Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là gì?

Với sự phát triển của thông tin, ngày nay, ung thư cổ tử cung là cái tên quen thuộc với hầu hết chị em phụ nữ. Mọi người đều nâng cao ý thức trong việc phát hiện sớm bệnh này. Việc hiểu về triệu chứng

Với sự phát triển của thông tin, ngày nay, ung thư cổ tử cung là cái tên quen thuộc với hầu hết chị em phụ nữ. Mọi người đều nâng cao ý thức trong việc phát hiện sớm bệnh này. Việc hiểu về triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thăm khám, tầm soát sớm từ những bất thường đầu tiên.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là gì?

Ban đầu, một số tế bào bình thường ở cổ tử cung biến đổi, trở nên bất thường. Các tế bào bất thường có thể mất đi, giữ nguyên hoặc tiến triển thành ung thư. Đây được gọi là giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung.

Sau giai đoạn tiền ung thư chính là ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (giai đoạn I). Đây là khi ung thư chỉ nằm trong mô tử cung chứ chưa lan tràn đến các bộ phận lân cận hoặc hạch bạch huyết gần đó.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là gì?

Những thay đổi tiền ung thư ở cổ tử cung hiếm khi gây ra triệu chứng. Cách duy nhất để biết có sự thay đổi ở tế bào không là làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu cũng thường không biểu hiện rõ ràng. Chúng có thể mất vài năm để phát triển. Tuy nhiên, một số người sẽ gặp phải các tình trạng sau đây:

  • Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu âm đạo sau mãn kinh
  • Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh, kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài hơn bình thường
  • Dịch âm đạo nhiều hơn, có mùi nồng nặc hoặc lẫn máu
  • Đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục.

Khi nào triệu chứng ung thư cổ tử cung đã nặng hơn?

Khi ung thư lan ra khỏi tử cung đến các bộ phận khác, bạn sẽ thấy ngoài triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu còn xuất hiện các tình trạng như:

  • Táo bón, chảy máu trực tràng khi đi đại tiện
  • Khó tiểu, đau khi đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu
  • Tiểu không tự chủ
  • Đau lưng âm ỉ không rõ nguyên nhân
  • Sưng chân
  • Đau bụng hoặc đau vùng chậu
  • Mệt mỏi, sụt cân và ăn uống mất ngon.

Làm gì khi có triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu?

Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là gì?

Dù vậy, những triệu chứng kể trên có thể do nhiều tình trạng khác không phải ung thư gây ra. Cách duy nhất để biết chúng có phải ung thư hay không là cần thăm khám ngay, đừng trì hoãn. Bạn không nên chủ quan vì nếu bỏ qua triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu sẽ khiến ung thư phát triển nhanh sang các giai đoạn nặng hơn, làm cho quá trình kiểm soát ung thư trở nên khó khăn hơn.

Bạn có thể quan tâm:

Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định như sau:

  • Khám vùng chậu
  • Xét nghiệm Pap: Sử dụng miếng gạc dài để nạo một số tế bào bên trong cổ tử cung. Miếng gạc được đưa đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các tế bào bất thường.
  • Xét nghiệm HPV: Lấy một mẫu nhỏ tế bào cổ tử cung để kiểm tra các chủng HPV có nguy cơ cao. Xét nghiệm này được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng Pap. Kết quả sẽ cho biết liệu bạn có rủi ro mắc ung thư cổ tử cung cao hơn sau khi tiếp xúc với virus hay không.

Nếu xét nghiệm Pap cho thấy triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 hoặc tiền ung thư, họ sẽ làm thêm các xét nghiệm khác như:

  • Soi tử cung: Dùng máy soi cổ tử cung để kiểm tra cổ tử cung, âm đạo.
  • Sinh thiết: Lấy một lượng nhỏ mô cổ tử cung để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm tế bào ung thư.
  • Các xét nghiệm hình ảnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu khác như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI hoặc chụp PET giúp tìm khối u hoặc các dấu hiệu ung thư khác.
Khi nói đến sức khỏe tình dục và sinh sản, hầu hết mọi người đều rất ngại ngùng. Thế nhưng, bạn sẽ chẳng thể nào biết được mình có dấu hiệu ung thư cổ tử cung hay chỉ là vấn đề không quá nghiêm trọng. Các bác sĩ đã quen với việc giúp đỡ vô vàn người phát hiện và điều trị bệnh. Vì vậy, đừng trì hoãn việc thăm khám nhé!

Dù có xuất hiện triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hay không thì mỗi chị em đều nên khám phụ khoa ít nhất một lần mỗi năm. Riêng về sàng lọc ung thư cổ tử cung, hãy tiến hành định kỳ kể từ tuổi 21 trở đi.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường