Bác sĩ gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả

Ngày nay, vẹo cột sống là một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Ngoài các phương pháp điều trị đặc hiệu của bác sĩ, thì việc tập luyện cũng đóng vai quan trọng không kém trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh. Bài viết dưới đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ giới thiệu cho bạn một số bài tập chữa vẹo cột sống tại nhà vô cùng hiệu quả. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Mức độ quan trọng của việc tập luyện chữa vẹo cột sống

Vẹo cột sống là gì?

Cột sống là cấu trúc trung tâm của cơ thể người, có chức năng giữ cho cơ thể đứng thẳng. Cột sống được tạo thành từ một chuỗi xương, hoạt động rất linh hoạt nhờ hệ thống dây chằng và đĩa đệm. Cột sống có một độ cong tự nhiên, giúp cho cột sống ổn định và giữ thăng bằng khi chúng ta ở tư thế thẳng đứng.1

Vẹo cột sống là gì? Đây là tình trạng cong vẹo bất thường của cột sống, làm mất đi độ cong tự nhiên của nó – cột sống bị cong bất thường (sang phải hoặc trái) so với trục xương sống. Bệnh lý xương khớp này thường gặp và xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau.2

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuỳ theo từng nguyên nhân cụ thể mà có các phương pháp điều trị khác nhau.

Xem thêm: Đĩa đệm cột sống có cấu trúc và chức năng như thế nào?

Bác sĩ gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả
Vẹo cột sống là tình trạng cong vẹo bất thường của cột sống

Lợi ích của việc tập luyện chữa vẹo cột sống

Đối với những người bị vẹo cột sống, việc tập luyện đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình hồi phục. Tuỳ theo các bài tập khác nhau mà chúng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích mà việc tập luyện sẽ mang lại:3

  • Điều chỉnh sự biến dạng của cột sống ở cả ba mặt phẳng.
  • Giảm đau cho người bệnh.
  • Hỗ trợ tốt các tư thế để đưa cột sống về đúng với đường cong sinh lý.
  • Gia tăng sức mạnh và sự dẻo dai của các cơ xung quanh cột sống.
  • Kiểm soát hoạt động đúng với giới hạn của cột sống. Kéo dãn cột sống.
  • Gia tăng dung tích phổi.
  • Tăng sự ổn định và chịu lực của cột sống.

Gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả

Đối với những người vẹo cột sống, ngoài việc tuân thủ các điều trị đặc hiệu của bác sĩ, thì việc thực hiện các bài tập cũng góp phần hỗ trợ chữa bệnh một cách tốt hơn. Dưới đây là một số bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả.3 4

Bác sĩ gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả
7 bài tập giúp chữa vẹo cột sống hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà

Bài tập 1

Lợi ích: Bài tập này sẽ giúp tác động tới cơ hông và cơ lưng dưới.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn hãy nằm ngửa, hai chân co gập ở đầu gối, bàn chân đặt trên sàn tập.
  • Siết chặt cơ bụng và nâng mông và đùi, trong khi lưng vẫn áp trên sàn nhà.
  • Giữ tư thế này trong thời gian khoảng 5 giây.
  • Tiếp theo trở về tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập 10 lần.

Bài tập 2

Lợi ích: Đây là bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả. Củng cố phần lưng dưới, giúp kéo giãn cột sống và giảm đau cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Khởi đầu với tư thế nằm sấp trên mặt sàn, hai chân duỗi, hai tay duỗi ra phía trước mặt.
  • Đầu hơi nâng cách mặt đất khoảng 20 cm, mặt hướng xuống sàn. Dùng sức nâng tay phải lên cao, đồng thời dùng lực cơ đùi nâng chân trái lên khỏi mặt sàn.
  • Giữ trong khoảng 5 đến 7 giây, sau đó hạ cánh tay và chân xuống sàn.
  • Lặp lại bài tập với tay trái và chân phải.
  • Lặp lại bài tập 10 đến 15 lần trên mỗi chi.

Bài tập 3

Lợi ích: Bài tập này còn gọi là tư thế con mèo, là một tư thế trong yoga. Nó có thể giúp cải thiện độ linh hoạt của cột sống và trị đau lưng cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu với tư thế quỳ trên sàn tập. Nghiêng người về phía trước và đặt cả hai lòng bàn tay trên sàn, mắt nhìn thẳng. Điều chỉnh sao cho lòng bàn tay ở ngang vai.
  • Tạo tư thế tương tự như một con mèo đứng, thân mình song song với sàn tạp, đùi thẳng đứng. Tạo ra một sự cân bằng trên cẳng chân và bàn chân của bạn.
  • Thư giãn cơ thể hoàn toàn, không đặt bất kỳ sự căng thẳng nào trên đầu gối và bàn chân của bạn, đảm bảo vai cũng như cơ lưng được thoải mái.
  • Thở ra, sau đó co cơ bụng và cong lưng lên, cúi đầu, mắt nhìn về rốn. Hít vào thả lỏng cơ bụng, và cơ lưng. Đưa cơ thể trở lại tư thế cân bằng ban đầu và nâng đầu lên.
  • Lặp lại động tác tương tự khoảng 10 lần.
Bác sĩ gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả
Tập tư thế con mèo thường xuyên có thể giúp cột sống hoạt động linh hoạt

Bài tập 4

Lợi ích: Bài tập này thường được gọi là bài tập bird-dog. Có tác dụng giúp kéo dãn cột sống và giảm đau cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Tư thế bắt đầu là quỳ gối vươn người chống hai tay trên sàn tập. Lưng thẳng và song song với sàn tập, tương tự tư thế ban đầu của bài tập số 3.
  • Vươn cánh tay phải thẳng ra hướng về phía trước, trong khi duỗi chân trái thẳng ra sau và hướng lên trên.
  • Hít thở đều và giữ tư thế này trong 5 giây.
  • Lặp lại bài tập tương tự với tay trái và chân phải.
  • Lặp lại bài tập từ 10-15 lần với mỗi bên.
Bác sĩ gợi ý các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả
Bài tập bird-dog giúp giảm đau lưng và tốt cho những người bị mắc bệnh cột sống

Bài tập 5

Lợi ích: Bài tập này giúp kéo giãn các cơ lưng và giảm đau cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bài tập bắt đầu với tư thế đứng. Giữ hai chân rộng bằng vai và gối hơi chùng.
  • Đưa cả hai tay lên qua đầu và tay trái nắm lấy cổ tay phải.
  • Uốn người nhẹ về phía bên phải cho đến khi bạn cảm thấy căng ở bên trái của cơ thể.
  • Giữ tư thế trong khoảng 5 đến 7 giây, sau đó trở về vị trí trung tâm.
  • Lặp lại tương tự ở phía bên trái.
  • Lặp lại động tác 5 -10 lần với mỗi bên.

Bài tập 6

Lợi ích: Tập cơ bụng khỏe có thể giúp giảm áp lực cho cơ lưng.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bài tập với tư thế nằm ngửa, hai bàn chân đặt trên mặt đất, đầu gối gập. Giữ lưng thư giãn.
  • Nâng hai chân lên khỏi sàn cho đến khi đạt được góc 90 độ.
  • Để tác động vào cơ bụng, sử dụng tay để đẩy đầu gối trong khi kéo đầu gối về phía tay cùng một lúc. Đây là một bài tập tĩnh, có nghĩa là chân và tay không nên di chuyển khi bạn đang nhấn đồng thời tay và chân.
  • Giữ tư thế này trong khoảng thời gian 5 đến 7 giây và sau đó thư giãn.
  • Lặp lại bài tập khoảng 10 lần.

Bài tập 7

Lọi ích: Đây là bài tập thực hành tư thế tốt, có thể làm giảm căng cơ, giảm đau lưng. Tư thế này có thể thực hành nhiều lần trong ngày, đây là một cách để bạn điều chỉnh lại cơ thể, giúp bạn học cách đứng và ngồi với tư thế tốt một cách tự nhiên

Cách thực hiện:

  • Để có một tư thế tốt khi đứng: Đầu tiên bạn thả lỏng vai, hai tay xuôi dọc thân.
  • Tư thế đầu sao cho tai của bạn nằm thẳng chiếu trên vai.
  • Điều chỉnh cằm bạn sao cho nó không nhô về phía trước hoặc gập vào cổ.
  • Thả lỏng đầu gối một chút.
  • Tư thế tốt khi ngồi: Giữ thẳng lưng và thẳng đầu sao cho tai nằm thẳng chiếu trên vai. Chân đặt thẳng trên sàn và không bắt chéo chân.

Xem thêm: Bệnh vẹo cột sống: Có cải thiện được không?

Hiện nay vẹo cột sống là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống. Nếu không được điều trị, nó sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Bênh cạnh các biện pháp chữa trị của bác sĩ, người bệnh cũng có thể thực hiện những bài tập đơn giản để cải thiện tình trạng bệnh. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý vẹo cột sống. Cũng như các lợi ích và cách thực hiện những bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường