Y học thường thức: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Ngành ngoại khoa không ngừng phát triển theo hướng ngày càng ít xâm lấn lên cơ thể người bệnh mà vẫn giải quyết được các bệnh lý. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu ngày nay đã chứng tỏ tính hiệu quả và an toàn trong thực hành lâm sàng. Cùng YouMed tìm hiểu ngay nhé!

1. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là gì?

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là một nhóm các phương pháp phẫu thuật ứng dụng dụng cụ đặc biệt. Với mục đích giảm kích thước vết mổ, giảm lượng mô lành bị tổn thương trong cuộc phẫu thuật.

Một trong những dạng của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là sử dụng dụng cụ “scope”. Hay còn gọi là phẫu thuật nội soi. “Scope” là một thiết bị quan sát giúp phẫu thuật viên nhìn được vùng phẫu thuật bên trong cơ thể. Không cần bộc lộ vùng mổ để quan sát.

Một dạng khác của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là can thiệp nội mạch. Thông qua việc kết hợp với tia X giúp phẫu thuật viên quan sát bên trong cơ thể. Và một thiết bị kích thước nhỏ được đưa vào lòng mạch để thao tác.

Trong khuôn khổ bài viết này sẽ tập trung vào dạng phẫu thuật nội soi, sử dụng scopes.

Có nhiều loại scopes khác nhau, tuy nhiên về nguyên tắc hoạt động chúng có nhiều nét tương đồng. Scopes thường là những dụng cụ dài hình ống với một camera nhỏ và đầu đèn phát sáng được gắn ở đầu ống.

Y học thường thức: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Một trong những dạng của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là sử dụng dụng cụ “scope”

Thông qua camera cung cấp những hình ảnh bên trong cơ thể thông qua việc kết nối với màn hình TV. Khi thực hiện phẫu thuật nội soi, phẫu thuật viên chỉ cần đường mổ nhỏ vừa đủ để đưa scopes vào bên trong phẫu trường. Phẫu thuật viên đôi khi cần từ 2 đến nhiều đường rạch da thêm để đưa các dụng cụ đặc biệt vào và thao tác.

Những dụng cụ đặc biệt đó có thể là kẹp, cắt hoặc các dụng cụ khâu… Những dụng cụ này được điều khiển từ bên ngoài cơ thể. Bằng cách quan sát qua màn hình TV, phẫu thuật viên có thể điều khiển dụng cụ để tiến hành các thao tác phẫu thuật.

Y học thường thức: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Những dụng cụ đặc biệt đó có thể là kẹp, cắt hoặc các dụng cụ khâu…

2. Có những dạng xâm lấn tối thiểu dùng Scopes nào?

Y học thường thức: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Phẫu thuật nội soi

Một số dạng phẫu thuật nội soi

Có rất nhiều dạng phẫu thuật nội soi khác nhau, thường chúng được đặt tên dựa vào vùng hoặc cơ quan mà chúng được sử dụng:

  • Dạng Phẫu thuật nội soi ngực : Thường được lựa chọn cho những phẫu thuật sinh thiết phổi, hoặc một số phẫu thuật tim mạch
  • Phẫu thuật nội soi bụng : Thường được lựa chọn cho những phẫu thuật cắt bỏ túi mật, cắt ruột thừa, cắt tử cung hay nhiều loại phẫu thuật khác vùng bụng
  • Dạng Phẫu thuật nội soi lòng tử cung : Thường được lựa chọn cho những phẫu thuật loại bỏ các bất thường trong lòng tử cung
  • Phẫu thuật nội soi khớp : Thường dùng trong phẫu thuật nội soi khớp gối, khớp vai,..

Ống nội soi cung cấp hình ảnh hoặc sinh thiết lòng của ống tiêu hóa:

  • Nội soi thực quản-dạ dày 
Y học thường thức: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Nội soi thực quản-dạ dày
  • Hình ảnh nội soi đại trực tràng 
Y học thường thức: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Nội soi đại trực tràng

Một vài phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng rô bốt. Là những thiết bị được điều khiển bởi phẫu thuật viên- hay còn gọi là phẫu thuật rô bốt.

Y học thường thức: Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
“Phẫu thuật rô bốt”

3. So sánh phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật thông thường 

Trong phần lớn các trường hợp (không phải tất cả ) – phẫu thuật xâm lấn tối thiểu giúp bệnh nhân hồi phục sau mổ nhanh hơn bởi vì :

  • Thường vết mổ sẽ nhỏ hơn.
  • Không bộc lộ nhiều vùng cơ thể để quan sát mà chỉ quan sát qua các dụng cụ đặc biệt.
  • Không cần tác, kéo hay vén các cơ quan bình thường nhiều để thao tác.

Mặc dù có nhiều điểm khác so với phẫu thuật thông thường. Nhưng suy cho cùng vẫn là một phương pháp phẫu thuật. Do vậy sau mổ bệnh nhân vẫn đau, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng sau mổ. Và những vấn đề khác của một cuộc phẫu thuật ít nhiều vẫn hiện diện.

4. Có nên luôn luôn chọn phẫu thuật xâm lấn thối thiểu?

Không nên, nhiều loại phẫu thuật có thể áp dụng nhưng không phải luôn luôn. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào còn phụ thuộc vào:

  • Khả năng chuyên môn và trình độ tay nghề của phẫu thuật viên đối với loại phẫu thuật cần thực hiện.
  • Chỉ định phẫu thuật trên bệnh nhân.
  • Những vấn đề sức khỏe khác kèm theo của bệnh nhân.

Kể cả khi bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thì không phải luôn luôn thực hiện được trọn vẹn. Một vài ca phẫu thuật bắt đầu bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nhưng gặp bất lợi trong lúc thao tác và phải buộc lựa chọn chuyển sang phẫu thuật thông thường. 

Vậy nên nếu bạn đã quyết định phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Hãy chuẩn bị và tìm hiểu thông tin. Luôn sẵn sàng chấp nhận nguy cơ chuyển sang mổ thông thường nếu không thuận lợi. Những tình huống chuyển mổ thông thường có thể gặp như:

  • Phẫu thuật viên phát hiện những thương tổn bất thường ngoài dự kiến.
  • Phẫu thuật viên đánh giá việc thao tác gặp nhiều khó khăn và không thể hoàn thành được mục tiêu của cuộc mổ.
  • Chảy máu trong lúc mổ mà không thể kiểm soát qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ: Phẫu thuật viên sẽ sẵn sàng chuyển từ phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sang phẫu thuật thông thường, để bảo vệ tối đa sức khỏe của bệnh nhân.

Bác sĩ Ngô Minh Quân 

Bệnh lý về mũi xoang là những bệnh lý thường gặp và có nhiều loại khác nhau. Các phương pháp điều trị cũng rất đa dạng, trong đó có phẫu thuật mũi xoang. Cùng YouMed tìm hiểu thêm nhé!

>>Xem thêm: Phẫu thuật mũi xoang: Mọi điều bạn cần biết

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính