Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

Bệnh nhồi máu não còn được gọi là tai biến mạch máu não hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ, là tình trạng dòng máu lên não bị gián đoạn đột ngột do tắc nghẽn, khiến các tế bào não bị tổn thương hoặc chết chỉ trong vòng vài phút, gây mất chức năng thần kinh, thậm chí là dẫn đến đột quỵ và tử vong. Bệnh nhồi máu não và cách điều trị thích hợp là phải phục hồi lưu lượng máu lên não càng sớm càng tốt, để tránh những tổn thương và biến chứng.

Cùng NT BacGiang tìm hiểu và khám phá chi tiết trong bài viết này nhé!

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

5 phương pháp điều trị bệnh nhồi máu não phổ biến

Việc chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân bệnh, vị trí mạch máu tắc nghẽn, kiểm soát những tổn thương là rất quan trọng để có được phương pháp điều trị nhồi máu não phù hợp. Bác sĩ sẽ vạch ra phác đồ điều trị nhồi máu não dựa trên thời gian sau khi khởi phát các triệu chứng, phân loại lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cùng tìm hiểu bệnh nhồi máu não và cách điều trị phổ biến nhất ngay sau đây:

1/ Bệnh nhồi máu não và cách điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông

Nguyên nhân gây nhồi máu não là do cục máu đông hình thành bên trong động mạch hoặc các mảng bám do xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn dòng chảy của máu lên não. Vì vậy, phương pháp điều trị nhồi máu não là sử dụng thuốc làm tan cục máu đông được gọi là chất kích hoạt plasminogen mô tĩnh mạch (tPA) trong vòng 3 giờ đồng hồ sau khi khởi phát các triệu chứng.

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

Loại thuốc này được dùng càng sớm càng tốt ngay sau khi triệu chứng bệnh xảy ra nhằm mục đích loại bỏ tắc nghẽn và khôi phục lưu lượng máu lên não. Các bác sĩ cố gắng cho bệnh nhân sử dụng thuốc này trong vòng 3 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu, chậm nhất là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện để thuốc thực sự phát huy công dụng.

Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp bệnh nhân bị bệnh nhồi máu não đến bệnh viện kịp thời để có thể áp dụng phương pháp điều trị này. Trên thực tế, việc sử dụng tPA để điều trị khá hiếm vì nếu sử dụng sau 4,5 giờ, thuốc sẽ có nguy cơ làm tăng xuất huyết nội sọ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trong trường hợp bị đột quỵ xuất huyết.

2/ Điều trị nhồi máu não: Phẫu thuật cắt bỏ huyết khối

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị an toàn hơn trong những trường hợp khẩn cấp nhằm cứu sống bệnh nhân chính là phẫu thuật. Bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông – nguyên nhân gây tắc nghẽn, nhằm khôi phục lưu lượng máu lên não cho bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông mỏng nhỏ bên trong ống thông lớn hơn được dẫn qua các động mạch vào đến não, cho đến khi ống thông đến cục máu đông. Sau đó, sử dụng thiết bị, máy móc y tế hiện đại để loại bỏ cục máu đông này ra khỏi mạch máu não một cách an toàn. Phương pháp điều trị này được gọi là phẫu thuật cắt bỏ huyết khối.

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

3/ Sử dụng thuốc ngăn ngừa nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị sử dụng thuốc với mục đích ngăn ngừa đột quỵ trong tương lai và tăng cường phục hồi sức khỏe sẽ phù hợp với những bệnh nhân sau phẫu thuật, hoặc những người có nguy cơ cao bị nhồi máu não (đặc biệt là những người đã từng bị thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đã bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ trước đó).

Sử dụng thuốc nhằm kiểm soát nguy cơ có thể dẫn đến bệnh nhồi máu não, cụ thể là ngăn ngừa các cục máu đông có thể hình thành, giảm nồng độ cholesterol trong máu, ổn định nhịp tim và huyết áp. Thuốc ngăn ngừa và điều trị nhồi máu não thường có hai loại chính: thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu.

  • Sử dụng heparin và các thuốc chống đông khác để điều trị nhồi máu não trong trường hợp đi kèm rung nhĩ, bệnh van tim nhằm ngăn ngừa các cục máu đông có thể tiếp tục xuất hiện và ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Sử dụng một số loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu phổ biến như aspirin, clopidogrel, cilostazol, thuốc bảo vệ thần kinh trong tất cả các trường hợp nhồi máu não để làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh tái phát.
  • Tuy nhiên, không sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp aspirin hoặc đang cân nhắc dùng thuốc tiêu huyết khối.

4/ Phẫu thuật dự phòng ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu não

Bác sĩ cũng có thể đề xuất bệnh nhân cần dùng một số loại thuốc kết hợp với các phẫu thuật dự phòng để kiểm soát các tình trạng làm tăng nguy cơ bị nhồi máu não đột ngột. Những tình trạng này bao gồm huyết áp cao, xơ vữa động mạch và rung nhĩ trong giai đoạn mãn tính. Một số bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc giảm huyết áp hoặc phẫu thuật để loại bỏ mảng bám tích tụ trong các mạch máu não (động mạch cảnh) có nguy cơ gây bệnh nhồi máu não.

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị hiệu quả, ngừa tái phát

5/ Phục hồi chức năng

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị phục hồi chức năng thường dành cho các bệnh nhân sau đột quỵ và mắc phải những biến chứng gây khuyết tật về thể chất, nhận thức và tinh thần. Phục hồi chức năng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của điều trị nhồi máu não.

Trong trường hợp các vùng não không bị tổn thương nặng, vẫn có thể khôi phục được những chức năng đã bị mất sau đột quỵ, bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân thực hiện các bài tập để lấy lại các chức năng đã mất đó, tận dụng tối đa những khả năng còn lại trên cơ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Bệnh nhồi máu não và cách điều trị phục hồi chức năng bao gồm các phương pháp sau:

  • Vật lý trị liệu: Bao gồm các bài tập thể dục và các phương pháp khác như xoa bóp, tác động nhiệt để giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động tay chân, ngăn ngừa cứng cơ khi bị liệt
  • Liệu pháp ngôn ngữ: Phương pháp này giúp cải thiện khả năng nói của bệnh nhân
  • Liệu pháp nghề nghiệp: Phương pháp hỗ trợ bệnh nhân lấy lại các kỹ năng cơ bản trong hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, tắm rửa, chuẩn bị bữa ăn…
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe