Giải mã bình xịt giảm đau giúp cầu thủ hồi phục kì diệu

Bạn có bao giờ thắc mắc về loại bình xịt thần kỳ mà các nhân viên y tế thường sử dụng cho cầu thủ trên sân cỏ? Chúng chứa thành phần gì mà có thể giúp các cầu thủ bị va chạm đau lăn lộn trên sân ngay lập tức có thể tiếp tục thi đấu đầy sung sức? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để giải mã sự “kỳ diệu” của loại bình xịt này nhé.

Trong những trận bóng đá kịch tính, va chạm xảy ra là điều khó tránh khỏi. Sau va chạm các cầu thủ có thể bị chấn thương. Ngoài những cơn đau đớn lăn lộn mang tính “ăn vạ” để kéo dài thời gian hoặc để hưởng quả phạt thì có những va chạm gây chấn thương thật sự. Lúc này, các nhân viên y tế sẽ nhanh chóng chạy đến hỗ trợ.

Nếu những trường hợp va chạm dẫn đến vết thương sưng đau, bầm tím, không chảy máu, không gãy xương… ở mức độ cầu thủ vẫn có thể tiếp tục được thì nhân viên y tế sẽ dùng bình xịt lạnh giảm đau gây tê tại chỗ tức thì. Sau khi xịt thuốc vài phút, cầu thủ sẽ cảm thấy hết đau và tiếp tục tham gia thi đấu.

Giải mã bình xịt giảm đau giúp cầu thủ hồi phục kì diệu
Bình xịt có tác dụng nhanh chóng

Tác dụng kỳ diệu của bình xịt chủ yếu là do các thành phần gây tê làm lạnh. Các chất này thông thường là Etyl Clorua (C2H5Cl), còn gọi là Clo Etan và CO2 lạnh.

Etyl Clorua là chất có nhiệt độ sôi chỉ hơn 12°C. Khi phun lên chỗ bị thương và gặp nhiệt độ cơ thể khoảng 37°C, Etyl clorua sẽ sôi lên và bốc hơi ngay lập tức. Khi bốc hơi, nó sẽ kéo theo nhiệt mạnh, làm cho da bị đông lạnh cục bộ và tê cứng. Nhờ đó, dây thần kinh cảm giác sẽ không truyền được cảm giác đau lên não bộ nữa. Cầu thủ sẽ thấy hết đau chỉ sau vài giây. Khí CO2 lạnh cũng có chức năng gây tê giảm đau, làm mát vết thương.

Do khu vực bị đông cục bộ nên vết thương cũng không còn chảy máu nữa. Tuy nhiên, công dụng của bình xịt này này chỉ là ức chế cơn đau.

>> Các cầu thủ cũng như chúng ta đôi khi sẽ gặp phải các vết thương ngoài da. Tìm hiểu ngay cách xử trí vết thương ngoài da do bác sĩ hướng dẫn, tránh chủ quan gây hậu quả nghiêm trọng!

Nó không có tác dụng chữa trị làm lành vết thương. Vì vậy, sau khi kết thúc trận đấu, các cầu thủ bị chấn thương vẫn phải được kiểm tra lại. Nếu bị thương nặng thì cầu thủ phải rời sân bóng để các bác sĩ chữa trị.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gợi ý 5 món đồ chơi tình dục nữ phổ biến
Dụng cụ tình yêu hay đồ chơi tình dục (sextoys) là những sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ cho hoạt động tình dục ở cả nam và nữ. Mặc dù công dụng và
Hình ảnh tin tức Nhịp tim trên 100 có cao không, có nguy hiểm không?
Bạn nhận thấy tim đập nhanh mà không có lý do hoặc liên tục đo được chỉ số nhịp tim trên 100 trong nhiều lần. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lo
Hình ảnh tin tức Huyết áp 140/90 mmHg có cao không, nguy hiểm không và khi nào cần uống thuốc?
Huyết áp là một trong các chỉ số sức khỏe được nhiều người quan tâm. Tình trạng huyết áp cao hay huyết áp thấp là tùy người, tùy từng độ tuổi và có
Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có