Tiêm vaccine COVID-19: dinh dưỡng trước và sau khi tiêm

Mọi người trên 18 tuổi có thể được tiêm vaccine COVID-19, tùy loại thuốc có quy định độ tuổi tối thiểu khác nhau. Mỗi người sẽ được tiêm hai lần. Thuốc có thể có một số tác dụng phụ, thậm chí xảy ra sau tiêm liều thứ hai. Không có cách nào đảm bảo ngăn ngừa những tác dụng phụ này sau tiêm. Tuy nhiên, một số tips dành cho bạn có thể giúp ích để hạn chế chúng. Sau đây là những cách bạn có thể làm trước và sau tiêm vaccine giúp cơ thể đạt được trạng thái tốt nhất.

Không nên để bụng đói khi tiêm vaccine COVID-19

Trước khi tiêm, hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, điều này giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Ăn uống trước tiêm không làm tăng tác dụng phụ của thuốc, mà nó sẽ hạn chế tình trạng chóng mặt hay ngất xỉu. Điều này rất hữu hiệu đối với những ai “sợ kim tiêm”.

Sau tiêm, mọi người sẽ ngồi nghỉ 10-15 phút để theo dõi các phản ứng dị ứng. Ăn uống trước khi tiêm giúp bạn không cảm thấy mệt khi chờ đợi vì không phải địa điểm nào cũng có sẵn đồ ăn nhẹ.

Thực phẩm được khuyến cáo là các chất đường bột, chất béo không no, đạm. Những thực phẩm này giúp bạn tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, trái cây và bơ đậu cũng là một lựa chọn hợp lý.

Uống đủ nước

Tiêm vaccine COVID-19 có thể gây ra đau đầu. Việc thiếu nước có thể làm cơn đau trở nên nặng nề hơn.

Để tránh tình trạng này, hãy uống nước vừa đủ. Bạn có thể uống với nước trái cây, trà hay bất cứ đồ uống nào không đường. Hãy mang theo một chai nước bên mình để có thể uống bất cứ khi nào khi đi tiêm chủng.

Tiêm vaccine COVID-19: dinh dưỡng trước và sau khi tiêm
Hãy đảm bảo cơ thể luôn đủ nước trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19

Ngưng uống rượu bia

Các chuyên gia y tế không khuyến cáo bạn uống rượu bia trước khi đi chích ngừa. Dù uống 1-2 ly cũng không làm cho vaccine mất tác dụng, tuy nhiên có thể làm cho bạn mệt mỏi hơn. Hơn nữa, nếu xảy ra tác dụng phụ, bạn có thể bị đau đầu, mệt mỏi. Bạn rất khó nhận ra triệu chứng này là do tác dụng phụ của tiêm vaccine COVID-19 hay do rượu bia.

Các chất cồn này còn gây ra phản ứng viêm nhiễm cho cơ thể. Bạn nên cố gắng tránh xa để có được sức khỏe và miễn dịch tốt nhất.

Tăng cường thực phẩm chống viêm

Sau khi chích vaccine, bạn cần tăng cường hệ miễn dịch của mình. Thực phẩm kháng viêm không chế biến hay tinh chế là một mẹo hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh.

Theo tạp chí dinh dưỡng Anh Quốc, những thực phẩm này còn giúp hạn chế nguy cơ mắc Covid-19. Và cuối cùng, tăng cường chế độ ăn này giúp bạn không bị mắc bệnh.

Chất béo không no và thực phẩm ít chế biến có lợi nhất cho khẩu phần ăn của bạn. Trái bơ, cá hồi, các loại hạt và rau xanh cũng là những lựa chọn thích hợp.

Tránh thức ăn quá béo

Thực phẩm quá béo chứa rất nhiều chất gây viêm – những chất không có lợi. Chúng có thể làm cản trở những phản ứng tốt của cơ thể với vaccine. Nếu bạn đang điều trị bệnh, hãy thông báo với bác sĩ về thời gian tiêm chủng của mình. Bác sĩ sẽ có những lời khuyên phù hợp và tránh những loại thuốc gây giảm miễn dịch. Bạn nên làm việc này ít nhất một tuần trước khi tiêm ngừa.

Tiêm vaccine COVID-19: dinh dưỡng trước và sau khi tiêm
Không nên ăn thực phẩm nhiều béo vì có nhiều chất gây viêm

Hãy chuẩn bị thuốc chống nôn

Một số người sau tiêm vaccine COVID-19 có thể bị buồn nôn. Do đó, hãy luôn có sẵn thuốc “trong túi” để đề phòng những cơn buồn nôn xảy ra. Ngoài ra, bạn có thể thử những cách khác để chống nôn như:

  • Uống trà gừng hoặc gừng tươi.
  • Uống nước cốt gà.
  • Ăn vài miếng bánh quy.
  • Mang theo một vài lát chanh (để ngửi).

Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần

Bất kỳ một tác dụng phụ nào bạn cũng có thể gặp sau tiêm. Chúng có thể xuất hiện thoáng qua và tự hết mà không cần điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, nếu có khó chịu như đau tay vùng chích, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bạn. Hơn nữa, các chuyên gia y tế không khuyến khích bạn dùng thuốc này trước khi tiêm trừ phi bạn có khó chịu gì trước đó.

Duy trì tập thể dục đều đặn

Dù trước hay sau tiêm vaccine COVID-19, bạn cũng nên duy trì chế độ luyện tập thể dục của mình. Điều này không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mà còn giúp giảm đau và giảm khó chịu sau tiêm.

Hơn nữa, tập thể dục giúp tăng cường miễn dịch rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần tránh vận động quá sức hoặc khi bạn đang có những tác dụng phụ của thuốc. Khi đó, nghỉ ngơi tối đa là lời khuyên tốt nhất cho bạn.

Tiêm vaccine COVID-19: dinh dưỡng trước và sau khi tiêm
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường miễn dịch

Luôn chú ý các tác dụng phụ sau tiêm

Các tác dụng phụ của thuốc xuất hiện sớm sau vài phút hoặc trễ sau vài ngày. Bất kỳ triệu chứng nào cũng có thể là tác dụng phụ của vaccine như:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Đau khớp.
  • Đau bụng.
  • Đau tay vùng tiêm.
  • Khó thở.
  • Ớn lạnh.
  • Mệt mỏi.
  • Nổi hạch.
  • Nổi ban.
  • Buồn nôn.

Những triệu chứng này có thể nhẹ và tự hết trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, sau thời gian này hoặc ngay khi bất cứ lúc nào triệu chứng rầm rộ, bạn nên nhập viện để được xử trí kịp thời.

Tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch

Dù bạn được chích ngừa, bạn vẫn nên áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Tiêm vaccine không giúp bạn miễn dịch hoàn toàn với bệnh, vaccine chỉ giúp bạn không mắc “bệnh nặng” nếu bị nhiễm. Hơn nữa, phòng chống tốt giúp hạn chế lây lan dịch ra cộng đồng, trong đó vẫn có thể có người chưa được tiêm ngừa.

Trên đây là những thông tin mới về những việc bạn cần làm trước và sau tiêm vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, hãy luôn theo dõi các thông tin về dịch bệnh của Bộ Y Tế và theo dõi lịch tiêm chủng của mình. Hy vọng NhaThuocBacGiang đã cập nhật cho bạn những thông tin bổ ích.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường