Bong gân bàn chân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bong gân bàn chân dù không phổ biến như bong gân mắt cá chân nhưng cũng là nỗi lo không hề nhỏ của những người hay chơi thể thao, người vận động thường xuyên. Nhiều người mắc phải tình trạng này nhưng lại không biết cách chữa trị khiến vết thương nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu chung

Bong gân bàn chân là gì?

Dây chằng là một dải mô sợi cứng giúp giữ các xương lại với nhau. Có rất nhiều xương và dây chằng ở bên trong bàn chân của bạn. Vì vậy, khi bàn chân tiếp đất không đúng cách, một số dây chằng có thể bị kéo căng hoặc rách dẫn đến bong gân bàn chân.

Có 3 mức độ bị bong gân bàn chân như sau:

  • Cấp độ 1. Bạn bị rách nhỏ ở dây chằng.
  • Cấp độ 2. Bạn bị rách một phần lớn ở dây chằng.
  • Cấp độ 3. Các dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc tách rời khỏi xương.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bong gân bàn chân

Bong gân bàn chân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Các dấu hiệu bong gân bàn chân bao gồm:

  • Đau và nhức gần vòm bàn chân. Bạn có thể cảm nhận được điều này ở phía dưới, phía trên hoặc hai bên bàn chân
  • Bầm tím và sưng bàn chân
  • Đau khi đi bộ hoặc khi hoạt động
  • Đi bộ khập khiễng, thậm chí không thể đặt trọng lượng lên bàn chân, đặc biệt là khi chấn thương nghiêm trọng.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hãy đi thăm khám sớm nếu:

  • Bị tê hoặc ngứa ran đột ngột ở bàn chân
  • Bị đau hoặc sưng bàn chân nghiêm trọng
  • Bàn chân không còn khả năng chịu trọng lượng
  • Bàn chân bị biến dạng hoặc đau trực tiếp trên xương
  • Vết thương không được cải thiện sau khi đã điều trị tại nhà.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bong gân bàn chân

Vì bàn chân là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể theo mỗi bước đi và chứa nhiều xương khớp nên nguy cơ bị bong gân là rất cao. Hầu hết nguyên nhân gây bong gân bàn chân là do gặp chấn thương khi chơi thể thao hoặc hoạt động nặng.

Bong gân bàn chân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Một số môn thể thao có thể khiến bàn chân có chuyển động xoắn hoặc uống cong, dễ gây bong gân như bóng đá, trượt tuyết và khiêu vũ. Khi cơ thể của bạn vặn và xoay nhưng bàn chân của bạn vẫn giữ nguyên vị trí sẽ khiến dây chằng nối các xương bàn chân bị kéo căng hoặc bị rách.

Ngoài ra, bong gân có thể xảy ra khi bàn chân bị lật do dẫm vào chân người khác, vấp ngã, tiếp đất trên một bề mặt không bằng phẳng hoặc đá vào một vật nặng không dễ di chuyển.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bong gân bàn chân?

Bác sĩ có thể thăm khám triệu chứng, hỏi thăm về tình huống dẫn đến bạn bị bong gân bàn chân. Ngoài ra, họ cũng cần biết về nghề nghiệp, những hoạt động hay bộ môn thể thao mà bạn tham gia, hoặc bất kỳ chấn thương ở bàn chân nào mà bạn đã từng gặp trước đây.

Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra vết thương ở bàn chân của bạn, cảm nhận vết sưng, bầm tím hoặc ấn nhẹ để xem có bị đau hay tổn thương đến xương khớp bên trong hay không.

Nếu bạn không thể đứng vững và bàn chân không có khả năng chịu trọng lực, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang bàn chân, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) bàn chân có thể được thực hiện ở một số ít bệnh nhân nhất định, đặc biệt là các vũ công hoặc vận động viên chuyên nghiệp, những người lớn tuổi bị đau bất thường hoặc xương khớp yếu.

Những phương pháp điều trị bong gân bàn chân

Bong gân bàn chân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bạn nên làm gì khi bị bong gân bàn chân?

Trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi bị chấn thương, bạn nên:

  • Tạm ngừng các hoạt động thể chất có thể gây đau, hạn chế đi lại và giữ yên chân nếu có thể.
  • Chườm bàn chân bằng túi đá trong khoảng 20 phút, mỗi ngày 2-3 lần để giúp giảm sưng đau.
  • Giữ chân nâng cao để giảm sưng.
  • Uống thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen,… nếu cần.
  • Nếu cảm thấy đau khi dồn trọng lượng lên chân, bạn có thể cần một thanh nẹp hoặc nạng để sử dụng trong khi vết thương lành lại.
  • Bạn có thể bắt đầu hoạt động nhẹ nhàng khi cơn đau đã giảm và hết sưng. Từ từ tăng thời gian đi bộ hoặc hoạt động mỗi ngày lên.
  • Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn quay lại tham gia bất kỳ hoạt động hoặc môn thể thao nào có tác động mạnh.

Bị bong gân bàn chân bao lâu thì khỏi?

Hầu hết các vết thương từ nhẹ đến trung bình sẽ lành trong vòng 2 đến 4 tuần. Các chấn thương nặng hơn, chẳng hạn như chấn thương cần bó bột hoặc nẹp, sẽ cần thời gian lâu hơn, trung bình là khoảng từ 6 đến 8 tuần. Những chấn thương nghiêm trọng nhất sẽ cần tiến hành phẫu thuật để giảm bớt xương và cho phép các dây chằng lành lại. Quá trình chữa bệnh lúc này có thể mất từ 6 đến 8 tháng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bị bong gân nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cách chữa bong gân bàn chân bằng vật lý trị liệu với các bài tập giúp tăng cường cơ và dây chằng ở bàn chân. Các bài tập này cũng có thể giúp ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bong gân bàn chân?

Một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa bị bong gân bàn chân:

  • Trong quá trình hoạt động hoặc chơi thể thao, bạn nên đi một đôi giày chắc chắn và ổn định để bảo vệ bàn chân.
  • Giày đế cứng hơn có thể giúp bảo vệ bàn chân của bạn. Hạn chế việc đi chân trần khi tham gia các hoạt động nặng.
  • Nếu bạn cảm thấy bất kỳ cơn đau nhói nào, hãy ngừng ngay hoạt động.
  • Chườm đá và massage bàn chân sau khi hoạt động nếu bạn thấy khó chịu.
  • Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục để giúp tăng cường sức mạnh cho hệ cơ xương khớp.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bong gân bàn chân, cũng như cách chữa trị phù hợp.

Các bài viết của NT BacGiang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: hellobacsi.com

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường