Triệu chứng bệnh thận yếu: Nhận biết để sớm điều trị

Bệnh thận yếu là một trong nhiều nguyên nhân gây suy giảm ham muốn tình dục và làm tăng nguy cơ gặp những vấn đề liên quan đến sinh lý. Triệu chứng của bệnh có thể từ nhẹ đến nặng. Trong bài viết sau đây của ThS.BS Trần Quốc Phong, YouMed sẽ cung cấp các thông tin về triệu chứng bệnh thận yếu cũng như nguyên nhân và cách điều trị của bệnh. 

Bệnh thận yếu là gì?

Trước khi tìm hiểu triệu chứng bệnh thận yếu, chúng ta cùng tìm hiểu bệnh thận yếu là gì?

Thận yếu là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng. Suy thận khiến thận mất đi khả năng lọc máu và đào thải độc tố. Bệnh có tiến triển chậm, kéo dài nhiều tháng cho tới khi được phát hiện thì đa số đã có những tổn thương rất nặng.

Một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ trên 75 tuổi có thể có hiện tượng suy giảm chức năng thân. Đa số họ sẽ không có biểu hiện bệnh trừ khi họ mắc các bệnh khác như tiểu đường hoặc tăng huyết áp không kiểm soát được, hoặc dùng thuốc độc thận.

Triệu chứng bệnh thận yếu: Nhận biết để sớm điều trị
Thận yếu là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thận yếu?

Các nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh thận yếu là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trung bình mỗi ngày 1 quả thận khỏe mạnh lọc được khoảng 200 lít máu. Đồng thời chúng cũng loại bỏ các chất thải, nước dư thừa ra bên ngoài qua nước tiểu. Nếu thận không điều hòa được các chất ở nồng độ bình thường, lâu dần chính các chất thải này sẽ làm tổn thương thận.

Thận có chức năng điều hòa huyết áp khi huyết áp giảm. Nếu thận bị chấn thương nặng cấp tính, thận có thể ngưng hoạt động để giữ chất lỏng trong cơ thể. Trường hợp này cần phải nhập viện để điều trị y tế ngay.

Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, cao huyết áp và tiểu đường là các tình trạng gây thương cho thận và có thể dẫn đến bệnh thận mạn.

Triệu chứng bệnh thận yếu: Nhận biết để sớm điều trị
Tăng huyết áp có thể gây tổn thương thận và ngược lại

Các triệu chứng bệnh thận yếu

Một số triệu chứng bệnh thận yếu phổ biến là:

Thiểu niệu

Thiểu niệu nghĩa là lượng nước tiểu được lọc bởi thận ít hơn bình thường. Đây là một triệu chứng quan trọng của bệnh thận yếu. Khi chức năng của thận suy giảm, lượng nước tiểu cũng giảm hơn bình thường.

Tiểu máu

Suy giảm chức năng thận làm màng lọc cầu thận bị tổn thương. Bình thường hồng cầu không có được màng lọc cầu thận vì kích thước lớn. Tuy nhiên khi mắc bệnh thận yếu, hồng cầu có thể đi qua được màng lọc cầu thận và thoát ra ngoài qua nước tiểu dẫn đến hiện tượng tiểu máu.

Triệu chứng bệnh thận yếu: Nhận biết để sớm điều trị
Tiểu ra máu là triệu chứng bệnh thận yếu

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp có vai trò kép trong hoạt động của thận. Bình thường thận điều hòa huyết áp bằng cách giải phóng một số hormone giúp tăng hoặc giảm huyết áp. Tuy nhiên, vai trò của tăng huyết áp đối với sự tiến triển của thận yếu là rất đáng kể. Tăng huyết áp làm hỏng cấu trúc thận và có thể làm cho thận yếu đi. Mặt khác, thận yếu có thể gây tăng huyết áp. Đây được gọi là vòng xoắn bệnh lý.

Hội chứng urê huyết cao

Trong cơ thể chúng ta khi protein được chuyển hóa, nó sẽ tạo ra chất thải dưới dạng urê. Bình thường urê được tống ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Nếu thận yếu, nó không thể xử lý tất cả urê và có sự tích tụ của nó trong máu, dẫn đến một tình trạng gọi là urê huyết. Việc dư thừa urê trong cơ thể có thể dẫn đến hoạt động sai chức năng của tim và não.

Phù

Thận yếu khiến nó không có khả năng đào thải chất độc khỏi cơ thể. Tích tụ chất lỏng trong cơ thể dẫn đến phù ở cẳng chân và các bộ phận khác.

Triệu chứng bệnh thận yếu: Nhận biết để sớm điều trị
Phù tay chân có thể là triệu chứng bệnh thận yếu

Thiếu máu

Thận bình thường có chức năng sản xuất erythropoietin – một chất quan trọng trong quá trình tạo máu. Thận yếu làm giảm khả năng sản xuất chất này gây thiếu máu. Triệu chứng này thường thấy ở người mắc bệnh thận mạn. Biểu hiện thiếu máu của bệnh nhân là da xanh, niêm nhạt, giảm hemoglobin.

Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh thận yếu có thể gặp một số vấn đề về dạ dày như chán ăn, nôn, buồn nôn, nấc cụt. Nóng rát trong dạ dày, loét miệng cũng là một số triệu chứng bệnh thận yếu.

Cách điều trị bệnh thận yếu

Việc phát hiện và điều trị các triệu chứng bệnh thận yếu ở giai đoạn đầu có thể làm chậm quá trình tổn thương của thận hoặc giảm các tổn thương thận. Có thể đánh giá chức năng của thận bằng cách đo độ lọc cầu thận (GFR). Xét nghiệm máu toàn phần và creatinine có thể xác định được độ lọc cầu thận.

Việc điều trị bệnh thận yếu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Thuốc điều trị tiểu đường, tăng huyết áp cần được chỉ định nếu bệnh nhân có các bệnh lý này

Liệu pháp dinh dưỡng

Liệu pháp dinh dưỡng là khía cạnh rất quan trọng trong việc bảo tồn chức năng thận. Mục đích là giảm suy yếu thận hơn nữa. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch và đảm bảo tuân thủ chế độ ăn kiêng.

Hạn chế các chất đạm (trứng, sữa, cá, thịt) sẽ có thể duy trì sự cân bằng đạm ở người bệnh không nặng. Ngoài ra người bệnh phải hạn chế thực phẩm giàu kali và phospho.
Người bệnh có thể cần dùng thuốc tăng sản xuất hồng cầu vì bệnh thận yếu có thể gây thiếu máu.

Dùng thảo dược

Trong đông y có một số loại thảo dược có thể điều trị bệnh thận yếu. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Lọc máu

Nếu thận quá yếu và điều trị bảo tồn bằng cách điều trị nguyên nhân cơ bản, thay đổi chế độ ăn uống và thuốc không hiệu quả, thì giải pháp thay thế cuối cùng là lọc máu hoặc ghép thận tùy từng trường hợp.

Trên đây là bài viết của YouMed về triệu chứng bệnh thận yếu cũng như một số vấn đề liên quan khác. Triệu chứng của bệnh thận yếu thường là thiểu niệu, tiểu ít, tiểu máu. Khi có các triệu chứng này, bạn nên đi khám bác sĩ để được phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường