Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?

Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính hay các bệnh về mạch máu khác. Trong một số

Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính hay các bệnh về mạch máu khác. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân vì phải dùng quá nhiều loại thuốc nên thắc mắc không biết thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không? Cùng Nhà thuốc Bắc Giang đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Bạn có thể cần dùng thuốc để hạ huyết áp nếu thay đổi lối sống không đủ để đưa huyết áp về mức mục tiêu. Vậy, huyết áp 140 90 có phải uống thuốc không? Việc có nên dùng thuốc hay không còn phụ thuộc vào chỉ số huyết áp, tình trạng sức khỏe tổng thể và nguy cơ phát triển các vấn đề như đau tim hoặc đột quỵ. Bác sĩ sẽ xem xét và quyết định có nên kê đơn thuốc hay không.

Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?

Cụ thể như sau:

  • Nếu huyết áp của bạn từ 140/90mmHg trở lên, có sức khỏe tổng thể tốt, nguy cơ bị đau tim và đột quỵ nói chung là thấp, thì việc thay đổi lối sống có thể là đủ mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu huyết áp luôn cao hơn 140/90mmHg và nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cao hơn, chẳng hạn như nếu bạn thừa cân hoặc mắc bệnh tiểu đường, thì bác sĩ có thể chỉ định bắt đầu dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống.
  • Nếu huyết áp của bạn luôn trên 160/100mmHg thì nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng sẽ cao hơn, bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc, cũng như trao đổi về những thay đổi trong lối sống buộc phải áp dụng để kiểm soát huyết áp.

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc có tiền sử đột quỵ cao hơn, thuốc có thể được bắt đầu sử dụng khi chỉ số huyết áp thấp hơn. Mục tiêu huyết áp được sử dụng phổ biến nhất cho những người mắc các vấn đề sức khỏe này là dưới 130/80mmHg.

Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?

Việc được chỉ định dùng nhiều loại thuốc huyết áp cùng lúc là khá phổ biến vì mỗi loại thuốc có tác dụng kiểm soát huyết áp theo những cách khác nhau. Điều này khiến nhiều người bệnh không biết thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không? Câu trả lời là ĐƯỢC nhưng tùy vào thời gian bán thải của từng loại thuốc và chỉ định của bác sĩ.

Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?

Thời gian bán thải của thuốc sẽ quyết định đến số lần uống thuốc đó trong ngày. Nếu thời gian bán thải của thuốc càng ngắn thì số lần uống thuốc sẽ càng nhiều và ngược lại nếu thời gian bán thải càng dài thì số lần uống thuốc càng ít. Vì vậy, một số loại thuốc chỉ cần uống với liều dùng 1 lần/ngày, nhưng vẫn có một số thuốc huyết áp sẽ được chỉ định uống 2-3 lần/ngày hoặc hơn tùy trường hợp cụ thể.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định uống 2 viên/ngày chia 2 lần uống hoặc 3 viên/ngày chia 3 lần uống (đối với thuốc tác dụng ngắn) hoặc 1 viên/ngày (đối với thuốc tác dụng kéo dài).

Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không? Liều dùng thông thường của một số loại thuốc huyết áp phổ biến cụ thể như sau:

Nhóm thuốc Tên thuốc Phạm vi liều thông thường (mg/ngày) Tần suất thông thường (lần/ngày)
Thuốc lợi tiểu thiazide clorothiazide 125–500 1–2
clothalidone 12,5–25 1
hydrochlorothiazide 12,5–50 1
polythiazide 2–4 1
indapamid 1,25–2,5 1
metolazone (Mykrox) 0,5–1,0 1
metolazone (Zaroxolyn) 2,5–5 1
Thuốc lợi tiểu giữ kali amiloride 5–10 1–2
triamterene 50–100 1–2
Thuốc lợi tiểu quai bumetanide 0,5–2 2
furosemide 20–80 2
torsemide 2,5–10 1
Thuốc chẹn beta atenolol 25–100 1
betaxolol 5–20 1
bisoprolol 2,5–10 1
metoprolol 50–100 1–2
metoprolol phóng thích kéo dài 50–100 1
nadolol 40–120 1
propranolol 40–160 2
propranolol tác dụng kéo dài 60–180 1
timolol 20–40 2
Thuốc chẹn beta có hoạt tính giao cảm nội tại acebutolol 200–800 2
penbutolol 10–40 1
pindolol 10–40 2
Kết hợp thuốc chẹn alpha và thuốc chẹn beta carvedilol 12,5–50 2
labetalol 200–800 2
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) benazepril 10–40 1
captopril 25–100 2
enalapril 5–40 1–2
fosinopril 10–40 1
lisinopril 10–40 1
moexipril 7,5–30 1
perindopril 4–8 1
quinapril 10–80 1
ramipril 2,5–20 1
trandolapril 1–4 1
Thuốc đối kháng angiotensin II (ARB) candesartan 8–32 1
eprosartan 400–800 1–2
irbesartan 150–300 1
losartan 25–100 1–2
olmesartan 20–40 1
telmisartan 20–80 1
valsartan 80–320 1–2
Thuốc chẹn kênh canxi (CCB) diltiazem phóng thích kéo dài (Cardizem CD, Dilacor XR, Tiazac) 180–420 1
diltiazem phóng thích kéo dài (Cardizem LA) 120–540 1
verapamil tác dụng nhanh (Calan, Isoptin) 80–320 2
verapamil tác dụng kéo dài (Calan SR, Isoptin SR) 120–480 1–2
verapamil (Coer, Covera HS, Verelan PM) 120–360 1
amlodipin 2,5–10 1
felodipin 2,5–20 1
isradipin 2,5–10 2
nicardipine phóng thích kéo dài (Cardene SR) 60–120 2
nifedipine tác dụng kéo dài (Adalat CC, Procardia XL) 30–60 1
nisoldipin 10–40 1
Thuốc chẹn alpha-1 doxazosin 1–16 1
prazosin 2–20 2–3
terazosin 1–20 1–2
Thuốc chủ vận alpha-2 trung ương và các thuốc tác dụng trung ương khác clonidine 0,1–0,8 2
miếng dán clonidine 0,1–0,3 1 tuần
methyldopa 250–1.000 2
reserpin 0,1–0,25 1
guanfacine 0,5–2 1
Thuốc giãn mạch trực tiếp hydralazine 25–100 2
minoxidil 2,5–80 1–2
Lưu ý rằng liều lượng và tần suất dùng thuốc được liệt kê trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định tăng/giảm liều hoặc tăng/giảm tần suất dùng thuốc tùy từng trường hợp cụ thể.

Nếu thắc mắc thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không thì ở một số bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc một lần mỗi ngày, tác dụng kiểm soát huyết áp có thể giảm dần vào cuối khoảng thời gian dùng thuốc. Vì vậy, nên đo huyết áp ngay trước khi dùng thuốc để xác định xem có đạt được mức kiểm soát huyết áp mong muốn hay không. Sau đó, hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng liều lượng hoặc tần suất dùng thuốc lên 2 lần/ngày có nên hay không.

Một số lưu ý khác khi dùng thuốc huyết áp

Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?

  • Dùng thuốc huyết áp liên tục, suốt đời. Nếu bạn bắt đầu dùng thuốc điều trị huyết áp cao, bạn sẽ cần phải dùng thuốc trong thời gian dài, thậm chí là suốt đời để có thể kiểm soát tốt huyết áp và sống lâu hơn. Ngay cả khi huyết áp đã hạ xuống mức mục tiêu, người bệnh vẫn phải tuân thủ nguyên tắc điều trị liên tục. Nếu huyết áp được kiểm soát tốt trong vài năm, bạn có thể dùng liều thấp hơn hoặc ngừng dùng thuốc hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này sẽ cần sự chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng thuốc đúng giờ mỗi ngày. Tập thói quen dùng tất cả các loại thuốc huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày để giúp bạn nhớ uống thuốc và hạn chế nguy cơ bỏ quên liều. Uống thuốc đúng giờ, không nên nhớ lúc nào uống lúc nấy, uống thuốc thất thường sẽ khiến huyết áp cao không được kiểm soát, dễ gây đột quỵ.
  • Dùng thuốc đủ liều lượng và tần suất được chỉ định. Đối với thuốc dùng một lần trong ngày, cần uống vào 1 giờ cố định. Đối với thuốc uống 2 lần trong ngày, cần chia đều trong 24 giờ (tức là cứ 12 giờ uống thuốc một lần). Nếu uống thuốc lần đầu tiên trong ngày vào 8 giờ sáng thì uống lần 2 sẽ vào 8 giờ tối. Tuân thủ liều lượng và tần suất dùng thuốc được chỉ định để đảm bảo thuốc có hiệu quả kiểm soát huyết áp tốt nhất.
  • Không tự ý giảm liều hay ngừng dùng thuốc. Khi thấy huyết áp ổn định, cảm thấy khỏe hơn và vì sợ gặp phải tác dụng phụ nên một số người bệnh tự ý giảm liều (uống thuốc cách ngày hoặc chia đôi viên thuốc để uống) hoặc thậm chí là ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này hết sức nguy hiểm vì làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ để kiểm soát huyết áp. Hậu quả dẫn đến là huyết áp nhanh chóng tăng trở lại, tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong.
  • Không tự ý tăng liều thuốc. Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không? Một số bệnh nhân được chỉ định chỉ dùng thuốc một lần/ngày nhưng vì không biết tại sao uống thuốc rồi mà huyết áp vẫn tăng nên tự ý tăng liều lên uống 2 lần/ngày. Khi dùng quá liều có thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí gây trụy mạch, tử vong…
  • Xử trí khi quên liều. Quên uống thuốc huyết áp 1 ngày có sao không? Nếu bạn bỏ lỡ một liều, đừng dùng 2 viên cùng nhau. Điều quan trọng là không dùng quá nhiều thuốc huyết áp cùng một lúc vì huyết áp của bạn có thể giảm quá thấp. Nếu bạn quên uống một viên, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi đã gần đến liều tiếp theo, trong trường hợp đó, chỉ cần uống một viên rồi tiếp tục dùng thuốc như bình thường theo kế hoạch.
  • Lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc. Thuốc huyết áp có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng hầu hết trường hợp đều không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Hãy báo cho bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt nếu bạn gặp phải tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ đang gây ra vấn đề sức khỏe làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong hầu hết các trường hợp, việc thay đổi liều lượng thuốc hoặc thời điểm dùng thuốc có thể giúp giảm tác dụng phụ nhưng cần phải được bác sĩ chỉ định.
  • Trao đổi với bác sĩ điều trị. Hãy cho bác sĩ điều trị biết về tất cả các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng. Một số loại có thể gây tác dụng phụ là làm tăng huyết áp và/hoặc cản trở hiệu quả của thuốc huyết áp.
  • Đo huyết áp và thăm khám sức khỏe định kỳ. Thăm khám sức khỏe định kỳ và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, điều chỉnh thuốc và liều kịp thời nếu cần. Đồng thời, theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà thường xuyên.
  • Kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh. Giảm huyết áp bằng lối sống lành mạnh đồng nghĩa là bạn có thể ít phụ thuộc vào thuốc hơn. Một lối sống lành mạnh cũng có thể giúp thuốc huyết áp hoạt động tốt hơn. Chúng bao gồm: ăn nhạt, ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, giảm stress, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tập thể dục vừa sức và duy trì cân nặng phù hợp.
  • Bạn có thể quan tâm:

    Tóm lại, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần uống bao nhiêu viên thuốc huyết áp mỗi ngày, thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không, cũng như bất kỳ điều gì khác mà bạn còn thắc mắc trong quá trình điều trị. Chẳng hạn như: liệu bạn có thể dùng chúng vào một thời điểm cụ thể trong ngày hay không, liệu bạn có thể dùng chúng cùng với thức ăn hay không và liệu bạn có thể dùng tất cả các loại thuốc của mình cùng nhau hay không. Điều bạn cần làm duy nhất là trao đổi và tuân thủ theo chỉ định điều trị từ bác sĩ.

    Đọc bài gốc tại đây.
    Ý kiến

    Hãy là người đầu tiên
    bình luận trong bài

    Tin tức mới nhất

    Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
    Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
    Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
    “Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
    Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
    Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
    Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
    Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
    Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
    Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe