Bật mí những cách trị đổ mồ hôi tay hiệu quả

Lòng bàn tay trơn trượt, ướt nhẹp do đổ mồ hôi quá nhiều? Điều này cản trở công việc của bạn, khiến bạn xấu hổ ngại giao tiếp? Cách trị đổ mồ hôi tay như thế nào? Đây là những câu hỏi thường gặp đối với tình trạng đổ mồ hôi tay. Câu trả lời sẽ được bật mí cho bạn trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng YouMed tìm hiểu nhé.

Đổ mồ hôi tay là bệnh gì?

Bài tiết mồ hôi là một cơ chế để cơ thể điều hòa nhiệt độ. Khi vận động, trời nóng lên, hoặc khi uống rượu bia cơ thể sẽ dễ đổ mồ hôi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường.  Nhưng nếu mồ hôi đổ liên tục, đặc biệt là mồ hôi tay thì rất có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân thường gặp là chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Đây là tình trạng có liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật. Tình trạng này có xu hướng di truyền theo tính gia đình. Khi lớn lên, có thể đổ nhiều mồ hôi ở nhiều vùng khác như vùng nách, vùng đầu mặt và bàn chân.

Ngoài ra, đổ mồ hôi tay cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:

  • Bệnh cường giáp.
  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin D hay Canxi.
  • Nhiễm trùng.
Bật mí những cách trị đổ mồ hôi tay hiệu quả
Đổ mồ hôi tay có thể dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn

Ảnh hưởng của tình trạng đổ mồ hôi tay quá nhiều

Tuy không phải là bệnh nguy hiểm tính mạng nhưng đổ mồ hôi tay quá mức làm ảnh hưởng đến đời sống người bệnh.

Lòng bàn tay luôn ẩm ướt khó chịu khiến người bệnh bị hạn chế trong các công việc như cầm nắm dụng cụ, leo trèo cao, gõ bàn phím, thực hiện các thao tác trong lĩnh vực điện – điện tử.

Bên cạnh đó, người bệnh tự ti, ngại giao tiếp khi bắt tay người khác. Tình trạng nặng hơn là bàn tay có mùi hôi. Điều này khiến việc tự ti xấu hổ ngày càng trầm trọng hơn và có thể dẫn đến trầm cảm.

Bật mí những cách trị đổ mồ hôi tay hiệu quả
Đổ mồ hôi tay nhiều có thể gây hạn chế trong công việc như gõ bàn phím, cầm nắm…

Cách trị đổ mồ hôi tay

1. Cách trị đổ mồ hôi tay bằng phương pháp y khoa

Có một số lựa chọn điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng để trị đổ mồ hôi tay bao gồm:

  • Thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm tiết mồ hôi tạm thời.
  • Các thuốc uống nhóm kháng cholinergic – ức chế hệ thần kinh giao cảm bài tiết mồ hôi.
  • Thuốc chống trầm cảm.

Do các thuốc uống có thể có nhiều tác dụng phụ nên chỉ định còn rất hạn chế.

Điện di ion

Phương pháp này sử dụng dòng điện cường độ thấp để ức chế tuyến mồ hôi ở tay khi ngâm tay trong 1 dung dịch điện ly. Hiệu quả có thể duy trì tối đa 6 tháng/1 liệu trình.

Bật mí những cách trị đổ mồ hôi tay hiệu quả
Điện di ion là cách trị đổ mồ hôi tay theo y khoa

Tiêm botox

Độc tố botulinum được biết đến là có hiệu quả trong các phương pháp làm đẹp, giảm nếp nhăn. Nhưng nó cũng được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị đổ mồ hôi tay.

Botox sẽ được tiêm dưới da lòng bàn tay để ngăn chặn tuyến mồ hôi bài tiết. Hiệu quả thường chỉ kéo dài 6 tháng nên bạn cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần.

Cắt hạch giao cảm

Phương pháp này chỉ áp dụng cho điều trị mồ hôi tay, không áp dụng đối với đổ mồ hôi ở chân. Ưu điểm của nó là có thể trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên nó còn tồn tại nhiều rủi ro như đau giao cảm, Hội chứng Horner gây sụp mí mắt, tăng tiết mồ hôi bù trừ…

2. Cách trị đổ mồ hôi tay tại nhà

Baking soda

Baking soda là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Chúng đã được chứng minh trong việc làm sạch và trắng răng. Ngày nay baking soda cũng được biết đến như cách trị đổ mồ hôi tay nhanh chóng và rẻ tiền.

Giấm táo

Thành phần chính của giấm táo là acid acetid. Giấm táo giúp cân bằng nồng độ pH trong cơ thể. Do đó có thể sử dụng giấm táo để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi tay.

Thực hiện bằng cách lau tay với giấm táo sau đó để qua đêm. Hoặc bạn có thêm giấm táo trong thực đơn hằng ngày.

Nước hoa hồng

Nước hoa hồng là sản phẩm trang điểm và chăm sóc quen thuộc trong chu trình dưỡng da. Chúng hoạt động bằng cơ chế đóng các lỗ chân lông và làm giảm lượng mồ hôi tiết ra. Vì vậy bạn cũng có thể sử dụng nước hoa hồng để trị đổ mồ hôi tay.

Thực hiện bằng cách thấm ướt miếng bông gòn bằng nước hoa hồng. Sau đó thoa lên lòng bàn tay và để khô.

Nước rửa tay khô

Trong thành phần nước rửa tay khô có chứa cồn. Cồn là một hoạt chất làm se khít. Khi thoa tại chỗ, cồn có thể giúp giữ bàn tay khô tạm thời nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông. Cách này có hữu ích tạm thời. Bạn có thể sử dụng trước một cuộc phỏng vấn hoặc sự kiện quan trọng.

Dầu dừa

Dầu dừa là một chất chống mồ hôi tự nhiên. Ngoài ra nó có một số lợi ích khác trong chăm sóc da, tóc. Vì vậy nó sẽ giúp giữ cho bàn tay của bạn mềm mại. Sau khi tắm, lấy một lượng vừa đủ xoa vào lòng bàn tay. Thực hiện hàng ngày để thấy hiệu quả.

Thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống cũng cũng là một cách chữa đổ mồ hôi tay. Ví dụ:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước làm mát cơ thể và giúp giảm tiết mồ hôi quá nhiều.
  • Chế độ ăn uống hợp lý:  Chế độ ăn uống cân bằng là “liều thuốc tốt nhất”. Một số thực phẩm sẽ làm tăng tiết mồ hôi cũng như có loại sẽ giúp giảm bài tiết mồ hôi.
  • Hạn chế sử dụng quá thực uống có caffeine, cồn, thức ăn dầu mỡ, đã qua chế biến.
  • Nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, loại trái cây ngọt tự nhiên để giúp cân bằng các chất trong cơ thể. Vitamin B và D cũng có thể rất hữu ích trong việc thúc đẩy sự cân bằng.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã “bỏ túi” cho mình những cách trị đổ mồ hôi tay hiệu quả. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm tính mạng nhưng mồ hôi tay quá nhiều sẽ khiến bạn ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc hằng ngày. Do đó bạn cần khắc phục tình trạng sớm nhất có thể. Khi thực hiện các biện pháp tại nhà không thấy hiệu quả, bạn đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn thực hiện các phương pháp y khoa.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe