Đổ mồ hôi tay chân: Những điều bạn cần lưu ý

Đổ mồ hôi tay chân là hiện tượng lòng bàn tay, bàn chân trơn ướt, nhớp nháp. Hiện tượng này gặp nhiều nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh khó chịu và làm cản trở đến công việc và cuộc sống. Vậy đây có phải là tình trạng bệnh lý? Nguyên nhân từ đâu mà ra? Hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì?

Ra mồ hôi tay chân là tình trạng mồ hôi bài tiết nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân. Hiện tượng này không nhất thiết liên quan đến nhiệt độ. Chúng có thể xảy ra do vận động cường độ cao như tập thể dục, thể thao.

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Từ đó có thể bị ức chế tâm lý, dễ nóng nảy.

Đôi khi tình trạng đổ mồ hôi tay chân quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn.

Đổ mồ hôi tay chân: Những điều bạn cần lưu ý
Ra mồ hôi tay chân là hiện tượng thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên

Nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi tay chân

Một số nguyên nhân khiến đổ mồ hôi tay chân nhiều bao gồm:

Thời kỳ mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, nồng độ hormone trong cơ thể giảm sút. Điều này làm cho hệ thống cơ thể hoạt động bất thường. Do đó, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi. Bàn tay và bàn chân cũng không ngoại lệ.

Mãn kinh là lý do chính khiến phụ nữ đổ mồ hôi đêm kèm theo những “cơn bốc hỏa” kéo dài từ 30 giây đến 10 phút.

Thức uống có chứa caffeine và rượu

Caffeine là chất được cho là có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Do đó, nếu bạn mắc chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát, việc uống cà phê nóng sẽ làm cho tình trạng đổ mồ hôi trở nên tồi tệ hơn.

Rượu được hấp thụ trong gan và gan có chức năng tạo nhiệt lượng. Khi bạn uống rượu quá mức, nghĩa là bạn đang can thiệp vào sự điều hòa bình thường của gan trong việc điều nhiệt. Do đó, bạn có thể bị bốc hỏa kèm theo mồ hôi tay và chân ra nhiều.

Hạ đường huyết

Đường huyết cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều nhiệt. Sự hạ đường huyết khiến các tế bào không đủ năng lượng để hoạt động. Ngoài bị đổ mồ hôi tay chân, bệnh nhân có thể choáng, ngất nếu hạ đường huyết nghiêm trọng. Tình trạng này khá phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường. Nếu có ngất, cần ngay chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc

Dùng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch có thể có tác dụng phụ khiến mồ hôi ra nhiều.

Nếu bạn thấy bàn tay, bàn chân bắt đầu đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường sau khi dùng một loại thuốc nhất định, thì có thể chúng là lý do. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn thay đổi liều dùng hoặc đổi loại thuốc.

Đổ mồ hôi tay chân: Những điều bạn cần lưu ý
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây tăng tiết mồ hôi. Ví dụ bệnh nhiễm trùng gây sốt có thể khiến đổ mồ hôi. Vì sốt làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và thậm chí cả vùng nách.

Một số bệnh lý khác có thể dẫn đến đổ mồ hôi tay chân nhiều, như:

  • Bệnh Gout.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh Parkinson.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Lymphoma.

Ảnh hưởng của bệnh đổ mồ hôi tay chân nhiều

Đổ mồ hôi tay, chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra những ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh:

  • Đổ mồ hôi nhiều khiến cho người bệnh không tự ti, ngại tiếp xúc, giao tiếp.
  • Mồ hôi tay, chân ra quá nhiều khiến cho người bệnh gặp hạn chế trong việc chọn lựa nghề nghiệp.
  • Người bệnh bị dồn nén cảm xúc, dễ nóng nảy.
  • Nếu nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh lý.

Cách khắc phục đổ mồ hôi tay chân tại nhà

Tình trạng ra mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân có thể khắc phục bằng các biện pháp thực hiện tại nhà. Chẳng han:

Sử dụng baking soda

Baking soda có hàm lượng kiềm cao, rất hữu ích để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân.

Cách thực hiện:

  • Trộn 2 đến 3 thìa baking soda với nước ấm và khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn.
  • Ngâm tay và chân vào dung dịch khoảng 20 đến 30 phút. Trong khi ngâm, thỉnh thoảng nên chà xát tay và chân với bột baking soda.
  • Thực hiện hàng ngày trong hai tuần để có hiệu quả.

Nước hoa hồng

Nước hoa hồng được biết đến là có tác dụng làm mát cho bàn tay và bàn chân. Nước hoa hồng ở đây là nước hoa hồng nguyên thủy. Nghĩa là phải chuẩn bị cánh hoa hồng sau đó đun sôi với nước rồi để nguội. Dùng tăm bông thoa nước này lên lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Chườm lạnh

Cách để kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi tức thời là chườm lạnh. Môi trường lạnh làm giảm nhiệt độ cơ thể và sẽ làm giảm tiết mồ hôi.

Với cách này, bạn chỉ cần ngâm lòng bàn tay và bàn chân ra mồ hôi vào nước lạnh. Tuy nhiên như đã nói, cách này chỉ mang tính khắc phục tạm thời.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước hơn sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được hạ xuống. Bởi cơ thể được bổ sung thêm các chất lỏng. Điều này sẽ làm cho cơ thể bạn mất nước và nhiệt qua nước tiểu chứ không phải qua mồ hôi.

Ở nơi thông thoáng và mát mẻ

Bạn nên tránh các nơi nhiệt độ cao, nắng gắt. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng cà phê và rượu vì chúng sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi hơn.

Cách chữa trị đổ mồ hôi tay chân

Phẫu thuật là phương pháp trị đổ mồ hôi tay chân hiệu quả. Nhưng phẫu thuật chỉ thực hiện khi tình trạng đổ mồ hôi rất nghiêm trọng và thực hiện các biện pháp khác không hiệu quả.

Do đó, trước khi có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chữa trị sau:

Điều trị bằng chất ra chống mồ hôi

Đây là loại thuốc đã được chứng minh trong việc giải quyết tình trạng đổ mồ hôi tay chân nhiều. Chúng chứa thành phần là muối nhôm. Khi lăn trên da sẽ có tác dụng ngăn tiết tiết mồ hôi.

Các loại thuốc này có thể được mua không cần kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu được bác sĩ kê đơn cho bạn.

Điều trị bằng các thủ thuật

Trong trường hợp không thể điều trị bằng thuốc chống mồ hôi, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:

  • Liệu pháp ion: bàn tay và bàn chân sẽ được ngâm một khay nước nông có dòng điện đi qua. Việc điều trị phải được thực hiện lặp lại nhiều lần mới đem lại hiệu quả.
  • Tiêm botox: Botox là một loại thuốc được chấp thuận để điều trị tăng tiết mồ hôi vùng dưới cánh tay. Nhưng nó cũng có thể được sử dụng đối với tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được tình trạng bất thường của cơ thể mình. Đổ mồ hôi tay chân không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Việc khắc phục có thể thực hiện bằng các phương pháp tại nhà. Nếu không hiệu quả, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm về các phương pháp điều trị bằng thuốc cũng như các thủ thuật.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường