Phẫu thuật tinh hoàn ẩn và những điều bạn cần biết

Trong thời kỳ mang thai, tinh hoàn của bé trai phát triển trong khoang bụng. Trong hầu hết các trường hợp, tinh hoàn đi xuống bìu trước khi sinh. Tinh hoàn không đi xuống đúng chỗ (tinh hoàn ẩn) có thể phải phẫu thuật. Phẫu thuật tinh hoàn ẩn có kết quả rất tốt. Thủ thuật thực hiện thành công trên 98% số bệnh nhân nam. Cha mẹ cần lưu ý và tìm hiểu về phẫu thuật tinh hoàn ẩn để chăm sóc con trai của mình. Qua bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong, NT BacGiang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Nguyên nhân và triệu chứng của tinh hoàn ẩn

Nguyên nhân

Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không di chuyển vào đúng vị trí trong bìu trước khi sinh (Bìu là túi da treo bên dưới dương vật). Thông thường chỉ một tinh hoàn bị ảnh hưởng khi có triệu chứng tinh hoàn ẩn.

Tinh hoàn hình thành trong bụng trong quá trình phát triển của thai nhi. Trong vài tháng cuối cùng của bào thai, tinh hoàn dần dần đi xuống từ ổ bụng qua ống bẹn vào bìu. Đối với các bé bị tinh hoàn ẩn, quá trình di chuyển đó dừng lại hoặc trì hoãn.

Nhìn chung, tinh hoàn ẩn không quá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng thường gặp nhiều hơn ở các bé trai sinh non. Trong vòng vài tháng đầu đời của trẻ, tinh hoàn chưa di chuyển đến vị trí thích hợp. Nếu sau đó tinh hoàn vẫn ở lạc chỗ, thì cần phẫu thuật tinh hoàn ẩn để đưa tinh hoàn vào trong bìu.

Triệu chứng

Không nhìn thấy tinh hoàn trong bìu là dấu hiệu chính của tinh hoàn ẩn.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn và những điều bạn cần biết
Tinh hoàn ẩn xảy ra khi tinh hoàn không đi xuống bìu trong giai đoạn bào thai

Tinh hoàn ẩn được chẩn đoán như thế nào?

Nếu con trai bạn có một bên tinh hoàn không to, bác sĩ có thể đề nghị một số chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh:

Nội soi ổ bụng

Một ống nhỏ có chứa máy ảnh đi vào bụng của em bé thông qua một vết rạch nhỏ. Nội soi ổ bụng được thực hiện để xác định vị trí của tinh hoàn trong ổ bụng. Nội soi ổ bụng có thể cho thấy không có tinh hoàn hoặc một phần nhỏ còn sót lại của mô tinh hoàn không hoạt động. Phần mô này sau đó sẽ bị loại bỏ.

Mổ hở

Một số trường hợp yêu cầu bác sĩ thăm dò trực tiếp vùng bụng hoặc bẹn thông qua một vết rạch lớn. Trường hợp này gọi là mổ hở.

Sau khi sinh, nếu bác sĩ không phát hiện được tinh hoàn trong bìu, họ có thể yêu cầu xét nghiệm thêm để xem liệu em bé có tinh hoàn hay không hay là do tinh hoàn bị lạc chỗ. Em bé không có tinh hoàn sẽ gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị.

Những cách điều trị tinh hoàn ẩn

Phẫu thuật

Tinh hoàn ẩn thường được điều chỉnh bằng phẫu thuât.  Bác sĩ phẫu thuật cẩn thận nắn tinh hoàn vào bìu và khâu nó vào vị trí chính xác. Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng nội soi hoặc mổ hở. Quyết định phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như sức khoẻ và mức độ phức tạp của thủ thuật. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tinh hoàn ẩn khi cháu bé từ 6 – 12 tháng tuổi.

Trong một số trường hợp, tinh hoàn kém phát triển, có mô bất thường hoặc chết. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ mô tinh hoàn này.

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra tinh hoàn thường xuyên để xem nó có tiếp tục phát triển, hoạt động bình thường và giữ nguyên vị trí hay không. Các phương pháp để kiểm tra có thể gồm siêu âm bìu, kiểm tra nồng độ hormone.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn và những điều bạn cần biết
Phẫu thuật tinh hoàn ẩn có hiệu quả cao trong điều trị tinh hoàn ẩn

Điều trị hormone

Điều trị bằng hormone bao gồm việc tiêm gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Hormone này có thể khiến tinh hoàn di chuyển đến bìu của bé trai. Điều trị bằng hormone thường không được khuyến khích vì nó kém hiệu quả hơn nhiều so với phẫu thuật.

Khi nào cần phẫu thuật tinh hoàn ẩn?

Không nên thực hiện phẫu thuật tinh hoàn ẩn trước 6 tháng tuổi, vì tinh hoàn có thể đi xuống một cách tự nhiên trong vài tháng đầu đời. Các nghiên cứu uy tín khẳng định rằng nên phẫu thuật trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Độ tuổi này có thể tối ưu hoá khả năng sinh sản và bảo vệ chống lại bệnh tinh hoàn ác tính ở trẻ em mắc chứng tiểu đường. Càng chậm trễ phẫu thuật, các biến chứng càng có nguy cơ xảy ra cao hơn.

Lưu ý khi thực hiện phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật tinh hoàn ẩn, bé sẽ cảm thấy đau và khó chịu tại vị trí phẫu thuật. Điều này là bình thường. Bạn nên khuyến khích con làm những điều sau để bé phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ biến chứng có hại:

  • Chơi và đọc sách cùng bé để bé phân tán sự tập trung khỏi cơn đau.
  • Khuyến khích con uống nhiều nước.
  • Mặc quần áo, tã lót rộng rãi.
  • Không sử dụng đồ chơi ngồi trong 2 – 5 tuần sau phẫu thuật.
  • Cho bé nghỉ ngơi tại nhà vài ngày trước khi quay lại nhà trẻ.
Phẫu thuật tinh hoàn ẩn và những điều bạn cần biết
Cha mẹ nên đồng hành cùng em bé sau phẫu thuật

Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật

Các tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật tinh hoàn ẩn là:

  • Chảy máu, sưng tấy hoặc bầm tím nơi vết mổ.
  • Vết thương bị nhiễm trùng.
  • Tinh hoàn di lệch lên háng.
  • Thiếu nguồn cung cấp máu ở vị trí tinh hoàn mới, dẫn đến teo tinh hoàn. Đây là biến chứng thường xảy ra nhất khi phẫu thuật.
  • Tổn thương ống dẫn tinh, làm tinh dịch khó đi qua sau này.

Hãy cảnh giác với các dấu hiệu nhiễm trùng sau phẫu thuật:

  • Đau nhiều và không giảm khi uống thuốc giảm đau từ bác sĩ.
  • Sốt cao từ 38°C trở lên.
  • Vị trí phẫu thuật bị viêm, đỏ hoặc nóng hơn vùng xung quanh.
  • Chảy dịch hoặc mủ từ vị trí phẫu thuật.

Nếu có một trong các dấu hiệu trên, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khả năng sinh sản sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Nếu không được điều trị, nam giới có 2 tinh hoàn ẩn sẽ không thể có con. Nam giới có 1 tinh hoàn ẩn vẫn có thể có con nhưng khả năng sinh sản của họ thấp hơn bình thưởng 50%. Nếu phát hiện và làm phẫu thuật tinh hoàn ẩn sớm, khả năng sinh sản của bé trai sau này sẽ được hồi phục đáng kể. Thậm chí khả năng sinh sản trở lại mức bình thường như những đứa trẻ khác.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn sớm có thể có kết quả tốt hơn phẫu thuật khi bé trai đã lớn. Ví dụ, những bé trai được phẫu thuật khi 2 tuổi sẽ có khả năng sinh sản cao hơn khoảng 5 lần so với khi bé 13 tuổi.

Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không di chuyển vào đúng vị trí sau khi sinh. Nội soi hoặc mổ hở có thể giúp chẩn đoán tình trạng này. Bé trai từ 6 – 12 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để làm phẫu thuật. Bé sẽ đau và cần sự quan tâm của cha mẹ sau khi phẫu thuật. Phụ huynh cần lưu ý và theo dõi các dấu hiệu bất thường ngay tại vị trí mổ. Phẫu thuật tinh hoàn ẩn có tỉ lệ thành công cao, có thể cải thiện đáng kể khả năng sinh sản của bé nam khi lớn lên. Các bậc phụ huynh nên đồng hành cùng con và gọi cho bác sĩ khi thấy dấu hiệu bất thường.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe