Tinh dịch có máu: dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm

Tinh dịch có máu là một dấu hiệu khiến nam giới lo lắng. Đây là một vấn đề cần được xem xét cẩn thận bởi các cơ sở y tế có uy tín. Máu trong tinh dịch ở người trẻ thường tự hết và được đánh giá là có ít nguy cơ phát triển thành các bệnh nan y. Tuy nhiên, máu trong tinh dịch xuất hiện ở nam giới trên độ tuổi trung niên có thể báo hiệu các bệnh nguy hiểm. Qua bài viết này, YouMed sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến hiện tượng tinh dịch lẫn máu.

Hiện tượng tinh dịch có máu

Máu trong tinh dịch (hematospermia) có thể đáng sợ, nhưng nguyên nhân của tình trạng không phổ biến này thường là lành tính. Thông thường, máu trong tinh dịch tự biến mất. Lượng máu trong tinh dịch phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu.

Đây không phải lúc nào cũng báo hiệu một vấn đề y tế nghiêm trọng. Đối với nam giới dưới 40 tuổi không có triệu chứng liên quan và không có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn, máu trong tinh dịch thường tự biến mất.

Nhưng đối với nam giới từ 40 tuổi trở lên, khả năng cao hơn là có máu trong tinh dịch cần được đánh giá và điều trị. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đàn ông:

  • Nhiều lần xuất ra tinh trùng lẫn máu
  • Triệu chứng bất thường khi đi tiểu hoặc xuất tinh
  • Có nguy cơ bị ung thư, rối loạn đông máu hoặc bệnh lý khác

    Tinh dịch có máu: dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm
    Xuất tinh ra máu là một dấu hiệu khiến nam giới lo lắng

Nguyên nhân

Tinh dịch đi dọc theo theo các đường dẫn trong hệ sinh dục nam và ra ngoài để xuất tinh. Khi các mạch máu dọc con đường này bị vỡ sẽ gây rò rỉ máu vào tinh dịch. Hầu hết các trường hợp có máu trong tinh dịch không nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn từ 40 tuổi trở xuống. Một số nguyên nhân gây ra dẫn đến tình trạng này có thể là:

Viêm

Viêm tuyến, ống dẫn, hoặc cơ quan nào liên quan đến bộ phận sinh dục nam có thể làm tinh dịch chứa máu:

  • Viêm túi tinh là nguyên nhân phổ biến khiến tinh dịch có máu.
  • Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau, rối loạn đi tiểu và rối loạn chức năng tình dục
  • Viêm mào tinh hoàn thường do nhiễm trùng, hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như herpes, lậu hoặc chlamydia. Bạn có thể bị đỏ hoặc sưng bìu, đau và căng tinh hoàn ở một bên, tiết dịch và đi tiểu đau.
  • Viêm niệu đạo gây tiểu đau, tiểu rát, ngứa dương vật hoặc chảy mủ dương vật
  • Viêm có thể do kích thích của sỏi trong tuyến tiền liệt, túi tinh, bàng quang hoặc niệu đạo.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở bất kỳ tuyến nào, ống dẫn, hoặc cơ quan nào liên quan đến bộ phận sinh dục nam có thể gây ra máu trong tinh dịch.

STIs (các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc STD), chẳng hạn như chlamydia, bệnh lậu hoặc herpes, nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn hoặc nấm,…

Tắc nghẽn

Nếu các ống dẫn như ống phóng tinh bị tắc, các mạch máu xung quanh có thể giãn ra và vỡ ra. Tuyến tiền liệt bị phì đại có thể gây áp lực lên niệu đạo làm tinh dịch có máu.

Khối u

Polyp lành tính hoặc khối u ác tính ở tuyến tiền liệt, tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc túi tinh có thể làm xuất hiện máu trong tinh dịch.

Bất thường về mạch máu

Những bất thường về mạch máu ở bộ phận sinh dục nam, chẳng hạn như u nang mạch máu, có thể làm xuất hiện máu trong tinh dịch.

Những yếu tố khác

Các bệnh lý của toàn bộ cơ thể của bạn có thể làm tinh dịch có máu. Một số bệnh lý có thể kể đến như tăng huyết áp, bệnh rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu và bệnh gan mãn tính,…

Có khoảng 15% trường hợp tinh trùng lẫn máu nhưng bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân. Nhiều nam giới tự khỏi mà không cần điều trị.

Triệu chứng

Khi tìm nguyên nhân, bác sĩ sẽ hỏi về một số triệu chứng liên quan như sau:

  • Có máu trong nước tiểu (gọi là tiểu máu)
  • Đi tiểu nóng, rát, buốt
  • Luôn có cảm giác mắc tiểu hoặc tiểu không hết
  • Bàng quang đau đớn, có cảm giác căng phồng
  • Đau khi xuất tinh
  • Bị sưng hoặc đau tại dương vật
  • Các chất thương tại vùng sinh dục
  • Dương vật chảy dịch hoặc các dấu hiệu khác của những bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Sốt, mạch đập nhanh và huyết áp cao.

    Tinh dịch có máu: dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm
    Triệu chứng này có thể có nhiều nguyên nhân

Tinh dịch có máu là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Bệnh lý thường gặp

Các bệnh thường gặp nhất ở nam giới có tinh dịch lẫn máu là: viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, phẫu thuật tiết niệu (sinh thiết tuyến tiền liệt, nội soi bàng quang, thắt ống dẫn tinh), nhiễm trùng lây qua đường tình dục (herpes, chlamydia, bệnh lậu, Trichomonas).

Đây là những bệnh lý phổ biến nhưng thường không nghiêm trọng. Người bệnh có thể sẽ tự khỏi hoặc sau một vài đợt thuốc của bác sĩ.

Bệnh lý ít gặp hơn

Tinh dịch chứa máu có thể là hệ quả của các căn bệnh sau đây: Tăng huyết áp nghiêm trọng, rối loạn đông máu, ung thư, sỏi túi tinh,… Khi tinh dịch lẫn máu đến từ các bệnh trên, tình trạng này sẽ tái đi tái lại nhiều lần và cần điều trị bởi các cơ sở y tế.

Xét nghiệm tinh dịch có máu

Khi đến phòng khám, bạn có thể được chỉ định các xét nghiệm sau đây:

  • Kiểm tra STIs (Các bệnh lây truyền qua đường tình dục): Gồm nhiều xét nghiệm bao gồm cả xét nghiệm máu
  • Phân tích nước tiểu: Phát hiện nhiễm trùng do vi khuẩn trong đường niệu
  • Xét nghiệm PSA: Kiểm tra tình trạng tuyến tiền liệt
  • Các xét nghiệm sàng lọc như siêu âm, CT và MRI: kiểm tra tắc nghẽn đường nệu
  • Siêu âm qua trực tràng, sử dụng bút đầu dò để tìm các khối u và các bất thường khác xung quanh tuyến tiền liệt .

Nam giới trên 40 tuổi có thể được chuyển đến khoa tiết niệu để đánh giá thêm. Những người dưới 40 tuổi cũng có thể cần đến gặp bác sĩ tiết niệu nếu các triệu chứng không hồi phục sau điều trị.

Tinh dịch có máu: dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm
Có nhiều xét nghiệm để tìm nguyên nhân

Điều trị tình trạng tinh dịch có máu

Đối với các nguyên nhân thường gặp

Khi đã biết được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp:

  • Thuốc kháng sinh được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng viêm khi có tình trạng viêm
  • Nếu tinh dịch lẫn máu do STDs hoặc cao huyết áp, bác sĩ sẽ điều trị các bệnh này trước
  • Nếu máu trong tinh dịch là do một thủ thuật gần đây, chẳng hạn như sinh thiết tuyến tiền liệt. Máu trong tinh dịch sẽ tự biết mất sau vài tuần.

Ở nam giới trẻ tuổi, xuất tinh ra máu 1 hoặc 2 lần mà không có triệu chứng. Đồng thời, không có bất kỳ triệu chứng kèm theo hoặc tiền sử bệnh lý. Bệnh sẽ tự hết mà không cần điều trị. Nếu nhiều lần thấy máu trong tinh dịch kèm theo tiểu buốt, tiểu rát, bạn có thể sẽ được chuyển đến một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Đối với các trường hợp hiếm gặp

Nếu nghi ngờ ung thư bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết tuyến tiền liệt để đánh giá. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp ở nam giới trẻ tuổi. Chỉ 0,6% đến 0,5% các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ở nam giới dưới 45. Nhưng đối với nam giới có các yếu tố nguy cơ, xét nghiệm này là cần thiết để bác sĩ loại trừ hướng này ra khỏi phác đồ điều trị.

Tinh dịch có máu sẽ làm nhiều nam giới lo lắng. Nhưng triệu chứng này có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nguy cơ. Nếu có các triệu chứng báo động, bệnh nhân nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuỳ vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm khác nhau. Trong nhiều trường hợp, tinh dịch chứa máu sẽ tự hết mà không cần điều trị. Hoặc bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, cũng có những bệnh lý yêu cầu điều trị lâu dài, cần sự tư vấn của bác sĩ. Nam giới nên đến khám tại những cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc tốt nhất nhé.

Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe