Hạ canxi máu ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết

Tình trạng hạ canxi máu ở trẻ em cần được các bậc phụ huynh quan tâm. Vì đây là tình trạng giảm canxi trong huyết tương, có thể gây ra các rối loạn và có xu hướng tăng theo thời gian. Bài viết sau đây, YouMed cung cấp những thông tin cơ bản của tình trạng này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Tầm quan trọng của canxi đối với sự phát triển của trẻ

Trước khi tìm hiểu tình trạng hạ canxi máu ở trẻ em, chúng ta cũng cần tìm hiểu tầm quan trọng của canxi đối với sự phát triển của trẻ như thế nào.

Canxi là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Chúng tham gia vào quá trình tạo xương và tạo kháng thể để bảo vệ trẻ.

Đồng thời canxi cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ em. Hàm lượng canxi cần được duy trì đầy đủ để đảm bảo quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Tham gia quá trình tạo xương

Canxi là khoáng chất chính tham gia quá trình tạo mô xương. Nó là yếu tố thiết yếu để hệ xương khỏe mạnh.

Cấu tạo xương gồm:

  • Các khoáng chất: 50-70%, chủ yếu là canxi hydroxyapatit.
  • Chất nền hữu cơ: 20-40%, chủ yếu là protein, sợi collagen và các yếu tố tăng trưởng.
  • Còn lại: nước và lipid là chủ yếu.

Phát triển xương

Quá trình phát triển xương đã được bắt đầu từ khi trẻ còn trong thai kỳ. Quá trình này vẫn tiếp tục cho đến khi sinh ra và duy trì đến khoảng 25 tuổi. Nhưng phát triển xương mạnh mẽ nhất là giai đoạn thơ ấu và thiếu niên.

Đa số các xương được hình thành từ sụn. Quá trình sụn chuyển hóa thành xương được gọi là “cốt hóa”. Để “cốt hóa” thì cần sự có mặt của canxi và các yếu tố vận chuyển: vitamin K2, osteocalcin, vitamin D… Khi cơ thể có đủ canxi, quá trình cốt hóa được bắt đầu, giúp xương dài và to ra.

Nếu không cung cấp đủ lượng canxi từ thực phẩm, cơ thể sẽ lấy canxi trực tiếp từ xương là nguồn canxi dồi dào. Từ đó đảm bảo duy trì các hoạt động khác cần canxi trong cơ thể.

Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, lâu dần xương có thể trở nên yếu và giòn hơn. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, lâu dài có thể gây loãng xương.

Do đó việc bổ sung canxi cho trẻ em đầy đủ trong những năm đầu là hết sức cần thiết. Hàm lượng canxi tối ưu là nền móng cho hệ xương khỏe mạnh khi trẻ trưởng thành.

Một số vai trò quan trọng khác

  • Tham gia vào quá trình co cơ, trong đó có cơ tim.
  • Tham gia quá trình đông máu.
  • Là chất truyền tin thứ hai dẫn truyền các xung động thần kinh.
  • Quá trình chuyển hóa các chất, tuyến cận giáp cần canxi để duy trì hoạt động sinh lý bình thường.
Hạ canxi máu ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết
Canxi là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển đầy đủ của trẻ

Hạ canxi máu ở trẻ em là gì?

Hạ canxi máu là tình trạng có mức canxi trong máu quá ít. Canxi không đủ để cung cấp cho các hoạt động cần canxi trong cơ thể.

Ở trẻ sơ sinh, một số nguyên nhân phổ biến của hạ canxi máu là: sinh non, nhiễm trùng hoặc có mẹ bị tiểu đường. Hạ canxi máu ở trẻ em có thể do thiếu vitamin D. Các nguyên nhân hiếm khác là suy cận giáp và nhược năng cận giáp giả, một rối loạn di truyền hiếm gặp.

Nguyên nhân trẻ bị hạ canxi máu

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hạ canxi máu ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.

  • Không cung cấp đủ canxi cho trẻ: từ khi còn trong thai kỳ hoặc khi sinh ra nhưng trẻ không được bổ sung đủ canxi sẽ dễ dẫn đến tình trạng hạ canxi máu ở trẻ.
  • Suy tuyến cận giáp: là một bệnh nội tiết có thể dẫn đến hạ canxi máu.
  • Thiếu vitamin D hoặc trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm giảm hấp thu vitamin D trong cơ thể dẫn đến hạ canxi máu.

Ngoài ra còn có thể do một vài nguyên nhân khác hiếm gặp như:

  • Nhiễm trùng huyết.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc.
  • Tăng lắng đọng canxi ngoài lòng mạch.

Triệu chứng hạ canxi máu ở trẻ em

Triệu chứng hạ canxi máu ở trẻ em tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng trẻ. Trẻ thiếu canxi có thể thấy dấu hiệu như:

  • Trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Có thể có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt. Cơn khóc kéo dài có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm.
  • Trẻ hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…
  • Trẻ còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống.
  • Trường hợp thiếu canxi nặng có thể có hiện tượng ngưng thở, tăng nhịp tim và có thể gây suy tim đe dọa tính mạng.
Hạ canxi máu ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết
Hạ canxi máu ở trẻ em có thể có biểu hiện là trẻ bị còi xương

Yếu tố giúp tăng hấp thu canxi cho trẻ

Để phòng ngừa hạ canxi máu ở trẻ em, thì cách tốt nhất là bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ. Ngoài ra, vấn đề hấp canxi của trẻ cũng cần được quan tâm.

Như đã đề cập ở phần trên, ngoài vai trò quan trọng của canxi thì vitamin D và vitamin K2 là hai thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ.

3 yếu tố trên giúp duy trì hệ xương chắc khỏe một cách tối ưu nhất. Do đó, để giúp tăng hấp thu canxi cho trẻ, cha mẹ cũng cần bổ sung vitamin D và vitamin K2.

Vitamin D

Cơ thể hấp thu canxi qua thức ăn từ dạ dày và ruột. Tại ruột, tỷ lệ hấp thu canxi sẽ phụ thuộc vào nồng độ vitamin D, cụ thể là vitamin D3 trong máu.

Thực tế, có rất ít loại thực phẩm có thành phần vitamin D tự nhiên. Nếu có thì hàm lượng của chúng cũng không cao. Nguồn vitamin D tự nhiên và dồi dào nhất là ánh nắng mặt trời.

Tắm nắng là một biện pháp hiệu quả để tăng cường tổng hợp vitamin D tự nhiên giúp trẻ hấp thu canxi tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý thời điểm tắm nắng, không nên cho trẻ tắm vào lúc nắng quá gắt vì có thể dẫn đến ung thư da.

Nói như vậy không có nghĩa là không cần bổ sung vitamin D qua thực phẩm. Cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin D đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm.

  • Các loại cá: cá hồi, cá trích, cá mòi.
  • Dầu gan cá.
  • Lòng đỏ trứng…
Hạ canxi máu ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết
Ba mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D

Vitamin K2

Canxi không thể đến xương nếu không có vitamin K2. Nếu không có sự trợ giúp của vitamin K2, canxi sẽ không hoạt động trong quá trình hình thành xương mới làm lắng đọng canxi ở thành mạch. Từ đó gây ảnh hưởng đến nhiều đến các cơ quan như tim, thận…

Vì vậy, việc bổ sung vitamin K2 cho trẻ cũng hết sức cần thiết. Vitamin K2 được tìm thấy trong thức ăn từ động vật và thực phẩm lên men như:

  • Đậu nành lên men.
  • Phô mai xanh.

Tuy nhiên hiện nay các thực phẩm này vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Cha mẹ có thể bổ sung ít vitamin K2 có trong

  • Thịt bò.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Sữa chua…

Trên thị trường hiện có các sản phẩm sữa có cả canxi và vitamin K2 với hàm lượng cao được ghi rõ trên thành phần nhãn. Cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn chúng để bổ sung lượng vitamin K2 cần thiết và đồng thời tăng sự hấp thụ canxi ở trẻ.

Trên đây là bài viết của YouMed về tình trạng hạ canxi máu ở trẻ em cũng như một số điều cha mẹ cần biết. Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã có kiến thức về tình trạng này cũng như cách phòng ngừa cho trẻ. Nếu còn lo lắng về tình trạng sức khỏe của con, cha mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Huyết áp 140/90 mmHg có cao không, nguy hiểm không và khi nào cần uống thuốc?
Huyết áp là một trong các chỉ số sức khỏe được nhiều người quan tâm. Tình trạng huyết áp cao hay huyết áp thấp là tùy người, tùy từng độ tuổi và có
Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn