Uống molnupiravir cùng thuốc khác được không?

Tôi mắc Covid, ho, sổ mũi, xin hỏi bác sĩ có thể uống thuốc kháng virus cùng với các thuốc điều trị triệu chứng khác không và nên lưu ý điều gì? (Hoàng Thùy, 39 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai)

Trả lời:

Chào bạn,

Hiện chưa có dữ liệu nghiên cứu về tương tác giữa molnupiravir và các thuốc khác. Người bệnh có thể cân nhắc uống molnupiravir kèm các loại thuốc điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, thuốc trị ho và các chế phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, khi dùng molnupiravir ở giai đoạn sớm của bệnh, F0 không nên sử dụng kèm với thuốc kháng viêm có chứa corticoid vì chất này gây ức chế miễn dịch, tạo điều kiện cho virus nhân lên nhiều hơn, có thể dẫn đến bệnh nặng hơn.

Molnupiravir đang được bán rộng rãi ở nhiều nhà thuốc trên cả nước. Người mua thuốc phải có toa của bác sĩ và giấy xác nhận mắc Covid-19 do y tế địa phương cấp. Vì dữ liệu về tác dụng và tính an toàn của thuốc còn khá hạn chế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Molnupiravir là thuốc kháng virus điều trị Covid-19 (dùng đường uống) được Cục Quản lý Dược Việt Nam cấp phép lưu hành ngày 17/2. Thuốc chỉ định cho bệnh nhân trên 18 tuổi mắc Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình chưa cần nhập viện, hoặc sử dụng oxy hỗ trợ. F0 có ít nhất một yếu tố nguy cơ cao làm bệnh tiến triển nặng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: chưa tiêm vaccine đầy đủ, trên 60 tuổi, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, béo phì, bệnh thận mạn, các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc ung thư đang hoạt động...

Molnupiravir có tác dụng làm giảm tải lượng virus vào giai đoạn đầu của bệnh, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong trên bệnh nhân mắc Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình. Liều dùng là 800 mg/lần uống, ngày hai lần trong 5 ngày liên tiếp.

Các trường hợp không được sử dụng là phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bệnh dưới 18 tuổi (thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi, sự phát triển xương và sụn của trẻ)... F0 đã sử dụng molnupiravir trước khi nhập viện có thể tiếp tục dùng thuốc cho đủ liệu trình điều trị 5 ngày, không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; không dùng dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm.

Dược sĩ Nguyễn Quan Như Hảo
Khoa Dược - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Theo VNExpress
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe