Đau thắt ngực nguy cơ bệnh tim tiềm ẩn

Đau thắt ngực thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh về tim hoặc những bệnh tiềm ẩn khác trong cơ thể. Biết được những nguyên nhân của bệnh sẽ giúp bạn có những giải pháp kịp thời khắc phục, điều trị và phòng ngừa bệnh tiến triển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đau thắt ngực. Đồng thời phân biệt hai loại đau thắt ngực trái và phải do những nguyên nhân khác nhau.

Đau thắt ngực là gì?

Cơn đau thắt ngực xảy ra khi người bệnh cảm thấy đau thắt hoặc chèn ép vùng ngực.  Nguyên nhân thường do động mạch nuôi tim bị tắc nghẽn, hoặc lượng máu tới tim không đủ. Dẫn đến việc tim hoạt động trong điều kiện thiếu oxy, dễ xuất hiện các cơn đau thắt. Cơn đau tức ngực thường thoáng qua và biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên nó có thể là chỉ báo của một bệnh về tim tiềm ẩn. Bạn cần phải đến khám ở các trung tâm y tế để theo dõi chức năng tim kịp thời.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau thắt ngực: Những điều cần chuẩn bị trước khi khám

Đau thắt ngực nguy cơ bệnh tim tiềm ẩn

Đau thắt ngực nguy cơ bệnh tim tiềm ẩn

Yếu tố làm tăng nguy cơ đau thắt ngực

Bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây để có lối sống phù hợp phòng ngừa bệnh về tim, đặc biệt là đau thắt ngực:

  • Tuổi tác cao
  • Bệnh cao huyết áp
  • Nồng độ triglyceride hoặc cholesterol trong máu cao
  • Có người thân mắc các bệnh về mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim
  • Bị stress, dễ căng thẳng, gặp áp lực trong cuộc sống
  • Hút thuốc: việc hút thuốc trong thời gian dài sẽ làm phá hủy các động mạch trong cơ thể, làm xuất hiện các mảng xơ vữa do tích tụ cholesterol, dẫn đến tắc nghẽn động mạch

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau ngực: Triệu chứng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau thắt ngực nguy cơ bệnh tim tiềm ẩn

  • Béo phì
  • Đái tháo đường

Triệu chứng thường thấy của cơn đau thắt ngực

Những triệu chứng ban đầu thường là cảm giác nặng nề, chèn ép, đau và khó chịu vùng ngực. Cơn đau sẽ bắt đầu từ vùng sau xương ức, lan dần ra vai, cánh tay trái, cổ, cổ họng, hàm và tới lưng. Đôi khi bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng kèm theo như đổ mồ hôi, buồn nôn, kiệt sức, khó thở, choáng váng, ngất xỉu.

Những cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu tim đang không khỏe mạnh. Nếu không kịp thời chữa trị và điều chỉnh lối sống, bệnh sẽ tiến triển dễ dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm tính mạng.

Đàn ông thường cảm thấy đau ở ngực, cổ và vai. Phụ nữ đôi khi thấy khó chịu vùng bụng, cổ, hàm, cổ họng hoặc lưng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Nguyên nhân, nhận biết, phòng ngừa

Phân biệt đau thắt ngực trái và đau thắt ngực phải

Thông thường khi cơ tim bị thiếu máu cục bộ do tắc nghẽn động mạch vành, người bệnh sẽ thường cảm thấy đau ngực trái. Nhưng đôi lúc có những trường hợp lại đau tức ngực phải.

1. Đau thắt ngực trái

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau tức ngực trái, dựa vào mức độ xuất hiện, chúng được chia thành 2 loại:

  • Nguyên nhân phổ biến: Các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật…
  • Nguyên nhân ít phổ biến hơn nhưng nguy hiểm và đe dọa tính mạng: Nhồi máu cơ tim, phì đại cơ tim, hẹp van động mạch chủ, viêm màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi.

2. Đau thắt ngực phải

Ngoài các nguyên nhân tim mạch, đau tức ngực phải xảy ra có thể do những nguyên nhân sau:

  • Rối loạn cơ ngực: tổn thương cơ vùng ngực do căng thẳng hoặc làm việc sai tư thế
  • Đau thần kinh liên sườn
  • Đau xương ngực phải khi hít vào: do bất thường cơ thành ngực hoặc bất thường ở xương sườn

Đau thắt ngực nguy cơ bệnh tim tiềm ẩn

  • Các bệnh về tiêu hóa: viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản
  • Các bệnh lý đường hô hấp: hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, COPD. Triệu chứng xảy ra thường là đau tức ngực phải kèm khó thở

Điều trị đau thắt ngực

Phụ thuộc vào mức độ tổn thương tim, bác sĩ sẽ cân nhắc chế độ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Với những người có cơn đau ở mức độ nhẹ, thì điều chỉnh lối sống và dùng thuốc sẽ giúp cải thiện tuần hoàn và kiểm soát triệu chứng.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để:

  • Làm dãn mạch máu, tăng lượng máu tới tim
  • Giảm nhịp tim để giảm cường độ làm việc của tim
  • Ngăn cục máu đông hình thành

Nếu biện pháp dùng thuốc vẫn không khắc phục được các triệu chứng, bạn có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật để lưu thông các động mạch bị tắc nghẽn:

  • Đặt stent: một ống stent nhỏ làm bằng kim loại được đặt trong động mạch để nong rộng thành động mạch. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu. Các thủ thuật sẽ kéo dài trong 2 giờ. Bạn sẽ ở lại phòng chăm sóc một đêm trước khi được xuất viện.

Đau thắt ngực nguy cơ bệnh tim tiềm ẩn

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch (CABG): những mạch máu bị tắc nghẽn sẽ được thay thế bởi những động mạch khỏe mạnh trong cơ thể. Các chỉ số nhịp tim, huyết áp và nồng độ oxy trong máu sẽ được bác sĩ và y tá theo dõi cẩn thận trong 2 ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Sau đó bạn sẽ được chuyển đến phòng bệnh thường để hồi phục. Bạn sẽ được theo dõi tại bệnh viện 1 tuần trước khi xuất viện.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh mạch vành: Bệnh lý tim mạch nguy hiểm hàng đầu

Lối sống lành mạnh – hạn chế diễn tiến đau thắt ngực

Xây dựng một lối sống lành mạnh chính là việc đầu tiên cần làm để bảo vệ trái tim và ngăn ngừa các bệnh về tim:

  • Ngưng hút thuốc
  • Thiết lập một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh để giảm huyết áp và giảm cholesterol. Ăn nhiều rau quả, trái cây, ngũ cốc, cá, thịt thăn. Hạn chế chất béo, muối và đường.
  • Tập yoga, thiền và tập hít thở sâu để thư giãn

Đau thắt ngực nguy cơ bệnh tim tiềm ẩn

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Nếu bạn đang thừa cân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ giảm cân phù hợp

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hội chứng mạch vành cấp: Mối hiểm họa hàng đầu!

Đau thắt ngực làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, dễ tiến triển thành cơn đau tim. Bệnh có thể chữa trị được nếu theo dõi thường xuyên và chọn lựa phương pháp điều trị đúng đắn. Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ trái tim của bạn và phòng ngừa các bệnh về tim.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường