Viêm nha chu: cảnh báo nguy cơ và biến chứng

Viêm nha chu rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này sẽ gây nhức nhói, khó chịu cho người bệnh. Thế nhưng những biển hiện của bệnh này trong giai đoạn đầu thường khó xác định. Vậy làm thế nào nhận biết tình trạng này? Bệnh này có thể chữa trị hay không? Làm thế nào phòng ngừa những nguy cơ mắc? YouMed mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.   

Tổng quan về viêm nha chu

Viêm nha chu là thuật ngữ về sự nhiễm trùng ở nướu răng. Tình trạng này làm tổn thương phần mô mềm, thậm chí phá hủy khung xương nâng đỡ răng. Viêm nha chu có thể làm lung lay và gây mất răng.

Dấu hiệu viêm nha chu

Ở người khỏe mạnh, nướu răng bình thường có màu hồng nhạt và vừa khít với răng. Vì thế, tình trạng nha chu không khỏe mạnh sẽ có những biểu hiện rõ rệt như:

  • Nướu bị sưng, có màu đỏ tươi hoặc màu đỏ sẫm.
  • Khi chạm vào, bạn sẽ cảm thấy nướu mềm mềm.
  • Nướu dễ chảy máu hơn, khạc ra máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Khi chải răng có màu hồng dính trên lông chải.
  • Hơi thở khoang miệng có mùi khó chịu.
  • Có thể chảy mủ ở răng và nướu.
  • Nhai có cảm giác đau hay cộm xốn.
  • Răng dễ lung lay hơn.
  • Phản ứng viêm ở toàn cơ thể gây sốt.
Viêm nha chu: cảnh báo nguy cơ và biến chứng
Viêm nha chu có thể làm hơi thở có mùi khó chịu

Các triệu chứng trong giai đoạn đầu của viêm nha chu đôi khi không dễ nhận biết. Những biểu hiện trên sẽ diễn tiến từ nhẹ đến nặng.

Bạn đang có yếu tố nguy cơ mắc viêm nha chu không?

Có những yếu tố làm bệnh này dễ diễn ra hơn mà bạn cần lưu ý:

  • Thói quen vệ sinh răng kém.
  • Hay bị viêm lợi.
  • Sử dụng thuốc lá.
  • Thay đổi nội tiết như mang thai hay mãn kinh.
  • Sử dụng thuốc phiện như ma túy, cần sa.
  • Thể trạng béo phì hay thừa cân.
  • Không đủ chất dinh dưỡng như vitamin C.
  • Mắc các bệnh lý như: bệnh đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.

Nguyên nhân gây viêm nha chu

Ở người khỏe mạnh, có hàng trăm loại vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng mà chúng ta không biết. Hầu hết chúng đều ở dạng bất hoạt và không gây hại. Tuy nhiên nếu không vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ sinh sôi và hoạt động ảnh hưởng răng miệng. Nếu không được điều trị, chúng sẽ gây viêm nha chu. Bao gồm:

  • Mảng bám hình thành trên răng do tinh bột và đường trong thực phẩm. Bởi lẽ, chất tinh bột và đường là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn.
  • Mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu thành cao răng (vôi răng). Cao răng khó loại bỏ hơn mảng bám rất nhiều. Những cao răng và mảng bám lưu lại càng lâu càng làm răng miệng kém khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, bạn không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
  • Mảng bám có thể gây viêm nướu. Đây là tình trạng kích ứng và viêm phần mô nướu ở chân răng. Dần dần, viêm nướu nếu không phát hiện sẽ gây viêm nha chu. Túi chứa đầy mảng bám, cao răng và vi khuẩn sẽ phát triển giữa nướu và răng. Nếu không được điều trị, những túi này trở nên sâu hơn, nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán viêm nha chu

Để xác định bệnh viêm nha chu, chuyên gia y tế cần xem xét những yếu tố sau:

  • Thăm hỏi những thói quen bạn có và các loại thuốc bạn dùng thường ngày. Bao gồm: thói quen hút thuốc lá,  những loại thuốc gây khô miệng.
  • Khám vùng răng miệng tìm mảng bám và cao răng đồng thời kiểm tra xem có dễ chảy máu.
  • Đo độ sâu túi của rãnh giữa nướu và răng bằng một đầu dò. Ở vùng khoang miệng, độ sâu túi thường từ 1 đến 3mm. Các túi sâu hơn 4 mm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Các túi sâu hơn 5mm là do không làm sạch tốt.
  • Chụp X-quang nha khoa để kiểm tra tình trạng tiêu xương ở các túi.
Viêm nha chu: cảnh báo nguy cơ và biến chứng
Đo độ sâu túi của rãnh giữa nướu và răng bằng một đầu dò nếu hơn 4mm báo hiệu viêm nha chu.

Điều trị và phòng ngừa biến chứng viêm nha chu

Điều trị viêm nha chu

Những phương pháp không phẫu thuật

Nếu viêm nha chu không quá nặng, các nha sĩ có thể dùng những phương pháp ít xâm lấn như là:

  • Cạo vôi răng bằng tia laser hay thiết bị siêu âm. Cạo vôi răng sẽ loại bỏ cao răng và vi khuẩn và cải thiện sức khẻo răng miệng. Đồng thời, phương pháp này làm nhẵn bề mặt chân răng ngăn sự tích tụ tái diễn.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ hay đường uống chữa trị tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Gợi ý những thuốc kháng sinh tại chỗ bao gồm nước súc miệng hay gel thoa vào khoảng trống giữa răng và nướu.

Phương pháp phẫu thuật

Khi bệnh cảnh này tiến triển, việc điều trị chuyên khoa tùy theo nha sĩ chỉ định, bao gồm:

  • Phẫu thuật tạo vạt (phẫu thuật thu nhỏ túi).
  • Mô mềm ghép.
  • Ghép xương.
  • Tái tạo mô có hướng dẫn.
  • Protein kích thích mô.

Phòng ngừa biến chứng

Biến chứng đầu tiên của viêm nha chu là gây mất răng. Bên cạnh đó, vi khuẩn lúc này có thể xâm nhập vào máu ảnh hưởng đến các bộ phận khác. ví dụ như viêm nha chu có thể liên quan đến bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành, khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh tiểu đường.

YouMed gợi ý những biện pháp cải thiện tình trạng này tại nhà như sau:

  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám.
  • Sử dụng bàn chải mềm và thay bàn chải ít nhất ba tháng một lần.
  • Dùng chỉ nha khoa hằng ngày.
  • Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám toàn diện hơn.
  • Không hút thuốc hoặc nhai thuốc lá.
  • Thăm khám ít nhất 6 tháng một lần.
Viêm nha chu: cảnh báo nguy cơ và biến chứng
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng

Viêm nha chu là một cảnh báo cho tình trạng sức khỏe răng miệng. Tình trạng này có thể có những dấu hiệu rầm rộ hay khá âm thầm tùy vào diễn tiến. Vì thế khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào, bạn cần đảm bảo vệ sinh răng miệng thật kỹ. Đồng thời, bạn cần đến khám nha sĩ ngay. Có những giải pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc và giảm thiểu biến chứng mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Sức khỏe răng miệng được giữ gìn sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống. YouMed chúc bạn có một nụ cười xinh và khỏe mạnh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính