Cách dễ dàng phân độ bướu giáp dành cho người mắc bệnh

Bướu giáp là một bệnh lý phổ biến tại tuyến giáp. Có rất nhiều loại bướu giáp với nhiều kích thước khác nhau. Vậy, phân độ bướu giáp như thế nào là chính xác? Qua bài viết này, YouMed sẽ cho bạn thấy cái nhìn tổng quan về vấn đề trên.

Bướu giáp là gì?

Bướu giáp là kích thước tuyến giáp lớn lên một cách không bình thường. Một số bệnh nhân có thể sờ thấy được nhân giáp trong tuyến. Ngoài sự phát triển về kích thước, đa số bệnh nhân mắc bướu giáp đều có thay đổi về chức năng tuyến giáp. Hormone giáp T3 và T4 cùng hormone tuyến yên TSH đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chức năng tuyến giáp.

  • Khi TSH giảm và lượng T3, T4 tăng sẽ gây các triệu chứng cường giáp.
  • Khi TSH tăng và lượng T3, T4 giảm sẽ gây các triệu chứng suy giáp.

    Cách dễ dàng phân độ bướu giáp dành cho người mắc bệnh
    TSH là xét nghiệm chức năng tuyến tuyến giáp quan trọng.

Qua đó, trước khi phân độ bướu giáp chúng ta cùng tìm hiểu qua các triệu chứng của bướu giáp.

Triệu chứng của bướu giáp

Triệu chứng bướu giáp rất đa dạng từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng. Triệu chứng có thể ảnh hưởng lên rất nhiều cơ quan trong cơ thể tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh. Nhìn chung triệu chứng bướu giáp được chia thành 3 nhóm sau:

Triệu chứng cường giáp

Cường giáp là khi hormone giáp tăng quá mức đồng thời làm tăng hoạt động của các cơ quan. Những cơ quan bị ảnh hưởng bởi cường giáp là:

  • Tim mạch: tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Thần kinh: lo lắng quá mức, kích thích.
  • Tiêu hóa: tiêu chảy, sụt cân.
  • Các triệu chứng khác: kinh mau ở phụ nữ, rối loạn cương ở đàn ông.
  • Nặng nề hơn là triệu chứng của cơn bão giáp làm suy đa tạng như suy tim, suy gan,…

Triệu chứng suy giáp

Suy giáp là khi hormone giáp giảm quá mức làm giảm hoạt động của các cơ quan. Do đó, các triệu chứng của suy giáp ngược lại với cường giáp:

  • Tim mạch: mạch chậm, mau mệt.
  • Thần kinh: ít tiếp xúc, ít năng nổ, trầm cảm.
  • Tiêu hóa: tăng cân, táo bón.
  • Các triệu chứng khác: da khô, sợ lạnh, kinh nguyệt không đều.
  • Nguy hiểm là cơn suy giáp cấp làm suy sụp toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, biểu hiện như hạ thân nhiệt, hôn mê,…

Triệu chứng tuyến giáp to

Các triệu chứng này do tuyến giáp quá to chèn ép vào các cơ quan xung quanh. Các triệu chứng thường gặp là khó thở, khó nuốt, ho, thở rít, khò khè, thay đổi giọng nói, sặc,… Những bệnh nhân này được thường lựa chọn cách điều trị dứt điểm hơn là lâu dài.

Vậy, bướu to như thế nào để gây ra các triệu chứng trên, phân độ bướu giáp giúp giải thích câu hỏi này.

Phân độ bướu giáp như thế nào?

Có rất nhiều cách phân độ bướu giáp phụ thuộc vào hình thái, kích thước, chức năng hay tính chất bướu. YouMed sẽ đề xuất cách phân độ đơn giản dựa vào kích thước bướu giáp theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO).

Kích thước bướu giáp được chia làm 3 mức độ từ 0 đến 2:

  • Độ 0: là bướu nhỏ không thể sờ được và không thể nhìn thấy được.
  • Độ 1: bướu sờ được nhưng không nhìn thấy được ở tư thế ngồi hay nằm bình thường.
  • Độ 2: cổ to ra dễ nhìn thấy ở vị trí bình thường và sờ thấy tuyến giáp to tương ứng.

    Cách dễ dàng phân độ bướu giáp dành cho người mắc bệnh
    Bướu to độ 2 dễ dàng nhìn thấy khi người bệnh ngồi bình thường

Ngoài cách này, siêu âm tuyến giáp cũng giúp phân độ bướu giáp chính xác theo các chỉ số chuyên môn.

Bướu giáp to gây ra hậu quả gì?

Thông thường, nếu tuyến giáp nhỏ sẽ không chèn ép vào các cấu trúc xung quanh. Khi tuyến giáp quá to không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Suy hô hấp mãn tính do đường thở bị đè ép lâu ngày. Người bệnh không hô hấp đủ để cung cấp oxy cho cơ thể. Điều này có thể gây ra bệnh phổi mãn tính như COPD, khí phế thủng,…
  • Sụt cân, suy dinh dưỡng do bệnh nhân chán ăn, ăn kém. Tuyến giáp to chèn thực quản làm bệnh nhân khó nuốt. Lâu ngày bệnh nhân sẽ ăn càng ít và mất hứng thú với việc ăn uống. Một số người bệnh sợ ăn vì đau mỗi khi nuốt.
  • Ho mãn tính do tuyến giáp kích thích đường thở. Ho quá nhiều và thường xuyên làm bệnh nhân rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời sống. Ngoài ra, ho nhiều làm tăng nguy cơ mắc thoát vị ổ bụng, tiêu tiểu không tự chủ,…
  • Sặc do bệnh nhân không nuốt được sẽ trào ngược thức ăn ra ngoài. Nếu thức ăn đi vào khí quản và phổi sẽ gây viêm phổi, thường rất nặng nề.
  • Khàn tiếng vì dây thần kinh thanh quản bị tổn thương do đè ép lâu ngày. Nếu liệt thần kinh một bên, người bệnh sẽ nói ngọng, và nếu liệt hai bên sẽ bị câm vĩnh viễn.
  • Ngưng thở khi ngủ là một trong những triệu chứng nặng nề. Người bệnh thường sẽ ngáy to, có những đợt ngừng thở khi ngủ. Việc này có thể đánh thức người bệnh trong đêm, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Dần dần, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ thường xuyên, kiệt sức.

Những cách điều trị bướu giáp to

Sau khi đã biết cách phân độ bướu giáp, hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh này, nhiều người thường lo lắng liệu bệnh có chữa được không?

Đối với những  trường hợp bướu giáp to gây ra những triệu chứng nặng nề, bệnh nhân nên được cân nhắc các phương pháp điều trị triệt để.

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị các bướu giáp gây triệu chứng chèn ép các cơ quan. Bác sĩ sẽ trực tiếp lấy khối bướu to ra khỏi cơ thể người bệnh. Phương pháp điều trị này sẽ chấm dứt các triệu chứng ngay lập tức, giúp người bệnh thoải mái hơn.

Cách dễ dàng phân độ bướu giáp dành cho người mắc bệnh
Phẫu thuật là điều trị chính yếu cho bệnh nhân bướu giáp to

Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật như bệnh nhân lớn tuổi,… bác sĩ sẽ đề xuất điều trị bằng xạ trị. Xạ trị không cho hiệu quả tức thời, do đó bệnh nhân cần được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng trong suốt quá trình điều trị.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về phân độ bướu giáp và điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tự vấn kỹ hơn. Hy vọng, bài viết sẽ giúp ích cho mọi người trong quản lý và điều trị bướu giáp.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Huyết áp 140/90 mmHg có cao không, nguy hiểm không và khi nào cần uống thuốc?
Huyết áp là một trong các chỉ số sức khỏe được nhiều người quan tâm. Tình trạng huyết áp cao hay huyết áp thấp là tùy người, tùy từng độ tuổi và có
Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn