Câu trả lời về việc ung thư bàng quang có chữa được không

Ung thư bàng quang là một trong 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Ung thư bàng quang có chữa được không là một trong những câu hỏi thường gặp nhất mà bất cứ ai có người thân hoặc bản thân mắc bệnh hay có nguy cơ mắc bệnh đặt ra. Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được YouMed giải đáp ngay sau đây!

Dấu hiệu ung thư bàng quang

Để trả lời cho câu hỏi ung thư bàng quang có chữa được không, đầu tiên cần nắm các dấu hiệu nhận biết một người mắc ung thư bàng quang!

Dấu hiệu ung thư bàng quang: tiểu ra máu

Câu trả lời về việc ung thư bàng quang có chữa được không
Đi tiểu ra máu là triệu chứng thường gặp nhất

Máu trong nước tiểu (nhìn thấy bằng mắt thường hoặc qua xét nghiệm nước tiểu) là một dấu hiệu bất thường. Nước tiểu có thể sẫm màu hơn bình thường, hơi nâu, hoặc đôi khi là đỏ tươi. Tuy nhiên, dấu hiệu này không đặc hiệu cho ung thư bàng quang. Một số nguyên nhân khác có thể gây tình trạng máu xuất hiện trong nước tiểu bao gồm: tập thể thao, chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, bất thường chức năng thận, do thuốc chống đông, v.v.

Dấu hiệu ung thư bàng quang: thay đổi thói quen đi tiểu

  • Cảm giác mót tiểu nhưng lượng nước tiểu ra rất ít hoặc không có.
  • Tiểu gấp
  • Tiểu không tự chủ
  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường
  • Tiểu đau, gắt, buốt
  • Tiểu khó, tiểu phải rặn

Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi bàng quang cũng có thể gây nên các triệu chứng tương tự

Dấu hiệu ung thư bàng quang: các dấu hiệu khác

Đau lưng dưới, đau vùng bụng dưới cũng là các biểu hiện thường gặp.

Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau nhức xương là các dấu hiệu cảnh báo bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng.

Chẩn đoán ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang được chẩn đoán bằng những phương pháp nào để rút ra kết luận “ung thư bàng quang có chữa được không“?

Bác sĩ có thể chẩn đoán khối u bàng quang bằng một hoặc nhiều phương pháp sau:

Phân tích nước tiểu

Câu trả lời về việc ung thư bàng quang có chữa được không
Phân tích nước tiểu được chỉ định để tìm tế bào ung thư

Xét nghiệm các chỉ số sinh hóa, tìm hồng cầu, bạch cầu, tìm tế bào ung thư trong nước tiểu.

Kiểm tra trực tiếp

Bác sĩ sẽ đưa ngón tay đeo găng vào âm đạo hoặc trực tràng để tìm khối u. Đồng thời xác định mức độ xâm lấn của khối u vào thời điểm thăm khám.

Nội soi bàng quang

Các bác sĩ đưa vào bàng quang một ống hẹp có gắn camera nhỏ qua niệu đạo. Sau đó sẽ quan sát bên trong bàng quang, có thể sinh thiết một mẩu mô nhỏ để phân tích giải phẫu bệnh và chẩn đoán ung thư.

Chụp CT bụng – chậu

Chụp cắt lớp vi tính để quan sát tình trạng thành bàng quang và các mô xung quanh nó.

Chụp X-quang

Thuốc cản quang được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Sau đó đợi một thời gian cho thuốc thải trừ qua thận và đến bàng quang. Khi đó chụp Xquang để ghi nhận hình ảnh bất thường chính xác tại bàng quang.

Ung thư bàng quang có chữa được không?

Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp miễn dịch là 4 phương pháp điều trị chính được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang. Tùy vào giai đoạn ung thư, tuổi, thể trạng của bệnh nhân mà sự lựa chọn phương pháp sẽ khác nhau, đồng thời tiên lượng sống và khả năng chữa khỏi cũng không giống nhau.

Vậy, ung thư bàng quang có chữa được không? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi, thể trạng của bệnh nhân!

Điều trị cho giai đoạn 0 và giai đoạn 1

Phương pháp điều trị cho các giai đoạn này có thể bao gồm phẫu thuật loại bỏ khối u. Hoặc hóa trị liệu và liệu pháp miễn dịch (sử dụng thuốc kích thích hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư).

Điều trị cho giai đoạn 2 và giai đoạn 3

Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Cắt bỏ toàn bộ bàng quang:

Đây là phương pháp cắt bỏ khối u triệt để. Sau đó sẽ tiến hành phẫu thuật tạo hình bàng quang (thường là sử dụng một đoạn ruột làm bàng quang mới) hoặc mở thận ra da. Từ đó thiết lập một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp miễn dịch: 

  • Được thực hiện để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.
  • Là phương pháp chính để điều trị ung thư khi bệnh nhân không có đủ khả năng vượt qua các cuộc phẫu thuật lớn.
  • Được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư sau khi phẫu thuật còn sót lại.
  • Ngăn ngừa ung thư tái phát.

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 4

Điều trị khối u bàng quang giai đoạn 4 có thể bao gồm:

Hóa trị mà không cần phẫu thuật:

Nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Cắt bỏ khối u tận gốc và loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận:

Cắt bỏ toàn bộ bàng quang và các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó phẫu thuật tạo đường tiểu mới dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Hóa trị, xạ trị và liệu pháp miễn dịch sau phẫu thuật:

Nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Đồng thời làm giảm triệu chứng và kéo dài tuổi thọ.

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư bàng quang

Triển vọng của bệnh nhân phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn ung thư tại thời điểm chẩn đoán bệnh. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm theo từng giai đoạn như sau:

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn 0: 98%

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư giai đoạn 1: 88%

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư giai đoạn 2: 63%

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư giai đoạn 3: 46%

Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư giai đoạn 4: 15%

Tỷ lệ sống nói trên chỉ là những con số trung bình, tương đối. Tỷ lệ đó không dự đoán chính xác khả năng điều trị thành công và thời gian sống của bệnh nhân. Hãy trao đổi với các bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ung thư bàng quang có chữa được không là câu hỏi rất thường gặp. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi, thể trạng bệnh nhân mà tiên lượng bệnh sẽ khác nhau. Duy trì thói quen sống lành mạnh, tránh xa khói thuốc lá, uống đủ nước, tăng cường vận động là những biện pháp đơn giản mà hữu ích giúp phòng ngừa  bất cứ căn bệnh nào. Hãy luôn chú ý theo dõi sức khỏe và liên hệ cho bác sĩ khi có thắc mắc nhé!

Ths. Bs CKI. Trần Quốc Phong

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính