Triệu chứng và cách phòng ngừa viêm bàng quang khi mang thai

Viêm bàng quang là một vấn đề thường gặp, nhất là ở nữ giới. Vậy, viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai có triệu chứng gì? Có biện pháp nào để phòng ngừa bệnh lý này cho các mẹ bầu không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Bác sĩ Trần Lê Dung nhé!

Nguyên nhân gây viêm bàng quang khi mang thai

Viêm bàng quang là trạng thái nhiễm khuẩn tại bàng quang, do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) gây ra.

Phụ nữ có xu hướng bị viêm bàng quang thường xuyên hơn nam giới vì niệu đạo của phái nữ ngắn và gần với hậu môn hơn.1 Điều đó có nghĩa là vi khuẩn di chuyển lên bàng quang dễ dàng hơn.

Tỷ lệ viêm bàng quang lại phổ biến hơn đối với phụ nữ có thai. Có một số lý do giải thích cho điều này, bao gồm:

  • Hormone thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của vi khuẩn trong môi trường âm đạo. Như chúng ta đã biết, âm đạo luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn có lợi để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn lạ. Khi mang thai, hormone thay đổi sẽ làm thay đổi môi trường sinh sống của quần thể khuẩn hệ này như độ pH, glucose,… Khi đó vi khuẩn tại đây có thể bị biến đổi làm suy yếu cơ chế bảo vệ dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
  • Thận của phụ nữ mang thai thường sẽ lớn hơn người bình thường do lượng máu phải lọc gia tăng theo tuổi thai, dẫn đến tăng lượng nước tiểu và thường gặp tình trạng thận ứ nước hơn ở người bình thường (thận ứ nước là tình trạng thuận lợi để vi khuẩn phát triển).
  • Hormone thai kỳ làm thư giãn cơ trơn tại bể thận, niệu quản, bàng quang, từ đó làm nước tiểu di chuyển chậm hơn người bình thường, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu vốn dĩ là tình trạng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Tử cung tăng kích thước theo tuổi thai sẽ đẩy bàng quang lên trên và ra trước. Bàng quang trở nên sung huyết và có thể bị tắc nghẽn khi quan sát bằng máy nội soi. Sự kích thích của estrogen có thể gây dày thành bàng quang, cũng như những thay đổi khác ở niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám dính và phát triển.
  • Hơn nữa, nước tiểu của phụ nữ mang thai trở nên cô đặc hơn. Nó chứa một số loại hormone và đường. Những thứ này có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn “xấu” đang cố xâm nhập.

Triệu chứng viêm bàng quang khi mang thai

Các triệu chứng của viêm bàng quang bao gồm:2

  • Đau, rát hoặc châm chích khi đi tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên và gấp hơn bình thường.
  • Nước tiểu có màu sẫm hoặc có mùi nồng.
  • Nước tiểu có máu.
  • Đau vùng bụng dưới.
  • Nói chung là cảm thấy khó chịu – bao gồm ốm yếu, mệt mỏi và đau nhức.
  • Đôi khi, thai phụ cũng có thể sốt.
Triệu chứng và cách phòng ngừa viêm bàng quang khi mang thai
Viêm bàng quang khi mang thai có thể làm mẹ bầu đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, đau bụng dưới,…

Viêm bàng quang khi mang thai có thể dẫn đến biến chứng nào?

Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào trong thai kỳ đều có thể cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và em bé. Đó là bởi vì nhiễm trùng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.

Bệnh có thể diễn tiến nặng hơn nếu không được chẩn đoán, chẳng hạn gây viêm thận – bể thận. Viêm thận – bể thận có thể là căn bệnh đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. Các biến chứng nguy hiểm khác có thể kể đến như: thai phụ bị nhiễm khuẩn huyết, suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, tổn thương thận cấp; thai nhi yếu và dễ bị sinh non.

Khi các mẹ bầu phát hiện ra các triệu chứng bất thường, hãy đến bác sĩ thăm khám kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm bàng quang khi mang thai

Với phụ nữ đang mang thai, việc điều trị bằng kháng sinh thường được chỉ định, cho dù người bệnh có triệu chứng hay không.

Việc điều trị cho mẹ bầu bị viêm bàng quang cấp tính được bắt đầu từ trước khi có kết quả nuôi cấy. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh tương tự việc điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không triệu chứng. Chủ yếu tập trung điều trị vào các mầm bệnh thông thường. Sau khi có kết quả cấy vi khuẩn, xác định được vi khuẩn và độ nhạy cảm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh an toàn cho thai kỳ nhưng vẫn hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.3

Thời gian điều trị viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn so với nữ giới không mang thai. Thông thường, liệu trình điều trị viêm bàng quang ở nữ giới thường kéo dài 3 ngày. Khi mang thai, các mẹ bầu sẽ cần khoảng 7 đến 10 ngày để chữa khỏi viêm bàng quang. Điều trị ngắn ngày ở mẹ bầu có thể gây tái phát cao hoặc dẫn đến biến chứng.3

Triệu chứng và cách phòng ngừa viêm bàng quang khi mang thai
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm bàng quang ở các mẹ bầu

Phòng ngừa chứng viêm bàng quang ở thai phụ

Các mẹ bầu có thể ngăn ngừa viêm bàng quang khi mang thai bằng cách:2

  • Đừng nhịn đi vệ sinh và hãy cố gắng làm trống bàng quang càng nhiều càng tốt.
  • Sau khi đi vệ sinh, hãy lau từ trước ra sau.
  • Giữ vùng kín sạch sẽ! Nhưng tránh tắm lâu, tránh thụt rửa và tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc sát trùng.
  • Tránh bất kỳ loại xà phòng mạnh hoặc sữa tắm nào ở vùng sinh dục.
  • Uống nhiều nước và ăn thực phẩm ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu: việt quất, măng tây, cần tây, dưa chuột hoặc lê, táo, chuối,…4
  • Ngoài ra, nữ giới cũng không nên mặc quần bó quá sát.
Triệu chứng và cách phòng ngừa viêm bàng quang khi mang thai
Thai phụ nên uống nhiều nước, đi tiểu khi có nhu cầu,… để phòng ngừa viêm bàng quang

Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc biết được các triệu chứng của viêm bàng quang khi mang thai. Đồng thời hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị viêm bàng quang khi mang thai, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị viêm bàng quang càng sớm càng tốt.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường