Viêm da dị ứng: Điều trị, phòng ngừa tái phát

Viêm da dị ứng là bệnh lý lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, nó rất hay tái phát và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm da dị ứng có thể điều trị được nhưng không thể trị khỏi dứt điểm.

Vì vậy, điều quan trọng trong quản lý và chăm sóc bệnh là ngăn ngừa, dự phòng bệnh ít tái phát nhất có thể. Trong bài viết này, YouMed xin trình bày những phương pháp điều trị và cách chăm sóc da giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh viêm da dị ứng.

1. Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Viêm da dị ứng: Điều trị, phòng ngừa tái phát
Viêm da dị ứng là một bệnh lý về da khá phổ biến

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng do sự tương tác qua lại giữa yếu tố gen (cơ địa của người bệnh) và yếu tố dị nguyên (tác nhân dị ứng từ môi trường). Vì thế các phương pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm giải quyết các triệu chứng khi bệnh khởi phát mà không giúp loại bỏ bệnh vĩnh viễn.

Viêm da dị ứng: Điều trị, phòng ngừa tái phát

>>>Viêm da dị ứng là một bệnh lý về da khá phổ biến và việc phát hiện sớm tình trạng bệnh là điều rất cần thiết mà bạn nên cập nhật. Bài viết về “Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và chuẩn đoán” sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể hơn về tình trạng này.

Nguyên tắc điều trị:

  • Dùng thuốc
  • Chăm sóc da
  • Phát hiện và tránh các yếu tố gây dị ứng

1.1. Dùng thuốc

  • Thuốc bôi

– Khi có các triệu chứng như mẩn đỏ, nổi mụn nước hay ngứa, người bệnh nên nhanh chóng đến khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và điều trị thích hợp, tránh để bị nhiễm trùng nặng hơn.

– Bác sĩ thường lựa chọn các loại thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid, Tacrolimus giúp làm giảm viêm một cách nhanh chóng.

– Ngoài ra bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên vùng viêm da trong trường hợp nhiễm trùng.

– Lưu ý, người bệnh nên bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ quá liều.

  • Thuốc uống

Thuốc giảm ngứa

 + Khi bị viêm da sẽ có triệu chứng châm chích, ngứa ngáy rất khó chịu. Điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng làm việc của người bệnh.

+ Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa, cải thiện giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

+ Đối với trẻ em, có thể sử dụng thuốc giảm ngứa dưới dạng chế phẩm si rô.

Thuốc kháng sinh

+ Trong trường hợp tại vùng da dị ứng có nhiễm trùng kèm theo, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh uống giúp diệt vi khuẩn và kháng viêm, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.

1.2. Chăm sóc da

– Làm sạch vùng da bị viêm và sử dụng các dung dịch sát khuẩn để phòng ngừa bị nhiễm trùng.

– Tránh cào gãi làm vỡ các mụn nước tại vùng da này dẫn đến rỉ dịch và dễ bị nhiễm trùng.

– Bảo vệ vùng da đang viêm khỏi các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh để không làm bệnh trở nên nặng hơn.

– Khi vùng da bị viêm trở nên khô và tróc vảy, người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên. Việc này giúp phục da được phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên nên tham khảo với bác sĩ loại kem dưỡng ẩm có thể sử dụng được. Vì có thể chính loại kem dưỡng ẩm bạn sử dụng gây kích ứng và tái phát bệnh.

1.3. Tránh các yếu tố dị ứng

– Người bị bệnh viêm da dị ứng nên tránh xa các yếu tố dị ứng từ động vật, thực vật, hóa chất… trong thời gian điều trị để phòng ngừa bệnh trở nặng hơn hay bùng phát tại vị trí khác của cơ thể.

2. Phòng ngừa viêm da dị ứng tái phát?

Viêm da dị ứng: Điều trị, phòng ngừa tái phát
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng triệt để (Nguồn: Internet)

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng triệt để. Vì vậy, cách tốt nhất là phòng bệnh tái phát cho những người có cơ địa dễ dị ứng.

Lưu ý, mỗi cá nhân sẽ có những yếu tố gây dị ứng khác nhau. Vì thế không khuyên người bệnh tránh xa tất cả các yếu tố. Chỉ nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố khiến cho bản thân mình bị bùng phát bệnh. Các yếu tố được khảo sát là nguyên nhân thường gây ra viêm da dị ứng ở nhiều người đó là:

2.1. Hóa chất

– Không sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh.

– Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, nước hoa chứa nhiều hương liệu để tránh xảy ra kích ứng.

– Ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm có pH trung tính, thành phần lành tính ít gây dị ứng.

2.2. Động vật, thực vật

– Tránh tiếp xúc với lông chó, mèo hay các sản phẩm làm từ da, lông thú.

– Không trồng các loại cây gây dị ứng trong nhà hoặc xung quanh nhà.

2.3. Chăm sóc da

– Sử dụng găng tay cao su khi tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa.

– Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như nắng, gió và bụi bẩn.

2.4. Quần áo, trang sức

– Không tiếp tục mặc các loại quần áo làm từ chất liệu nghi ngờ gây dị ứng cho da.

– Tránh đeo các loại trang sức khi chúng là tác nhân gây viêm da dị ứng.

2.5. Nghề nghiệp

– Trong trường hợp phát hiện tác nhân gây dị ứng tại cơ quan, xí nghiệp làm việc. Mọi người nên có biện pháp bảo hộ tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng. Người bệnh có thể thay đổi nghề nghiệp và môi trường làm việc nếu cần thiết.                     

Viêm da dị ứng là một bệnh lý da lành tính, không lây và có thể điều trị. Tuy nhiên, bệnh rất hay tái phát và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều quan trọng trong quản lý viêm da dị ứng là chăm sóc sao cho bệnh ít tái phát nhất có thể. Các biện pháp chăm sóc kể trên rất đơn giản và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát. Đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính