Các loại thuốc có ích cho tuổi tiền mãn kinh

Hầu hết phụ nữ sẽ gặp một số triệu chứng xung quanh thời kỳ mãn kinh. Thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau ở mỗi người. Một số các triệu trứng xảy ra ở mức độ nặng và lâu dài và cần tới sự can thiệp bằng thuốc. Bài viết cung cấp thông tin về các loại thuốc tiền mãn kinh có ích cho chị em phụ nữ.

Các biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, lượng estrogen sẽ giảm dần dẫn đến các rối loạn về kinh nguyệt sẽ xảy ra như chu kỳ kinh nguyệt trở nên dài hơn hoặc ngắn hơn, thay đổi lượng máu kinh trong chu kỳ. Một số các triệu chứng khác thường gặp như:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Mất ngủ
  • Thay đổi tâm trạng: trầm cảm, lo lắng
  • Khô âm đạo
  • Giảm chức năng tình dục
  • Hay quên, khó tập trung
  • Đau nửa đầu
  • Giảm khối lượng cơ

Các triệu chứng thường bắt đầu vài tháng hoặc vài năm trước khi kỳ kinh của bạn ngừng lại, được gọi là tiền mãn kinh và có thể kéo dài một thời gian sau đó. Trung bình, hầu hết các triệu chứng kéo dài khoảng 4 năm kể từ kỳ kinh cuối cùng. Tuy nhiên, cứ 10 phụ nữ thì có 1 người trải qua chúng trong tối đa 12 năm.

Các loại thuốc có ích cho tuổi tiền mãn kinh
Các triệu chứng tiền mãn kinh gây nhiều khó chịu cho chị em phụ nữ

Các loại thuốc có ích cho tuổi tiền mãn kinh

1. Thuốc bổ sung canxi, vitamin D

Phần lớn phụ nữ tiền mãn kinh bị loãng xương do thiếu hụt estrogen hoặc do quá trình hủy xương xảy ra nhanh hơn do tuổi tác. Do đó một trong các thuốc tiền mãn kinh có ích cho phụ nữ là canxi, vitamin D.

Lượng canxi khuyến nghị bổ sung cho phụ nữ tiền mãn kinh là 1000 mg canxi, trong khi phụ nữ sau mãn kinh nên tiêu thụ 1200 mg (tổng chế độ ăn uống cộng với bổ sung). Bạn không nên tiêu thụ nhiều hơn 2000 mg canxi mỗi ngày.

Lượng vitamin D hằng ngày được khuyến nghị là 600 đơn vị quốc tế (15 microgam) ở phụ nữ tiền mãn kinh và với phụ nữ sau mãn kinh là 800 đơn vị quốc tế. Hàm lượng vitamin D thấp hơn sẽ không hiệu quả, trong khi liều cao có thể gây độc, đặc biệt là nếu sử dụng trong thời gian dài.

Các loại thuốc có ích cho tuổi tiền mãn kinh

2. Thực phẩm chức năng chứa thành phần phytoestrogen

Nhắc tới thuốc tiền mãn kinh không thể thiếu các thành phần phytoestrogen. Việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa estrogen thực vật nên được cẩn trọng vì nó có thể gây ra các tác dụng bất lợi khi sử dụng liều cao và kéo dài. Sử dụng 100 mg isoflavone mỗi ngày ở phụ nữ sau mãn kinh có thể làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, mất ngủ.

Ưu điểm của phytoestrogen này là không ảnh hưởng đến vú và nội mạc tử cung. Ngoài ra, phytoestrogen cũng không làm tăng nguy cơ đông máu ở phụ nữ sau mãn kinh. Điều này khiến phytoestrogen trở thành một giải pháp thay thế an toàn cho liệu pháp thay thế hormone. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định tính hiệu quả và an toàn của phytoestrogen.

3. Thuốc chống trầm cảm

Đối với những phụ nữ không sử dụng liệu pháp hormone, có một số lựa chọn thay thế để điều trị các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh. Mặc dù chúng có thể không hiệu quả như estrogen nhưng chúng có tác dụng giảm nhẹ.

Các thuốc Paroxetin, Venlafaxin, Desvenlafaxin, Citalopram là những thuốc để điều trị trầm cảm, nhưng các nghiên cứu cho thấy chúng cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các cơn bốc hỏa.

4. Các loại thuốc chứa hormon

Liệu pháp thay thế hormone là thuật ngữ dùng để mô tả hai loại hormone (estrogen và progesterone) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh.

Thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh có liên quan đến việc giảm sản xuất estrogen của buồng trứng một cách rõ rệt. Điều này dẫn đến nồng độ estrogen trong huyết thanh thấp và các triệu chứng vận mạch (bốc hỏa, nhức đầu, đổ mồ hôi ban đêm) ở đa số phụ nữ.

Estrogen là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện có để giảm các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh khác. Tuy nhiên, một số phụ nữ không thể bổ sung estrogen:

  • Tiền sử ung thư vú, bệnh mạch vành.
  • Có một biến cố huyết khối tĩnh mạch (VTE) trước đó hoặc đột quỵ.
  • Bệnh gan đang hoạt động.
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Nguy cơ cao mắc ung thư nội mạc tử cung hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.

Nếu bạn chỉ gặp các vấn đề về âm đạo như bị khô âm đạo hoặc đau khi giao hợp. Estrogen âm đạo liều thấp là một phương pháp điều trị rất hiệu quả và an toàn hơn so với dùng estrogen đường toàn thân.

Việc điều trị các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh bằng liệu pháp thay thế hormone cần được sự đồng ý của bác sĩ vì có thể gây nên các tác dụng bất lợi như tăng nguy cơ ung thư vú, xuất huyết, đột quỵ.

Cách giảm triệu chứng tiền mãn kinh qua chế độ ăn

Ngoài việc sử dụng các thuốc tiền mãn kinh. Chế độ ăn và tập luyện có thể ảnh hưởng tích cực đến phụ nữ tiền mãn kinh, giúp họ cải thiện các triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe,sắc đẹp. Các thành phần cần bổ sung trong chế độ ăn của phụ nữ tiền mãn kinh như:

  • Canxi, vitamin D: Có nhiều trong sữa, phô mát, hải sản, các loại đậu, các loại hạt,rau xanh,…giúp tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương.
  • Omega-3, omega-6: Có nhiều trong cá hồi, cá thu, hạt óc chó,… Đây là các chất béo tốt cho sức khỏe có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa các bệnh đông máu và bảo vệ thần kinh.
  • Các loại thực phẩm chứa phytoestrogen: đậu nành, hạt lanh, vỏ và hạt nho, anh đào, mè,…. giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh, đặc biệt là bốc hỏa
  • Các loại thực phẩm có chứa chống oxy hóa cao: việt quất, dâu tây, mâm xôi, cải xoăn,… Các thực phẩm này giúp ngăn cản các quá trình lão hóa trong cơ thể như lão hóa da, suy giảm trí nhớ và các vấn đề về tim mạch.
  • Chất xơ: Các loại rau, củ, quả. Chất xơ có thể giúp chữa táo bón. Một tình trạng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh do những rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.

Đa số các triệu chứng tiền mãn kinh ở mức độ nhẹ tới trung bình và có thể tự thuyên giảm. Việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc chứa hormone cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe