Xét nghiệm eGFR là gì? Hiểu để nắm rõ tình trạng thận của mình

Bệnh thận thường có quá trình phát triển âm thầm nên nhiều người không phát hiện ra cho đến khi tình trạng bệnh đã diễn biến nghiêm trọng. Do đó, thực hiện eGFR là phương án tốt nhất để đánh giá chính

Bệnh thận thường có quá trình phát triển âm thầm nên nhiều người không phát hiện ra cho đến khi tình trạng bệnh đã diễn biến nghiêm trọng. Do đó, thực hiện eGFR là phương án tốt nhất để đánh giá chính xác chức năng thận. Vậy, eGFR là gì? Khi nào cần thực hiện và ý nghĩa của các chỉ số này là gì?

Xét nghiệm eGFR là gì? 

Vai trò của cầu thận trong cơ thể là thực hiện quá trình lọc máu hàng ngày. Ở người bình thường, trung bình mỗi phút cầu thận sẽ lọc được khoảng 90 – 100ml, độ lọc càng cao thì chứng tỏ thận làm việc càng tốt. Trong xét nghiệm, GFR (Glomerular filtration rate) là chỉ số phản ánh điều trên – số lượng máu được lọc bởi cầu thận trong một phút. 

Ngoài ra, lượng creatinine – là một loại chất thải trong máu, cũng được sử dụng khi thực hiện xét nghiệm thận. Thận khỏe mạnh sẽ lấy creatinine ra khỏi máu và đưa nó ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu thận không hoạt động bình thường, creatinine sẽ tích tụ trong máu.

Thật khó để tính toán chính xác mức độ làm việc của thận, vì vậy để ước tính GFR (eGFR – estimated glomerular filtration rate) người ta sử dụng độ tuổi, giới tính, mức chất thải creatinine. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có đánh giá tổng quan về các chức năng của thận.

Xét nghiệm eGFR là gì? Hiểu để nắm rõ tình trạng thận của mình

Kết quả eGFR sẽ được báo cáo theo mililit trên phút và được viết dưới dạng mL/phút/1,73m².

  • Nếu eGFR lớn hơn 90mililit/phút thì kết quả sẽ được ghi bằng số chính xác hoặc ghi dạng eGFR 90 mL/phút/1,73m².
  • Nếu eGFR nhỏ hơn 90 mililit/phút thì kết quả sẽ được ghi chính xác, ví dụ như  67 mL/phút/1,73

Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa để tạo thành nước tiểu. Mức lọc cầu thận (GFR) cho thấy thận lọc tốt như thế nào. Ước tính có khoảng 37 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ có thể mắc bệnh thận mãn tính nhưng gần 90% không biết về tình trạng của mình. Khi được phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các phương án điều trị kịp trị kịp thời để bảo vệ thận của mình.

Khi nào cần làm xét nghiệm eGFR? 

Các xét nghiệm eGFR có những vai trò sau đây:

  • Sàng lọc và phát hiện ra những tổn thương thận đang gặp phải
  • Theo dõi và đánh giá các chức năng của thận trong thời điểm hiện tại có phù hợp chưa
  • Theo dõi và chẩn đoán những người đang mắc bệnh mãn tính có thể dẫn đến tổn thương thận như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,…
  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân được ghép thận
Xét nghiệm eGFR là gì? Hiểu để nắm rõ tình trạng thận của mình
Các mức độ bình thường của chỉ số eGFR

Ở người trưởng thành, chỉ số eGFR bình thường sẽ lớn hơn 90. Tuy nhiên, chỉ số eGFR sẽ giảm theo độ tuổi, ngay cả ở những người không mắc bệnh thận. Dưới đây là biểu đồ ước tính chỉ số eGFR trung bình dựa trên độ tuổi.

Tuổi Chỉ số eGFR trung bình( ml / phút /1,73 m² )
20 – 29 116
30 – 39 107
40 – 49 99
50 – 59 93
60 – 69 85
70+ 75

Ngoài ra, eGFR của bạn có thể thay đổi dựa trên một số vấn đề khác, ví dụ như không uống đủ nước. Khi bệnh thận trở nên trầm trọng hơn, chỉ số eGFR của bạn sẽ giảm xuống. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và bạn có những thay đổi giúp cuộc sống lành mạnh hơn như tuân theo chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng với thận và tập thể dục đầy đủ sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thận và tốc độ thay đổi eGFR.

Hiểu xét nghiệm eGFR là gì có thể giúp bạn nắm rõ hơn tình trạng sức khỏe của bản thân mình. Để chuẩn bị cho eGFR, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn (không ăn hoặc uống) hoặc tránh một số loại thực phẩm trong vài giờ trước khi xét nghiệm. 

Thông thường, bệnh thận phát triển không phải do bất kỳ lý do đơn lẻ nào mà là do sự kết hợp của nhiều yếu tố về thể chất, môi trường và xã hội. Nếu chưa được chẩn đoán mắc bệnh thận nhưng gặp các dấu hiệu sau thì bạn nên đi xét nghiệm eGFR:

  • Ăn mất ngon
  • Cảm thấy mệt
  • Chuột rút ở tay chân
  • Ngứa ngáy, khó chịu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sưng ở cánh tay, chân hoặc bàn chân 
  • Đi tiểu thường xuyên hơn hoặc ít hơn bình thường

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm eGFR là gì?

Chỉ số eGFR ở mức 90ml/phút/1,73 hoặc cao hơn (mức bình thường)

  • Giai đoạn bệnh thận: Giai đoạn 1
  • Chức năng của thận: Bình thường, tuy nhiên, cũng có thể có một số dấu hiệu tổn thương thận, ví dụ như nồng độ protein trong nước tiểu cao hoặc gặp tổn thương mô ở trong thận

Chỉ số eGFR ở mức 60 – 89ml/phút/1,73 (mức bình thường)

  • Giai đoạn bệnh thận: Giai đoạn 2
  • Chức năng của thận: Có thể giảm nhẹ nhưng nếu gặp các dấu hiệu như giai đoạn 1 thì có nguy cơ dẫn đến bệnh thận mãn tính

Chỉ số eGFR ở mức 45 – 59ml/phút/1,73

  • Giai đoạn bệnh thận: Giai đoạn 3a
  • Chức năng của thận: Bị tổn thương từ nhẹ đến trung bình. Trong giai đoạn này, bạn đã nên hiểu chỉ số eGFR là gì, bởi các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng như sưng ở tay và chân, đau lưng, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường,..

Chỉ số eGFR ở mức 30 – 44mll/phút/1,73

  • Giai đoạn bệnh thận: Giai đoạn 3b
  • Chức năng của thận: Bị tổn thương từ trung bình đến nặng và đi kèm với đó là các triệu chứng của giai đoạn 3a

Chỉ số eGFR ở mức 15 – 29mll/phút/1,73

  • Giai đoạn bệnh thận: Giai đoạn 4
  • Chức năng của thận: Bị tổn thương nặng, đi kèm với các vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao, thiếu máu, bệnh về xương,…

Chỉ số eGFR ở mức nhỏ hơn 15mll/phút/1,73

  • Giai đoạn bệnh thận: Giai đoạn 5
  • Chức năng của thận: Bị tổn thương rất nặng. Những người ở giai đoạn này thường rất ốm yếu và cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Nếu có kết quả xét nghiệm eGFR dưới mức 60 trong vòng 3 tháng hoặc trên mức 60 nhưng lại đi kèm với các triệu chứng tổn thương thận như ở giai đoạn 1 thì có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Lúc này, việc quan trọng nhất là xác định được nguyên nhân và theo dõi cẩn thận diễn biến phát triển của bệnh thông qua việc biết rõ chỉ số eGFR là gì đưa có phương án điều trị phù hợp nhất.

Cho dù chỉ số eGFR của bạn vẫn đang bình thường nhưng đừng chủ quan, hãy thực hiện một vài gợi ý sau để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh nhất có thể:

  • Không hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá
  • Giữ mức cân nặng phù hợp với thể trạng sức khỏe
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh ít muối, ít chất béo bão hòa
  • Giữ huyết áp khỏe mạnh (dưới 120/80 đối với hầu hết mọi người)
  • Kiểm soát lượng đường trong máu nếu đang mắc bệnh tiểu đường
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần, ví dụ như đi bộ hoặc đạp xe

Vậy, eGFR trong xét nghiệm máu là gì? eGFR là gì? Đây là chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình chức năng của thận. Hiểu xét nghiệm eGFR là gì và biết cách đọc các chỉ số sẽ giúp bạn nắm rõ và kiểm soát sức khỏe của mình cẩn trọng hơn.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe