Đái dầm ở trẻ em: Nguyên nhân và phương pháp điều trị dứt điểm

Bạn đã quá bế tắc với việc con mình ướt sũng đáy quần sau một đêm dài phải không nào? Nhưng đừng tuyệt vọng. Đái dầm chỉ là hiện tượng bình thường trong sự phát triển của trẻ. Hãy cùng YouMed tìm hiểu tất tần tật về bệnh đái dầm ở trẻ và các cách chữa trị bạn nhé!

Đái dầm có phổ biến không?

Đái dầm khá phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ tè dầm khi 5 tuổi và có đến 10% trẻ vẫn còn khi lên 7 tuổi. Ở những độ tuổi lớn hơn, tỉ lệ này giảm chỉ còn từ 1% đến 3%. Điều thú vị là, bé trai có tỷ lệ tè dầm cao gấp 2 lần bé gái.

Đái dầm ở trẻ em: Nguyên nhân và phương pháp điều trị dứt điểm
Đái dầm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ

Có 2 loại đái dầm, đó là:

  • Đái dầm nguyên phát: trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu và thường tè dầm về đêm;
  • Đái dầm thứ phát: trẻ đã không còn tè dầm ít nhất 6 tháng nhưng bây giờ bị lại.

Trong đó, đái dầm nguyên phát thường gặp nhiều hơn. Đái dầm thứ phát ít gặp nhưng thường xảy ra ở trẻ lớn tuổi và nên được đưa đi khám bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe như: nhiễm trùng tiểu, vấn đề thần kinh, căng thẳng,…

Nguyên nhân trẻ đái dầm ban đêm

Nguyên nhân

Mặc dù nguyên nhân tại vẫn chưa được biết rõ, người ta cho rằng đây là do sự chậm phát triển của ít nhất một trong ba yếu tố sau:

  • Bàng quang: bàng quang đầy nước tiểu khi ngủ;
  • Thận: sản xuất nhiều nước tiểu trong đêm;
  • Não: khó thức dậy khi đang ngủ.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, sự liên kết giữa não bộ và bàng quang chưa được hình thành đầy đủ. Do đó, bàng quang sẽ thải nước tiểu bất cứ khi nào bị đầy. Khi trẻ lớn hơn, sự liên kết này phát triển, giúp não bộ kiểm soát bàng quang tốt hơn. Chính vì vậy mà tè dầm sẽ giảm dần theo lứa tuổi.

Bên cạnh đó, não bộ kiểm soát bàng quang dễ hơn vào ban ngày và phải mất nhiều thời gian sau mới có thể kiểm soát vào ban đêm. Do đó, trẻ thường bị đái dầm vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.

Những yếu tố nguy cơ

  • Di truyền: nếu cha/mẹ sau 5 tuổi vẫn tè dầm thì khoảng 40% trẻ sẽ bị tương tự. Nếu cả cha và mẹ đều tè dầm khi còn nhỏ thì tỉ lệ này lên đến 70%.
  • Căng thẳng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đái dầm thứ phát. Điều trị căng thẳng có thể loại bỏ được trẻ tè dầm.
  • Ngủ sâu: đây có thể là một phần của sự phát triển bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, cũng có thể do trẻ ngủ quá ít giờ, chất lượng giấc ngủ kém.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Trong một số ít trường hợp, đái dầm xảy ra do trẻ bị ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy.
  • Táo bón: Bàng quang và ruột nằm rất gần nhau. Táo bón có thể kích thích bàng quang, làm mất kiểm soát bàng quang. Ở những trường hợp này, điều trị táo bón là bước đầu tiên trong điều trị trẻ tè dầm.
  • Bệnh lý thận, bàng quang: những trường hợp này trẻ thường đái dầm cả ban ngày và ban đêm. Đồng thời trẻ có thể có thêm các triệu chứng khác như: đau khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt.
  • Bệnh thần kinh: Nếu như con bạn có các triệu chứng khác như tê, đau ở chân, yếu chân, thì cần xem xét các vấn đề về cột sống. Tuy nhiên, đây là một nguyên nhân rất hiếm gặp của đái dầm.
  • Thuốc: một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ tè dầm ở trẻ.
  • Những bệnh lý khác: tiểu đường, tăng động, giảm chú ý cũng có thể gây đái dầm ở trẻ em.

Đái dầm sẽ tác động đến trẻ và gia đình như thế nào?

Đái dầm có thể tác động đến cảm xúc của cả trẻ và bố mẹ.

Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, lo lắng hoặc tự ti. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, cũng như việc học của bé. Trẻ hay đái dầm có thể ngại đi chơi xa, không dám ngủ ở nhà bạn. Thậm chí, anh chị em của bé có thể phải ngủ riêng. Bố mẹ ngày nào cũng phải lau chùi phòng, giường nệm và quần áo bé.

Điều rất quan trọng cần nhớ là, đây không phải là lỗi của con bạn. Trẻ không thể kiểm soát được việc này. Bố mẹ và bạn bè không nên xấu hổ, trêu chọc hay la mắng bé. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể thử các cách sau để giúp đỡ trẻ.

Đái dầm ở trẻ em: Nguyên nhân và phương pháp điều trị dứt điểm
Hãy nhớ, đây không phải là lỗi của con bạn

Cách trị đái dầm

Việc điều trị đái dầm ở trẻ em còn phụ thuộc vào nguyên nhân của nó. Tuy nhiên, hãy thử những cách dưới đây để giúp trẻ giảm hoặc ngừng tè dầm nhé.

Chuông báo động đi tiểu

Nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa số trẻ sử dụng chuông báo đi tiểu sẽ giúp trẻ hạn chế đái dầm sau một vài tuần.

Chuông sẽ báo động hoặc rung khi đồ lót của trẻ bị ướt. Theo thời gian, não bộ sẽ được huấn luyện khi nào trẻ cần đi tiểu. Phương pháp này cần có sự tham gia tích cực của bố mẹ để đảm bảo trẻ tỉnh giấc hoàn toàn và đi vệ sinh khi chuông báo kêu.

Thuốc

Thuốc được dùng đầu tiên là Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tiết nước tiểu, tránh tè dầm ban đêm.

Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinine. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu tốt hơn và giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.

Tóm lại, đái dầm là một triệu chứng khá thường gặp ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy quan tâm, thông cảm và một kiên trì để giúp cho con bạn vượt qua khó khăn này trong những năm đầu đời nhé. Hãy luôn cho trẻ thấy, chúng luôn được yêu thương và ủng hộ.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gợi ý 5 món đồ chơi tình dục nữ phổ biến
Dụng cụ tình yêu hay đồ chơi tình dục (sextoys) là những sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ cho hoạt động tình dục ở cả nam và nữ. Mặc dù công dụng và
Hình ảnh tin tức Nhịp tim trên 100 có cao không, có nguy hiểm không?
Bạn nhận thấy tim đập nhanh mà không có lý do hoặc liên tục đo được chỉ số nhịp tim trên 100 trong nhiều lần. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lo
Hình ảnh tin tức Huyết áp 140/90 mmHg có cao không, nguy hiểm không và khi nào cần uống thuốc?
Huyết áp là một trong các chỉ số sức khỏe được nhiều người quan tâm. Tình trạng huyết áp cao hay huyết áp thấp là tùy người, tùy từng độ tuổi và có
Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có