Bệnh tim bẩm sinh : Hẹp động mạch chủ – Tứ chứng Fallot

Tim bẩm sinh là sự hình thành bất thường trong cấu trúc của tim xuất hiện từ khi còn trong bào thai. Với hẹp động mạch chủ và tứ chứng Fallot, chúng có thể làm gián đoạn dòng chảy bình thường của máu qua tim và lên phổi trao đổi khí.

1. Các bệnh tim bẩm sinh nặng

1.1 Hẹp động mạch chủ

Hẹp động mạch chủ là tình trạng giảm đường kính của động mạch bơm máu từ tim đến các phần quan trọng của cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể không có máu đi qua chỗ hẹp. Hẹp động mạch chủ nặng ở trẻ sơ sinh là một vấn đề cần phải xử trí cấp cứu. Bởi vì, nó có thể dẫn đến tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.

1.2 Tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot là nhóm các dị tật bẩm sinh ở tim, bao gồm bốn vấn đề:

Bệnh tim bẩm sinh : Hẹp động mạch chủ – Tứ chứng Fallot
  • Buồng thất phải lớn.
  • Thông liên thất.
  • Động mạch chủ đi lệch hướng, đè ép về phía động mạch phổi.
  • Hẹp động mạch phổi.

Tứ chứng Fallot dẫn đến hậu quả là không đủ máu đến phổi để trao đổi oxy. Máu nghèo oxy chiếm phần lớn sẽ được tim bơm đến phần còn lại của cơ thể.

2. Nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân của những bệnh bẩm sinh này vẫn chưa rõ. Đôi khi nó có thể xảy ra cùng với các tật tim khác hoặc với các rối loạn di truyền ở cơ quan khác. Tứ chứng Fallot thường xuất hiện phổ biến hơn ở những trẻ mắc hội chứng Down.

3. Các triệu chứng bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

3.1 Hẹp động mạch chủ

Mức độ hẹp của động mạch chủ và lượng máu đến nó qua ống động mạch (là ống thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi) sẽ ảnh hưởng đến thời điểm xảy ra các triệu chứng. Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng trong vài giờ sau sinh hoặc khi được vài ngày tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể không xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Nếu hẹp động mạch chủ nặng sau khi sinh, trẻ sẽ có các triệu chứng sau:

  • Tím tái, xanh xao.
  • Thở mệt.
  • Ăn uống kém, ọc sữa hay dịch bất thường, tiêu máu.
  • Lượng nước tiểu giảm.

Các triệu chứng ở trẻ lớn hơn có thể bao gồm:

3.2 Tứ chứng Fallot

Trẻ bị tật bẩm sinh này thường có da, môi và móng tay nhợt nhạt hoặc xanh tái. Cơn tím có thể xuất hiện khi trẻ có những hoạt động gắng sức như ho, khóc, bú sữa, tập trườn bò, … kèm theo thở rất nhanh. Nếu nhẹ, cơn tím hết khi trẻ dừng lại các hoạt động gắng sức trên. Ngoài ra, tư thế ngồi xổm hoặc gập gối của trẻ sát bụng khi nằm cũng giúp giảm triệu chứng này. Tình trạng này xảy ra là do trẻ không được nhận đủ máu có oxy. 

4. Trẻ cần phải làm thêm những xét nghiệm nào?

Các tật tim bẩm sinh này có thể phát hiện trong bào thai. Nếu nghi ngờ, Bác sĩ sẽ đề nghị trẻ cần được siêu âm tim và chụp X-quang ngực để kiểm tra tim cho trẻ.

Bệnh tim bẩm sinh : Hẹp động mạch chủ – Tứ chứng Fallot
Siêu âm tim và chụp X-quang ngực để kiểm tra tim cho trẻ.

5. Phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh

5.1 Hẹp động mạch chủ

Ngay cả khi hẹp động mạch chủ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào đối với trẻ, vấn đề phẫu thuật vẫn là cần thiết. Mục đích là để ngăn ngừa tăng huyết áp lúc trẻ lớn hơn. Phẫu thuật có thể được thực hiện theo bằng nhiều cách:

  • Phẫu thuật cắt đoạn động mạch bị hẹp và nối hai đầu còn lại của mạch máu với nhau.
  • Phẫu thuật cắt đoạn động mạch bị hẹp. Sau đó thay thế bằng một mảnh vật liệu nhân tạo để mở rộng đường kính động mạch chủ.
  • Một quả bóng nhỏ có thể được đưa vào động mạch chủ để tăng kích thước phần hẹp.

Hầu hết trường hợp phẫu thuật đều thành công. Trẻ không xuất hiện thêm triệu chứng và có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, đôi khi vài trẻ khi lớn, tình trạng hẹp có thể tái phát.

5.2 Tứ chứng Fallot

Phương pháp điều trị duy nhất là bằng phẫu thuật. Nếu con bạn chưa đạt đủ cân nặng hoặc có những vấn đề bệnh lí khác, Bác sĩ phẫu thuật có thể đặt một ống thông nhỏ giúp đưa thêm nhiều máu đi vào phổi để lấy oxy. Sau đó, trẻ sẽ được phẫu thuật hoàn chỉnh hơn để sửa chữa những tật tim.

Sau phẫu thuật, trẻ vẫn có thể gặp một vài hạn chế trong hoạt động hằng ngày. Một số trẻ cần dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim và giúp tim bơm máu tốt hơn. Hơn nữa, khi lớn lên, trẻ có nguy cơ mắc phải những vấn đề về tim khác.

Có thể bạn quan tâm :

6. Làm sao để chăm sóc con bạn ở nhà?

Con bạn có thể cần phải tái khám thường xuyên với Bác sĩ chuyên khoa về bệnh tim bẩm sinh. Ngoài việc cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những vấn đề sau:

  • Trẻ cần phải làm xét nghiệm gì và khi nào bạn sẽ nghe kết quả kiểm tra của trẻ.
  • Sẽ mất thời gian bao lâu để con bạn hồi phục.
  • Cách chăm sóc con tại nhà. Những thói quen và hoạt động nào cần phải tránh hay hạn chế.
  • Thời điểm trẻ cần dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Có thể là trước khi làm các thủ thuật nha khoa như nhổ răng …
  • Những triệu chứng bạn nên theo dõi và cách xử trí nếu chúng xảy ra.

Hiệp hội Tim mạch Canada đánh giá tứ chứng Fallot và hep động mạch chủ là một trong những bệnh tim phức tạp. Hơn nữa, chúng cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, trẻ nên được chăm sóc và điều trị tại một trung tâm tim mạch có nhiều kinh nghiệm. Tái khám định kì có thể phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào và ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho tim.

Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe