Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Liệu có dẫn đến ung thư

Viêm loét đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa mạn tính đang có xu hướng gia tăng ở các nước châu Á. Bệnh thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa cấp tính từng đợt, dễ gây tâm lý lơ là, chủ quan, không được phát hiện sớm. Vậy viêm loét đại tràng có nguy hiểm không? Liệu bệnh có dẫn đến ung thư?

Viêm loét đại tràng (Ulcerative Colitis) là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm, tổn thương khu trú hoặc lan ra nhiều vị trí với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân bệnh chưa xác định, có thể liên quan đến gien, yếu tố môi trường, rối loạn hệ miễn dịch. Triệu chứng nặng nhẹ tùy theo mức độ bệnh, biểu hiện đau bụng dữ dội, dai dẳng, đau quặn từng cơn theo khung đại tràng hoặc đau âm ỉ như kim châm, tiêu chảy hoặc táo bón có lẫn máu hoặc chất nhầy, cảm giác mót rặn, sốt, cơ thể suy nhược, chán ăn…

Đôi khi, các triệu chứng không biểu hiện rõ rệt, có khuynh hướng biểu hiện từng đợt cấp xen kẽ với các đợt lui bệnh. Do đó, nếu thấy triệu chứng bất thường thì cần đi khám ngay bởi nếu không điều trị, bệnh viêm loét đại tràng kéo dài có thể đưa đến nhiều biến chứng.

Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Liệu có dẫn đến ung thư?

Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Cau trả lời là dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng.

Không những vậy, do viêm đại tràng có khả năng điều trị dứt điểm thấp, các triệu chứng kéo dài, dễ tái phát nên dễ khiến các tế bào biểu mô tại lớp niêm mạc chuyển từ lành tính sang ác tính. Từ đó, làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng sau 8 đến 10 năm nếu không điều trị tốt.

Ngoài ra bệnh còn có các biểu hiện ở cơ quan khác ngoài tiêu hóa như: biến chứng về da, khớp.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Liệu có dẫn đến ung thư

Biến chứng ở hệ tiêu hóa:

  1. Thủng đại tràng: Các vết loét ăn sâu vào đại tràng, bào mỏng thành đại tràng, lâu ngày dẫn đến thủng. Biến chứng này cần được phẫu thuật đóng lỗ thủng để vi khuẩn đường ruột không đi vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc.
  2. Phình đại tràng nhiễm độc: Đại tràng phình to, phù nề và có thể bị vỡ, dẫn đến nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng hiếm gặp và đặc biệt nguy hiểm (tỷ lệ tử vong 19 – 45%), có thể được điều trị bằng kháng sinh, thuốc steroid tiêm tĩnh mạch hoặc nghiêm trọng hơn có thể phẫu thuật cắt bỏ ruột.
  3. Ung thư đại tràng: Biến chứng nặng, nguy hiểm và được tích lũy theo thời gian. Bệnh viêm đại tràng càng lâu thì nguy cơ gây ung thư càng lớn. Ngoài ra, người bị viêm đại tràng cũng có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư đại tràng nếu:
    • Bị viêm nghiêm trọng trong đại tràng, bệnh không được kiểm soát tốt
    • Gia đình có người bị ung thư đại tràng

Các triệu chứng ban đầu của ung thư đại tràng thường không rõ rệt. Một số triệu chứng phổ biến là đau quặn, đi ngoài phân có lẫn máu, ốm yếu, suy nhược, sụt cân, thiếu máu, nếu nghiêm trọng có thể bị tắc ruột.

Biến chứng ở các cơ quan khác: Hầu hết là do ảnh hưởng điều trị

1. Loãng xương và giảm mật độ xương là các biến chứng thường gặp của viêm đại tràng. Nguyên nhân là do:

  • Sử dụng thuốc điều trị viêm đại tràng trong thời gian dài, đặc biệt là steroid có thể làm suy yếu xương
  • Thiếu vitamin D, canxi do hạn chế các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn hoặc nếu phải phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết

2. Mắt: Cườm mắt, đục thủy tinh thể do biến chứng dùng corticoid.

3. Gan: Sỏi mật, gan nhiễm mỡ.

4. Thận: Tổn thương thận do thuốc.

5. Thiếu máu: Người bị viêm loét đại tràng do bị giảm hấp thu vitamin B12, sắt nên có nguy có dẫn đến thiếu máu.

Ngoài ra, tình trạng viêm loét đại tràng có liên quan đến yếu tố tự miễn, gien nên người bệnh viêm loét đại tràng có thể mắc các bệnh lý tự miễn kèm theo như sau:

1. Viêm khớp: Có thể chỉ ở mức nhẹ như đau và sưng khớp nhưng cũng có thể bị nặng như viêm cột sống dính khớp.

2. Mắt: Các bệnh về mắt nghiêm trọng như viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc và khô mắt có liên quan đến viêm đại tràng.

3. Da: Khoảng 5% trường hợp mắc phải một số loại rối loạn da như vảy nến, hồng ban nút, viêm da mủ hoại thư, nhiệt miệng…

4. Viêm xơ đường mật tiên phát (PSC): Tình trạng các ống dẫn mật bị viêm, xơ hóa. Các triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, tiêu chảy, ngứa da, giảm cân, ớn lạnh, sốt… Hiện chưa có cách điều trị đặc hiệu, đa phần chỉ tập trung giảm nhẹ triệu chứng, nếu nghiêm trọng có thể phẫu thuật ghép gan.

Điều trị viêm đại tràng như thế nào?

Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Liệu có dẫn đến ung thư

Mục tiêu điều trị giúp giảm tình trạng viêm, giảm tiến triển đợt cấp và biến chứng, duy trì tình trạng bệnh ổn định. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị viêm đại tràng dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hầu hết các trường hợp sẽ được dùng thuốc nhưng cũng có trường hợp phải phẫu thuật.

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm đại tràng là:

  • Nhóm thuốc Aminosalicylate hay còn được gọi là 5-ASAs giúp giảm viêm, thường được dùng cho các trường hợp nhẹ hoặc trung bình.
  • Corticosteroid: Có thể dùng kèm theo nếu nhóm thuốc trên không hiệu quả. Loại thuốc này vì có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như yếu xương, đục thủy tinh thể nếu dùng không đúng chỉ định và thời gian.
  • Thuốc ức chế miễn dịch như tacrolimus và azathioprine, ciclosporin.
  • Thuốc sinh học: Infliximab, Tofacitinib: Được khuyên dùng cho những người bị viêm đại tràng vừa đến nặng nếu các phương pháp điều trị khác không có tác dụng hoặc không phù hợp.

Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu tình trạng viêm đại tràng diễn ra thường xuyên, biến chứng không đáp ứng với thuốc. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.

Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bị viêm loét đại tràng cũng cần duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh để bệnh không tái phát thường xuyên và gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Duy trì chế độ ăn khoa học với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho người bị viêm loét đại tràng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức
  • Tránh sử dụng rượu, bia, các thực phẩm chứa cafein, tránh hút thuốc…

Với những thông tin được chia sẻ trong bài, NT BacGiang tin rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi viêm đại tràng có nguy hiểm không và biết cách chăm sóc sức khỏe thật tốt.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe