Vú to ở bé trai có phải lúc nào cũng bất thường?

Sự phì đại tuyến vú do gia tăng mô tuyến vú ở nam giới được gọi là nữ hóa tuyến vú. Nó có thể xảy ra trong thời thơ ấu, dậy thì hoặc 60 tuổi trở lên. Đây có thể chỉ là một thay đổi bình thường. Nam giới cũng có thể bị nữ hóa tuyến vú do thay đổi nội tiết tố, hoặc tác dụng phụ của thuốc. Nó có thể xảy ra với một hoặc cả hai bên vú. Hầu hết các trường hợp nữ hóa tuyến vú không cần điều trị. Tuy nhiên, vì lý do thẩm mỹ, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một số trẻ.

1. Vú to ở bé trai là gì?

Chứng phì đại tuyến vú ở bé trai còn được gọi là nữ hóa tuyến vú. Nó phổ biến nhất khi trẻ dậy thì sớm. Ngoài ra, có thể gặp ở người lớn tuổi. Bé trai có thể sờ thấy vú của mình mềm và có một vùng mô nhỏ bên dưới núm vú. Thông thường sự thay đổi này không đáng chú ý. Nhưng đôi khi vú có thể to hơn và bắt đầu trông giống như vú ở trẻ gái.

Mặc dù ở nam giới, ngực không phát triển như nữ giới, nhưng tất cả các bé trai đều được sinh ra với một lượng nhỏ mô vú bên trong cơ thể.

2. Nguyên nhân

2.1 Sự mất cân bằng của hormone

Cơ thể nam giới có cả nội tiết tố sinh dục testosterone và estrogen. Đây là hai hormone chính giúp quyết định giới tính của một đứa trẻ. Với bé trai, thường số lượng testosterone sẽ ưu thế hơn estrogen. Hormone này giúp định hướng sự phát triển giới tính của trẻ khi đến tuổi dậy thì. Nhưng bé trai cũng tạo ra một ít estrogen nhưng không đủ thúc đẩy mô vú phát triển như ở bé gái.

Vú to ở bé trai có phải lúc nào cũng bất thường?
Khi con trai bước qua tuổi dậy thì hoặc khi lớn tuổi tạo ra ít testosterone hơn, sự cân bằng của hai loại hormone này sẽ thay đổi. Nghĩa là estrogen được sản xuất nhiều hơn bình thường. Điều này có thể khiến ngực của nam giới phát triển. Khoảng một nửa trẻ nam vị thành niên và 2/3 đàn ông trên 50 tuổi sẽ gặp tình trạng này. Nhưng mức độ nhẹ nặng khác nhau sẽ tùy thuộc ở từng người.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin ở bài viết Testosterone thấp ở nam giới và những điều cần biết?

2.2 Béo phì

Thừa cân (hay béo phì) là nguyên nhân phổ biến của nữ hóa tuyến vú. Bởi vì thừa cân có thể làm tăng nồng độ estrogen khiến mô vú phát triển. Nếu bạn béo phì, bạn cũng có nhiều tế bào mỡ có thể làm to mô vú. Đối với một số người, giảm cân hoặc tập thể dục nhiều hơn có thể hữu ích. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh.

2.3 Bé trai tuổi sơ sinh

Vú to có thể xuất hiện ở các bé trai sơ sinh. Vì estrogen có thể từ mẹ chuyển sang con thông qua nhau thai và vẫn còn trong cơ thể trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời. Sau đó, đa số sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra vài tuần.

2.4 Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân hiếm gặp khác của nữ hóa tuyến vú bao gồm:

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị bệnh dạ dày, tim mạch, co giật hoặc bệnh trầm cảm
  • Các chất gây nghiện như cần sa
  • Uống quá nhiều rượu
  • Suy thận hoặc bệnh gan
  • Hội chứng Klinefelter (một rối loạn di truyền hiếm gặp)
  • Tinh hoàn có khối u hay bị nhiễm trùng

Hãy nói với Bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào mà con trai bạn đang dùng khi đến bệnh viện khám bệnh nhé.

Vú to ở bé trai có phải lúc nào cũng bất thường?
Một số loại thuốc có thể làm phì đại tuyến vú.

3. Các triệu chứng của phì đại tuyến vú

Dấu hiệu đầu tiên của nữ hóa tuyến vú có thể là một khối mô mỡ dưới núm vú. Đôi khi mô vú có thể mềm, đau hay khiến trẻ cảm thấy căng tức ngực.

Điều này có thể khiến bạn lo lắng nếu như là nam giới lớn tuổi rằng có thể bị ung thư vú. Căn bệnh này xảy ra ở một số ít nam giới. Vú to không nhất thiết là dấu hiệu của ung thư. Nhưng bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ nó.

Phì đại vú có thể xảy ra không đồng đều. Nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai vú. Vú bên này có thể lớn hơn hoặc bằng vú bên còn lại.

4. Làm sao để chẩn đoán vú to ở trẻ?

Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị nữ hóa tuyến vú, bác sĩ có thể sẽ thăm khám để đảm bảo không có khối cứng, chất dịch rỉ ra hoặc các vấn đề về da. Chúng có thể là dấu hiệu của ung thư .

Hơn nữa, bác sĩ cũng có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm:

  • Trẻ đã từng mắc các bệnh về thận hay gan chưa?
  • Trẻ đang hay đã dùng thuốc gì trước đây?

Bác sĩ sẽ khám cho con bạn và kiểm tra các tình trạng khác có thể là lý do cho sự phát triển của vú. Trong một số trường hợp, con bạn có thể phải xét nghiệm máu hay nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone. Ngoài ra, có thể cần chụp X-quang vú, siêu âm tuyến vú hoặc sinh thiết để tìm dấu hiệu ung thư.

Vú to ở bé trai có phải lúc nào cũng bất thường?
Xét nghiệm máu có thể được đề nghị làm cho trẻ.

5. Vú to có cần điều trị không?

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ không cần phải điều trị. Cơn đau thường chỉ kéo dài trong vài tháng và sau đó biến mất. Ngực thường nhỏ lại phù hợp theo lứa tuổi. Tình trạng này hiếm khi kéo dài hơn 2 năm. Ngoài ra, chúng cũng hiếm khi thay đổi đến mức khiến con trai bạn xấu hổ về ngoại hình của mình.

Nếu vú của trẻ phát triển quá to (đường kính lớn hơn 5 cm), các phương pháp điều trị có thể cần cân nhắc. Bao gồm thay đổi những loại thuốc có tác dụng phụ này, liệu pháp bổ sung hormone hoặc phẫu thuật. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bạn lo lắng về sự phát triển của mô vú. Các bác sĩ có thể thảo luận về các lựa chọn điều trị với bạn. 

Ban đầu, dùng thuốc để điều chỉnh lại các nội tiết tố trong cơ thể trẻ có thể được áp dụng nhiều nhất. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục trong một thời gian dài và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hay khiến bạn gặp nhiều khó khăn hoặc đau đớn, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để thảo luận về khả năng phẫu thuật.

6. Bạn có thể chăm sóc trẻ bằng cách nào?

Trước hết, lựa chọn trang phục là việc cần chú ý. Quần áo rộng rãi sẽ giúp trẻ thoải mái hơn so với áo sơ mi hay quần jean bó sát.

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu:

  • Gần đây trẻ bị sưng, đau hoặc to ra ở một hoặc cả hai bên vú
  • Có dịch tiết bất thường hoặc có máu chảy ra từ núm vú
  • Xuất hiện vết loét trên da hoặc vú
  • Sờ thấy một khối u vú có cảm giác cứng hoặc chắc
Vú to ở bé trai có phải lúc nào cũng bất thường?
Vú sưng đỏ hay chảy dịch thì cần đưa trẻ đi khám ngay

Nếu con trai của bạn có vú phát triển nhưng chưa đến tuổi dậy thì, hãy đến bác sĩ kiểm tra. Tùy vào từng mức độ sưng vú, mà diễn tiến bệnh của từng trẻ sẽ khác nhau. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ của trẻ về những thông tin dưới đây để theo dõi trẻ kĩ hơn:

  • Con bạn sẽ mất bao lâu để hồi phục tình trạng này
  • Bạn nên theo dõi những triệu chứng nào và phải làm gì nếu con bạn mắc phải chúng

Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng sưng to tuyến vú có thể gây ra lo lắngtrầm cảm, giảm lòng tự trọng hoặc rối loạn ăn uống. Đặc biệt là ở các bé trai đang trong độ tuổi dậy thì. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp giải quyết mọi vấn đề phát sinh.

Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu vú trẻ sưng đau hoặc sờ thấy có khối u rõ ràng. Đôi khi, khối u có thể cần được loại bỏ. Vú to ở trẻ nhỏ thường không liên quan đến ung thư vú, nhưng đi khám bác sĩ là cần thiết nếu bạn lo lắng về tình trạng sưng vú. Hãy chắc chắn rằng bạn biết khi nào bạn nên đưa con mình tái khám trở lại để kiểm tra sức khỏe. 

Nguồn: https://youmed.vn/

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường