Hẹp van động mạch phổi: Bệnh van tim nguy hiểm và những điều cần biết

Bệnh lý van tim là một đề tài rất rộng. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh lý hẹp van động mạch phổi: nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. 

1. Hẹp van động mạch phổi là gì?

Trong cơ thể, tim bóp máu đi nuôi các cơ quan khác thông qua mạch máu. Dòng máu di chuyển thành các vòng tuần hoàn với vai trò quan trọng khác nhau. Trong vòng tuần hoàn lớn, máu từ tim đi tới các cơ quan. Trong vòng tuần hoàn nhỏ, máu từ tim lên phổi để trao đổi oxy.

Các van tim đảm bảo cho dòng máu lưu thông đúng chiều, liên tục. Khi có sự bất thường xảy ra trên các van tim sẽ dẫn tới bất thường máu lưu thông. Từ đó kéo theo hàng loạt tổn thương của hệ tim mạch.

Hẹp van động mạch phổi: Bệnh van tim nguy hiểm và những điều cần biết
Vòng tuần hoàn máu

Van động mạch phổi là van tim ngăn cách giữa tim và động mạch phổi. Nó có vai trò ổn định dòng máu lên phổi để lấy oxy về cho cơ thể.

Động mạch phổi có van bị hẹp là tình trạng mà trong đó dòng chảy của máu từ tim đến phổi bị cản trở. Nguyên nhân là do vùng van động mạch phổi biến dạng và thu hẹp. Hầu hết bệnh nhân có van động mạch phổi bị hẹp phát triển trước khi sinh (bẩm sinh). Ở người trưởng thành đôi khi nó là một biến chứng của bệnh khác.

Bệnh gồm ba dạng:

  • Tại van: chiếm tỉ lệ chủ yếu
  • Trên van
  • Dưới van

>> Xem thêm: Hẹp van động mạch chủ: Tất tần tật những điều cần biết

2. Nguyên nhân của bệnh là gì?

Van động mạch phổi bị hẹp thường do bẩm sinh. Bệnh phát triển trong quá trình hình thành thai nhi và chưa có nguyên nhân xác định rõ ràng. Theo các nhà chuyên môn, bệnh lý này có thể bắt nguồn từ di truyền, là tình trạng hiếm gặp. Đặc biệt nó có thể xảy ra cùng lúc với nhiều dị tật bẩm sinh về tim khác.

Một số bệnh lý hiếm có thể gây động mạch phổi ở người trường thành bị hẹp như:

  • Thay van tim nhân tạo
  • Sốt thấp khớp: Đây là một biến chứng của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu. Chẳng hạn như viêm họng hoặc ban đỏ. Sốt thấp khớp có thể làm tổn thương các van tim.
  • Một số hội chứng di truyền và miễn dịch hiếm gặp khác
Hẹp van động mạch phổi: Bệnh van tim nguy hiểm và những điều cần biết
Hẹp van động mạch phổi

3. Hẹp van động mạch phổi có nguy hiểm không?

Bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nhẹ tới trung bình thường ít biểu hiện triệu chứng. Ở mức độ này cũng ít gặp các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí người hẹp van động mạch phổi nhẹ có thể sống khỏe mạnh mà không phát hiện bệnh.

Hẹp van động mạch chủ trên trung bình tới nặng có thể mắc một trong số các biến chứng:

  • Nhiễm trùng do viêm nội tâm mạc: bệnh thường xảy ra ở những người có bất thường trong cấu trúc tim bẩm sinh.
  • Rối loạn nhịp tim: Xảy ra do hẹp van ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền điện trong tim.
  • Suy tim: tim phải bơm với lực mạnh hơn để tăng lượng máu vào động mạch phổi. Về lâu dài cơ tâm thất sẽ dày lên, làm tăng diện tích buồng tâm thất. Cuối cùng cơ tim trở nên dãn, xơ cứng và suy yếu.

Đặc biệt ở trẻ em, đây là một bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh có thể diễn tiến nặng dần nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó phải phát hiện bệnh càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị.

4. Biểu hiện của bệnh là gì?

Với trẻ nhỏ và người lớn bị hẹp van mức độ trung bình hoặc nặng, các triệu chứng sẽ xuất hiện khi gắng sức, bao gồm:

  • Tức ngực
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân chậm, chậm lớn ở những trẻ mắc bệnh nặng
  • Khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức
  • Trướng bụng
  • Da xanh xao hoặc xanh tím ở một số bệnh nhân.

Đặc biệt lưu ý ở trẻ em hẹp van động mạch phổi có thể xuất hiện cùng với các hội chứng bẩm sinh và di truyền khác. Cha mẹ cần lưu ý để phát hiện sớm bệnh.

Hẹp van động mạch phổi: Bệnh van tim nguy hiểm và những điều cần biết
Biểu hiện của bệnh bệnh Hẹp van động mạch phổi

5. Chẩn đoán hẹp van động mạch phổi như thế nào?

Từ những bệnh nhân có các biểu hiện như trên, bác sĩ sẽ tiếp tục thăm khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

Các xét nghiêm từ đơn giản đến chuyên sâu như:

  • Điện tâm đồ, X-quang ngực
  • Siêu âm tim
  • Chụp mạch máu phổi
  • Khảo sát trực tiếp qua nội soi buồng tim

6. Điều trị hẹp van động mạch phổi như thế nào?

Bệnh nhân hẹp van phổi nhẹ có thể sống khỏe mạnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên cần theo dõi thường xuyên các triệu chứng.

Ở những trường hợp nặng hơn, cần phải can thiệp điều trị ở nhiều mức độ. Căn cứ vào độ tuổi, mức độ hẹp, áp suất buồng tim,… mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách thức điều trị khác nhau:

  • Thuốc: chủ yếu để giảm triệu chứng
  • Nong van bằng bóng
  • Mổ thay van tim: khi nong bóng thất bại hay có chống chỉ định.

7. Theo dõi bệnh nhân bị hẹp van động mạch phổi như thế nào?

  • Bệnh khi đã có triệu chứng thường tiên lượng nặng. Cần theo dõi sát các triệu chứng của bệnh nhân để điều trị các biến chứng kịp thời.
  • Tuân thủ y lệnh của bác sĩ, không được bỏ thuốc. Vì các biến chứng của bệnh một khi xảy ra sẽ không phục hồi
  • Ở những trường hợp nhẹ chỉ cần theo dõi với tần suất giảm dần. Không cần can thiệp khi không có triệu chứng.
  • Trẻ sơ sinh nếu có các hội chứng bẩm sinh hay di truyền cần được thăm khám tim mạch để tầm soát

8. Thay đổi lối sống ở người hẹp van động mạch phổi

Bên cạnh các thuốc hay giải pháp hỗ trợ điều trị, chế độ ăn uống sinh hoạt có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị. Do đó bệnh nhân cần lưu ý:

  • Ăn nhạt, ăn giảm muối để tránh tăng gánh nặng cho tim
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế thức ăn dầu mỡ, thịt đỏ.
  • Không dùng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
  • Tập thể dục bằng các môn VỪA SỨC như đi bộ, ngồi thiền, yoga, đạp xe.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày.
  • Tránh mang thai.Nếu có thai cần được theo dõi sát bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch

Nói chung, hẹp van động mạch phổi không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu chỉ mắc ở mức độ nhẹ. (Nếu có) Các triệu chứng cần được phát hiện kịp thời. Biến chứng của hẹp van rất nguy hiểm nếu không được điều trị, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh và được theo dõi sát bởi bác sĩ tim mạch. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng đắn là cách giảm thiểu tổn thương của hẹp van động mạch phổi.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường