Vàng da sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các lưu ý quan trọng

Vàng da sơ sinh, hay vàng da do tăng bilirubin trong máu là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời của trẻ. Ước tính có đến 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non bị vàng da. Vì sao có tình trạng này xảy ra? Có nguy hiểm gì không? Theo dõi như thế nào tại nhà? Có thể làm gì cho trẻ? Khi nào cần mang trẻ đến bệnh viện?

1. Vàng da sơ sinh là gì?

Vàng da sơ sinh thường xuất hiện sau sinh từ ngày thứ hai trở đi và thường kéo dài 1-2 tuần. Khi mới bắt đầu, vùng da ở mặt và lòng trắng mắt của trẻ sẽ vàng trước tiên. Sau đó tùy vào mức độ mà có thể xuống đến ngực bụng, quá rốn hoặc thậm chí vàng đến tứ chi. Lòng bàn tay và lòng bàn chân sẽ là những vị trí cuối cùng theo tứ tự đó.

>> Có thể bạn quan tâm:

Vàng da sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các lưu ý quan trọng

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một trong những triệu chứng khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng. Một số trẻ có thể tự khỏi vàng da, nhưng cũng có trường hợp khiến não trẻ bị tổn thương dẫn đến tử vong.Vậy nên cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ khám ngay để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất sau này của trẻ. Những biểu hiện ấy được cập nhật trong bài viết: “Nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân gây vàng da do bilirubin

Sự đổi màu quan sát thấy trong vàng da sơ sinh là do sự tích tụ của sắc tố mật màu vàng có tên là bilirubin trong máu. Nồng độ cao của bilirubin trong cơ thể biểu hiện là da có màu vàng bất thường.

Bilirubin về cơ bản là một chất thải tự nhiên hình thành khi cơ thể bạn phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ và bị hư hỏng để tạo ra các tế bào mới. Một đứa trẻ sơ sinh phải trải qua những thay đổi sinh lý nhanh chóng ngay sau khi sinh để làm quen với môi trường mới. Chuyển từ cuộc sống trong bụng mẹ sang thế giới bên ngoài đòi hỏi phải thay thế các tế bào hồng cầu đã sử dụng bằng nguồn cung cấp máu mới.

Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein mang oxy gọi là hemoglobin, được chuyển đổi thành bilirubin bên trong gan trong quá trình phá vỡ các tế bào cũ, đã qua sử dụng. Trong một cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tốt, gan lọc bilirubin ra từ máu và thải nó ra khỏi cơ thể. Vì gan của trẻ chưa phát triển đầy đủ, nên có thể không hoạt động đủ nhanh để loại bỏ chất này, dẫn đến vàng da.

Ngoài ra, một cách chủ yếu để cơ thể loại bỏ bilirubin là qua phân, và trẻ sơ sinh có thể chưa có đủ nhu động ruột để bài tiết hết lượng bilirubin dư thừa.

>> Xem thêm: Ba mẹ cần trang bị những gì khi đưa trẻ khám bệnh Vàng da sơ sinh?

Vàng da do bilirubin có thể gây ảnh hưởng gì?

Nồng độ bilirubin cao bất thường có thể gây tổn thương não không hồi phục đối với con của bạn. Vì thế, việc phát hiện và điều trị sớm (nếu có chỉ định) là điều cần thiết để kiểm soát nồng độ bilirubin và ngăn chặn biến chứng tổn thương não cho trẻ.

3. Các nguyên nhân gây vàng da khác

3.1 Vàng da sinh lý 

Hầu hết các trường hợp vàng da ở sơ sinh là sinh lý. Trường hợp này bé khỏe và có thể theo dõi tại nhà.

3.2 Vàng da bệnh lý

Mức độ nghiêm trọng và kéo dài hơn so với bình thường.

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường sau:

  • Vàng da xuất hiện sớm trước 24 – 36 giờ tuổi
  • Mức độ vàng da vừa đến rõ, vàng toàn thân
  • Tốc độ vàng da tăng nhanh
  • Vàng da kéo dài trên 1 tuần (ở trẻ đủ tháng) hay trên 2 tuần (ở trẻ non tháng)

Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác:

  • Nôn
  • Bú kém, bụng chướng
  • Ngưng thở
  • Nhịp thở nhanh
  • Nhịp tim chậm
  • Hạ thân nhiệt
  • Sụt cân
  • Da xanh tái, ban xuất huyết
  • Dấu hiệu thần kinh: Ngủ lịm, li bì, kích thích, gồng cứng người, co giật, hôn mê

Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng của những bệnh lý nguyên nhân như gan to, lách to,..

Đối với vàng da bệnh lý, việc cần thiết là bác sĩ sẽ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị (nếu có thể) cho bé yêu của bạn

3.3 Vàng da do bú mẹ thất bại

Vàng da do bú mẹ thất bại xảy ra ở gần một phần sáu số trẻ bú mẹ, thường xuất hiện trong tuần đầu tiên sau khi sinh, khác với các bé bú bình với sữa công thức. Bởi vì trẻ vẫn đang thích nghi với quá trình bú, lúc này trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có xu hướng bú thất thường, có thể gây thiếu năng lượng và nước.

Ngoài ra, người mẹ có thể không sản xuất đủ sữa để đáp ứng yêu cầu của bé, điều này cũng có thể góp phần vào loại vàng da sơ sinh khởi phát sớm này.

3.4 Vàng da do sữa mẹ

Khởi phát muộn hơn, thường tăng lên vào tuần thứ 2, 3 hoặc sau đó.

Nguyên nhân là do sữa mẹ có chứa một số chất có thể gây khó khăn cho gan trong việc chuyển hóa bilirubin và loại nó ra khỏi máu. Thay vào đó, lại được tái hấp thu bởi ruột, dẫn đến nồng độ cao trong máu.

Vàng da sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các lưu ý quan trọng
Vàng da do sữa mẹ

Trong hầu hết các trường hợp vàng da cho con bú và vàng da sữa mẹ, các bác sĩ khuyên mẹ nên tiếp tục cho con bú (bú đúng tư thế, bú đủ theo nhu cầu).

4. Các dấu hiệu nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh

  • Vàng da (vùng đầu trước và theo thứ tự ở trên)
  • Vàng lòng trắng mắt
  • Màu vàng dễ nhận biết hơn khi ấn lên da

Lưu ý khi có các dấu hiệu sau đây, bạn cần mang bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế ngay:

  • Vàng da trong vòng 24h đầu sau sanh
  • Vàng da đến lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Bỏ bú/ bú kém
  • Lừ đừ
  • Quấy khóc vô cớ, khóc thét
  • Nước tiểu vàng sậm, phân nhạt màu.
  • Co gồng/ ưỡn người bất thường, co giật

>> Xem thêm: Chiếu đèn trong điều trị vàng da có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ?

5. Chẩn đoán vàng da sơ sinh như thế nào?

Chẩn đoán một trường hợp vàng da sơ sinh bắt đầu bằng việc kiểm tra mức độ bilirubin của bé, thường thông qua xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm đo bilirubin qua da mà chưa cần lấy máu. Điều này liên quan đến việc đặt một máy đo ánh sáng trên đầu bé, sẽ cho biết giá trị bilirubin xuyên da là bao nhiêu.

Nếu xét nghiệm sơ bộ này bất thường, bác sĩ rất có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để có được kết quả chính xác hơn về lượng bilirubin trong huyết thanh.

6. Yếu tố nguy cơ vàng da nặng

Những trẻ sau đây có nguy cơ vàng da nặng hơn những trẻ khác:

  • Sinh dưới 38 tuần, đặc biệt ở những trẻ dưới 35 tuần.
  • Bất tương hợp nhóm máu giữa mẹ và con
  • Nhiều vết bầm trên người hoặc bướu máu xương sọ (do sang chấn sản khoa chẳng hạn)
  • Nhiễm trùng
  • Xuất huyết nội (chảy máu bên trong cơ thể, có thể không nhìn thấy được)

7. Một số lưu ý cho mẹ

  • Hãy kiểm tra dấu hiệu vàng da của trẻ mỗi ngày. Nếu vàng da không rõ ràng, ấn nhẹ da vùng ngực bằng ngón tay để dễ nhận biết hơn.
  • Nên quan sát trẻ ở môi trường sáng sủa hoặc ánh sáng tự nhiên.
  • Màu vàng trên da có thể sẽ khó nhận biết hơn ở các vùng da sẫm màu.
  • Màu vàng càng xuống thấp theo thứ tự (mặt => ngực => bụng => đùi => cẳng chân, cẳng tay => lòng bàn tay, lòng bàn chân) thì bạn càng dễ nhận thấy, nhưng cũng có nghĩa là mức bilirubin càng cao. Do đó, màu vàng ở mắt hoặc niêm mạc miệng sẽ ít đáng lo hơn khi so với ở bụng dưới hoặc các chi.
  • Nếu tình trạng vàng da của bé yêu của bạn có xu hướng rõ rệt và nhiều dần lên, hãy cho bé đến khám bác sĩ ngay nhé!
  • Nếu trẻ được cho theo dõi tại nhà. Điều mẹ có thể làm là cung cấp đủ dinh dưỡng và lượng nước cần thiết để giúp trẻ nhanh phục hồi hơn. Trẻ vàng da do sữa mẹ cần được bú 8-12 cữ/ngày, trẻ bú bình 6-10 cữ/ngày.
  • Phơi nắng KHÔNG được khuyến cáo trong bất kỳ tình huống vàng da sơ sinh nào. Thậm chí việc này còn không an toàn cho da của trẻ (da cháy nắng, mất nước, tăng thân nhiệt), dù nó có ý nghĩa lịch sử lâu dài!

Việc chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh tại nhà rất cần sự theo dõi sát của mẹ, và nếu có điều gì khiến mẹ cảm thấy lo lắng, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến các bệnh viện hoặc các phòng khám để được các bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề của bé yêu nhà mình, mẹ nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính