Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Có những loại vaccine có thể ngăn chặn các vấn đề về sức khỏe này. Chính vì vậy, tìm hiểu về virus HPV và cách tiêm phòng HPV là tương đối cần thiết.

1. Thông tin chung về virus HPV

HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Nhiễm HPV thường gặp nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy khoảng 42,5% phụ nữ nhiễm HPV đường âm đạo, 7% nhiễm HPV đường miệng. Nhiễm HPV các type nguy cơ cao là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung.

Rất có thể bạn mắc virus HPV mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Trên thực tế, nếu may mắn, bạn sẽ không bị vấn đề gì với loại virus này. Virus HPV có nhiều loại (chủng) cùng với nguy cơ khác nhau, một số chủng của virus HPV được coi là “nguy cơ thấp” và có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Những chủng khác được coi là “nguy cơ cao” và có thể gây ra tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.

Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
HPV có nhiều chủng khác nhau.

Có khoảng 150 type HPV. Hầu hết các chủng đều vô hại, không có dấu hiệu hoặc triệu chứng và sẽ tự khỏi. 30 – 40 type lây qua đường tình dục. 12 type có nguy cơ cao làm thay đổi niêm mạc cổ tử cung đã được chứng minh là gây ung thư cổ tử cung là: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, và 59. Ngoài ung thư cổ tử cung, các chủng HPV nguy cơ cao còn là tác nhân gây ra các loại ung thư như sau: 

  • Ung thư hậu môn: 95% 
  • Ung thư dương vật: 35% 
  • Các ung thư vùng hầu họng: 70% 
  • Ung thư âm hộ: 50% 
  • Ung thư âm đạo: 65%

2. Virus HPV lây truyền qua đường nào?

Các virus HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục. Lây nhiễm xảy ra ngay cả khi bạn chỉ ân ái với một người. Bạn cũng có thể phát những triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do đó rất khó để biết bạn bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.

HPV có thể lây truyền thông qua các đường lây truyền như sau (xếp theo thứ tự nguy cơ từ cao xuống thấp): 

  • Quan hệ tình dục (dương vật, âm đạo, hậu môn).
  • Do tiếp xúc tay, miệng với cơ quan sinh dục.
  • Sử dụng chung đồ vật bị nhiễm HPV.
  • Lây truyền từ mẹ sang con. 
Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
HPV lây qua đường tình dục là chính.

Mặc dù, lây truyền HPV cho con trong quá trình sinh đẻ là hiếm gặp. Nhưng, sự lây truyền vẫn có thể xảy ra do tiếp xúc da – niêm mạc hoặc các tổn thương, trầy xước trong quá trình sinh đẻ. Sử dụng bao cao su là bảo vệ tốt nhất cho các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Thực tế bao cao su không thể che hết toàn bộ bề mặt da xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn. Do đó không bảo vệ hoàn toàn khỏi HPV. Các tiếp xúc thông thường như ôm, hôn, bắt tay, ăn uống dùng chung bát đũa, tắm ở bể bơi, dùng chung bệ xí… không lây truyền HPV.

HPV không liên quan đến HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có thể gây ra bệnh AIDS). Tuy nhiên, với những người có HIV đã làm giảm hệ thống miễn dịch và có khả năng bị nhiễm vi sinh vật khác, bao gồm cả một hay nhiều chủng HPV.

2. Ai có nguy cơ nhiễm virus HPV?

Tất cả mọi người, cả nam giới và nữ giới, không phân biệt lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm HPV.

Khi bắt đầu có quan hệ tình dục, thì nguy cơ nhiễm HPV sẽ cao hơn, kể cả khi bạn chỉ quan hệ tình dục với chỉ một người. Người có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn khi có tiếp xúc với bộ phận sinh dục, hậu môn của người đang nhiễm HPV.

Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 80%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20 – 30, có thể lên đến 20 – 25% trong quần thể.

Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Các chủng HPV gây bệnh.

Người ta chia virus HPV sinh dục thành 2 nhóm: 

  • Nhóm nguy cơ thấp
    • Thường gặp nhất là các chủng 6 và 11.
    • Gây nên sùi mào gà sinh dục.
  • Nhóm nguy cơ cao
    • Các chủng thường gặp nhất là 16, 18, 31, 33 và 45. Gây ra các tổn thương: CIN (tân sinh tế bào bất thường trong biểu mô cổ tử cung)
    • Ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn, dương vật, thanh quản, …

4. Xét nghiệm chẩn đoán virus HPV?

Không có xét nghiệm sàng lọc để phát hiện HPV. Thậm chí khi bạn thực hiện xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), bạn cũng không được xét nghiệm 2 bệnh phổ biến là virus HPV và virus Herpes simplex (virus HSV).

Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Xét nghiệm HPV không phổ biến.

Có một số xét nghiệm để xác định chủng HPV. Nhưng các xét nghiệm không phổ biến. Phần lớn các loại xét nghiệm được thiết kế để phát hiện DNA của virus. Nếu kết quả dương tính, có nghĩa là bạn là người mang ít nhất một trong 15 chủng HPV nguy cơ cao. Tuy nhiên, nó lại không cho chúng ta biết được loại virus đó thuộc chủng nào hay số lượng chủng khác nhau mà cơ thể mắc phải.

5. HPV có thể điều trị không?

Không thể điều trị HPV. Bác sĩ chỉ có thể loại bỏ các tổn thương đường sinh dục quan sát được bằng mắt thường và mụn sinh dục gây nên bởi HPV. Bao gồm:

  • Đốt nóng (cauthery hay laze).
  • Phẫu thuật (dao hoặc kéo).
  • Làm lạnh (phương pháp áp lạnh có sử dụng ni tơ lỏng hoặc cacbonic)
  • Phương pháp ăn da (axit tri clo axetic hoặc bi clo axetic).
Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Mụn cóc sinh dục.

Không giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục có căn nguyên vi khuẩn như lậu, chlamydia hay giang mai, không có thuốc kháng sinh để chữa HPV. Tăng cường hệ thống miễn dịch có ích trong hạn chế các thương tổn và một số loại tiền ung thư ở vùng hậu môn, âm đạo. Thời gian trung bình từ khi nhiễm HPV nguy cơ thấp (nguyên nhân gây mụn cóc) cho tới khi biến mất là 6 – 8 tháng. Do đó, phần lớn người nhiễm HPV sẽ hết mụn cóc ngay cả khi không điều trị.

6. Biện pháp phòng tránh HPV

Có một số các biện pháp có thể giúp hạn chế các nguy cơ này.

  • Tiêm vaccine

Cho đến nay, tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vaccine phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Liệu trình tiêm vaccine này gồm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng. Tiêm đủ liệu trình là rất quan trọng để đạt được hiệu quả phòng bệnh.

  • Định kỳ sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung

Định kỳ sàng lọc cho phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 có thể giúp phòng chống ung thư cổ tử cung.

Khi các tham gia quan hệ tình dục:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách mọi lúc có quan hệ

Điều này giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV. Nhưng HPV có thể lây lan vào vùng cơ quan không được bao cao su che phủ. Do đó bạn phải ý thức rằng bao cao su có thể không thể giúp bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi virus HPV.

Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm HPV.
  • Quan hệ chung thủy với một bạn tình

Một bạn tình hoặc một vợ một chồng cũng giúp hạn chế nguy cơ lây lan HPV.

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về vắc-xin HPV

7. Đối tượng và độ tuổi tiêm phòng HPV

Tại Việt Nam, vaccine phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.

Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vaccine có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Hình ảnh mô tả vaccine HPV.

Các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới

Nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…).

8. Vaccine HPV

Hiện nay có 2 loại vaccine phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam:

  • Vaccine Gardasil (Mỹ).
  • Vaccine Cervarix (Bỉ).
Virus HPV và ung thư cổ tử cung: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vaccine Gardasil (Mỹ).

Hai loại vaccine này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa.

Loại vaccine

Vaccine Gardasil (Mỹ)

Vaccine Cervarix (Bỉ)

Số chủng phòng ngừa

Phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18)

Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18)

Đối tượng tiêm

Tiêm cho nữ giới 9 – 26 tuổi

Tiêm cho nữ giới 10 – 25 tuổi.

Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Lịch tiêm mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Lịch tiêm mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Tác dụng

Phòng ngừa: Ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, mụn cóc sinh dục, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn.

Phòng ngừa: Ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung không chừa một ai, mà nguyên nhân chính là do nhiễm virus HPV. Chính vì vậy việc phòng ngừa là điều cần thiết và nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp các chị em trả lời được thắc mắc về virus HPV cũng như cách phòng tránh như thế nào mới hiệu quả.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính