Cực khoái là phản ứng phức tạp với các yếu tố thể chất, cảm xúc và tâm lý khác nhau. Rối loạn trong bất kỳ yếu tố nào kể trên cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt cực khoái của bạn.

4.1. Nguyên nhân thực thể

  • Bệnh lý: Các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng và bệnh Parkinson có thể cản trở cực khoái.
  • Vấn đề phụ khoa: Phẫu thuật phụ khoa, chẳng hạn như phẫu thuật cắt tử cung hoặc có thể ảnh hưởng đến cực khoái.  
  • Thuốc: Nhiều loại thuốc có thể ức chế cực khoái, bao gồm thuốc huyết áp, thuốc chống loạn thần, thuốc chống dị ứng và thuốc chống trầm cảm.
  • Rượu và hút thuốc: Sử dụng quá nhiều rượu làm cản trở khả năng đạt cực khoái của bạn. Hút thuốc làm hạn chế lưu lượng máu đến cơ quan tình dục của bạn.
  • Sự lão hóa: Khi bạn già đi, những thay đổi bình thường trong giải phẫu, hormone, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục của bạn.
  • Các triệu chứng mãn kinh như đổ mồ hôi ban đêm và thay đổi tâm trạng cùng với nồng độ estrogen sụt giảm gây ra tác động tiêu cực đến tình dục. Tham khảo thêm bài viết: Tiền mãn kinh: Nỗi lo âu của người phụ nữ

4.2. Nguyên nhân tâm lý

  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm
  • Stress
  • Tôn giáo
  • Xấu hổ hoặc nhút nhát
  • Cảm giác tội lỗi về việc tận hưởng tình dục
  • Lạm dụng tình dục hoặc tình cảm trong quá khứ
  • Các vấn đề về mối quan hệ

5. Chẩn đoán Rối loạn cực khoái

Khi bạn gặp phải vấn đề về rối loạn cực khoái, cần đánh giá kỹ lưỡng nhiều vấn đề để tìm ra nguyên nhân và giúp quá trình điều trị được tốt nhất.

  • Tiền sử mắc bệnh lý. Tiền sử tình dục, tiền sử phẫu thuật và mối quan hệ hiện tại của bạn. Những câu hỏi này cung cấp thông tin để tìm nguyên nhân tình trạng bạn đang mắc phải.
  • Khám. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra nói chung để tìm kiếm các nguyên nhân thực thể của chứng rối loạn cực khoái. Chẳng hạn như bệnh lý bạn đang mắc phải.

6. Phương pháp điều trị

Điều trị rối loạn cực khoái phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Bao gồm thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lí và thuốc.

6.1. Thay đổi lối sống và liệu pháp tình dục

  • Hiểu hơn về cơ thể của bạn. Hiểu về giải phẫu cơ thể bạn, đâu là nơi bạn muốn được chạm vào và bằng cách nào có thể dẫn đến sự thỏa mãn tình dục tốt hơn.
  • Tự kích thích bằng tay hoặc máy rung có thể giúp bạn khám phá loại kích thích nào bạn cảm thấy tốt nhất. Xem thêm: Cách thủ dâm nữ để đạt được khoái cảm cao nhất.
  • Tăng kích thích tình dục. Phụ nữ chưa bao giờ đạt cực khoái có thể do không nhận được đủ kích thích tình dục. Hầu hết phụ nữ cần kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp của âm vật để đạt cực khoái.
  • Chuyển đổi tư thế tình dục. Có thể tạo ra nhiều kích thích âm vật trong quá trình thâm nhập âm đạo. Sử dụng máy rung hoặc tưởng tượng trong quan hệ tình dục cũng có thể giúp đạt cực khoái.  
  • Liệu pháp tình dục. Các chuyên gia trị liệu tình dục chuyên điều trị các mối quan tâm về tình dục. Trị liệu thường bao gồm giáo dục giới tính, kỹ năng giao tiếp và các bài tập về hành vi mà bạn và bạn tình có thể thử ở nhà.

6.2. Điều trị bằng thuốc

  • Điều trị các vấn đề nền tảng. Nếu một tình trạng bệnh đang cản trở khả năng đạt cực khoái của bạn, điều trị nguyên nhân có thể giải quyết vấn đề này.
  • Thay đổi các loại thuốc có tác dụng phụ là ức chế cực khoái cũng có thể loại bỏ các triệu chứng liên quan đến rối loạn cực khoái.
  • Liệu pháp estrogen cho phụ nữ mãn kinh. Nếu rối loạn cực khoái có liên quan đến các triệu chứng mãn kinh, liệu pháp estrogen toàn thân – bằng thuốc, miếng dán hoặc gel – có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng tình dục.
  • Liệu pháp estrogen cục bộ. Dưới dạng kem bôi âm đạo hoặc thuốc đặt trong âm đạo – có thể làm tăng lưu lượng máu đến âm đạo và giúp cải thiện hưng phấn tình dục.

Các rối loạn cực khoái ở phụ nữ ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, và đặc biệt là đời sống tình dục. Nếu bạn bị làm phiền bởi việc thiếu cực khoái hoặc cường độ cực khoái, hãy đến khám bác sĩ về rối loạn cực khoái này.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe