Điều trị ung thư tuyến giáp và những thắc mắc thường gặp

Điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả là mong muốn của rất nhiều người bệnh hiện nay. Bệnh nhân và những người thân thường có rất nhiều thắc mắc về các phương pháp chữa bệnh, nơi điều trị tốt nhất và phác đồ điều trị hiệu quả để có thể kéo dài sự sống.

Cùng NT BacGiang đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé!

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không sẽ còn phụ thuộc vào kích thước, vị trí và khả năng di căn của khối u. Ung thư tuyến giáp có thể bắt đầu từ một khối u ác tính và nhanh chóng lây lan sang những vùng lân cận như cổ, thậm chí là đi theo dòng máu và đến xương, gan, phổi,…

Bệnh gây ra các triệu chứng như sưng đau cổ họng, khó khăn khi ăn uống, bị khàn giọng hay mất giọng, xuất hiện hạch hay u cục ở cổ. Nếu không điều trị ung thư tuyến giáp kịp thời, khối u sẽ di căn và trở nên nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Điều trị ung thư tuyến giáp và những thắc mắc thường gặp

Ung thư tuyến giáp có chữa được không?

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Nếu may mắn phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu, đặc biệt là khi khối u chưa di căn và sức khỏe bệnh nhân còn tốt thì khả năng điều trị dứt điểm là hoàn toàn có thể. Sau đây là một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định:

1/ Phẫu thuật

Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u, các lựa chọn phẫu thuật sẽ bao gồm:

  • Cắt thùy tuyến giáp: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một phần tuyến giáp có chứa tế bào ung thư, có thể là thùy trái hoặc thùy phải. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ, chưa lan rộng và di căn ra xa.
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp: Phẫu thuật này sẽ giúp loại bỏ nhiều phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải bổ sung hormone tuyến giáp qua đường uống hoặc tiêm.
  • Loại bỏ hạch bạch huyết: Nếu khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết gần cổ thì phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp được lựa chọn sẽ là phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư trên tuyến giáp hoặc các vùng lân cận như cổ.

Các biến chứng sau khi phẫu thuật tuyến giáp bao gồm: khàn giọng tạm thời, mất giọng vĩnh viễn, tổn thương tuyến cận giáp, nồng độ canxi trong cơ thể thấp, gây chảy máu hoặc nhiễm trùng vết mổ,…

2/ Liệu pháp hormone tuyến giáp

Sau khi phẫu thuật tuyến giáp, cơ thể sẽ không còn khả năng tạo ra hormone tuyến giáp tự nhiên. Vì vậy, bệnh nhân sẽ cần sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày để duy trì quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời làm giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi áp dụng phương pháp điều trị này là khiến bệnh nhân mắc cường giáp với biểu hiện sút cân nhanh, nhịp tim nhanh, đau tức ngực, tiêu chảy,… hay suy giáp làm người bệnh mệt mỏi, tăng cân, da niêm mạc khô,…

Điều trị ung thư tuyến giáp và những thắc mắc thường gặp

3/ Phóng xạ i-ốt

Phóng xạ i-ốt là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng cách dùng tia phóng xạ do i-ốt phát ra, nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Phương pháp điều trị này thường được đưa vào cơ thể dưới dạng viên nang hoặc chất lỏng, đảm bảo an toàn và không gây hại đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Những tác dụng phụ của phương pháp này gồm có thể khiến bệnh nhân buồn nôn ói mửa, đau sưng cổ, khô miệng, viêm tuyến nước bọt,…

4/ Xạ trị ung thư tuyến giáp

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn, thường chỉ được chỉ định trong các trường hợp khi ung thư tuyến giáp đã bước vào giai đoạn cuối, khối u đã di căn xa đến phổi, gan, xương,…

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia X có mức năng lượng cao nhất, chiếu trực tiếp vào một khu vực cơ thể nhất định nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư tồn tại ở đó. Tác dụng phụ của xạ trị là có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, buồn nôn, đỏ da, đau khi nói hoặc nuốt,…

5/ Hóa trị

Hóa trị để điều trị ung thư tuyến giáp là phương pháp sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau dưới dạng truyền qua tĩnh mạch, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng di căn ra xa hơn.

Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị gồm mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, rụng tóc, nhiễm trùng, tiêu chảy,… Thực tế, hóa trị thường không phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp nhưng đối với một vài trường hợp ung thư giai đoạn cuối thì bác sĩ có thể chỉ định xạ trị kết hợp hóa trị để kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Ung thư tuyến giáp di căn có chữa được không? Điều trị ung thư tuyến giáp di căn theo từng thể

Ung thư tuyến giáp di căn là giai đoạn cuối của bệnh khi khối u đã xâm lấn sang các bộ phận khác trên cơ thể như cổ, xương, phổi, gan,… Vậy ung thư tuyến giáp di căn có chữa được không? Câu trả lời là có.

Điều trị ung thư tuyến giáp di căn có thể sẽ khó khăn hơn, mất nhiều thời gian và công sức, nhưng không phải là không thể. Dựa vào từng thể ung thư tuyến giáp di căn mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị thích hợp, cụ thể như sau:

1/ Ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang

Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp có chứa khối u cũng như các hạch bạch huyết ở khoang cổ sẽ là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả đối với thể nhú và thể nang. Lúc này, khối u chưa có xu hướng di căn đi xa nên bác sĩ hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, cải thiện khả năng sống sót cho bệnh nhân và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị ung thư tuyến giáp và những thắc mắc thường gặp

2/ Ung thư tuyến giáp thể tủy

Đối với ung thư tuyến giáp thể tủy, bác sẽ sẽ cần tiến hành sàng lọc khối u, chẳng hạn như u pheochromocytoma và u tuyến cận giáp. Việc tầm soát u pheochromocytoma trước khi phẫu thuật là đặc biệt quan trọng, vì nếu chúng xuất hiện, việc gây mê và phẫu thuật có thể sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, loại bỏ các hạch bạch huyết ở vùng lân cận. Sau phẫu thuật, liệu pháp hormon tuyến giáp là cần thiết để đảm bảo bệnh nhân khỏe mạnh, nhưng nó không giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư. Ngoài ra, khi khối u đã lan rộng và xâm lấn ra nhiều nơi, phẫu thuật sẽ không thể loại bỏ tế bào ung thư hoàn toàn. Thay vào đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xạ trị.

3/ Ung thư tuyến giáp thể kém biệt hóa

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phóng xạ i-ốt sẽ kém hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể kém biệt hóa. Lúc này, phương pháp điều trị được lựa chọn nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân sẽ là xạ trị kết hợp với hóa trị.

Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất?

Bệnh nhân nào cũng mong muốn có thể chữa ung thư tuyến giáp hiệu quả và luôn thắc mắc điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất? Một vài địa chỉ điều trị ung thư tuyến giáp mà bạn có thể tham khảo như sau:

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện K Trung Ương
    • Địa chỉ:
    • Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
    • Cơ sở 3: Cơ sở Tân Triều, số 30 cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai.
    • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, P. Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
    • Địa chỉ: Số 01 Trần Hưng Đạo, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tại TP.HCM

  • Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
    • Cơ sở 1: Số 3 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM
    • Cơ sở 2: Số 6, Nguyễn Huy Lượng, phường 7, quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec.
    • Địa chỉ: Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe