Tiểu máu vi thể: Những điều bạn phải biết

Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng biểu hiện một bệnh lý nào đó của cơ quan bài tiết nước tiểu ở con người. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy rất lo lắng khi phát hiện mình bị tiểu máu. Theo y khoa, tiểu máu được phân chia thành 2 loại chính: đại thể và vi thể. Vậy tiểu máu vi thể có nguy hiểm không? Nó là dấu hiệu của những bệnh lý gì? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Định nghĩa tiểu máu

Tiểu máu là hiện tượng máu xuất hiện trong nước tiểu. Chúng ta có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu bằng mắt thường khi nước tiểu có màu đỏ, màu hồng  hoặc có sự hiện diện của những cục máu đông. Trường hợp này gọi là tiểu máu đại thể.

Mặt khác, cũng có không ít các trường hợp người bệnh được các bác sĩ chuyên khoa phát hiện có máu trong nước tiểu thông qua tổng phân tích nước tiểu được gọi là tiểu máu vi thể.

Tiểu máu vi thể: Những điều bạn phải biết

Theo thuật ngữ chuyên ngành y và tiêu chuẩn chẩn đoán, tiểu máu vi thể được xác định khi có:

  • > 5 hồng cầu trong 1 milimet khối nước tiểu không ly tâm hoặc
  • > 3 hồng cầu/quang trường/10ml nước tiểu ly tâm hoặc
  • > 5000 hồng cầu/phút hoặc qua cặn Addis

Ngoài ra, tiểu máu vi thể còn được phát hiện thông qua que thấm nước tiểu (là một dụng cụ xét nghiệm rất nhạy, và kết quả bất thường khi từ ++ trở lên):

  • 2+: 5-20 hồng cầu trên 1 mm khối nước tiểu
  • 3+: > 50 hồng cầu trên 1 mm khối nước tiểu.

>> Xem thêm: Nhiễm trùng thận là gì? Có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân gây tiểu máu vi thể

Tùy thuộc vào số lượng hồng cầu xuất hiện trong máu và tùy tình trạng bệnh mà một bệnh lý có thể gây tiểu máu đại thể hoặc vi thể. Vì vậy, nguyên nhân gây tiểu máu vi thể được lồng ghép vào những nguyên nhân gây tiểu máu nói chung, bao gồm:

2.1. Tiểu máu xuất phát từ niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt (ở nam giới)

  • Nam giới: u lành tính hoặc ác tính ở tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, polyp niệu đạo.
  • Phụ nữ: có thể do polyp niệu đạo, viêm niệu đạo.

2.2. Từ bàng quang (bóng đái) gồm có

  • U nhú bàng quang
  • Viêm bàng quang
  • Ung thư bàng quang
  • Sỏi bàng quang
  • Chấn thương bàng quang
  • Túi thừa bàng quang

2.3. Tiểu máu từ thận

  • Sỏi thận
  • Lao thận
  • Ung thư thận
  • Hội chứng thận hư
  • Viêm đài bể thận cấp
  • Thận đa nang
  • Viêm vi cầu thận cấp
  • Bệnh sán máng bể thận
  • Chấn thương vùng chậu
  • Vỡ thận
  • Bệnh Berger
  • Hội chứng Alport,…

>> Xem thêm: Sỏi thận: Những gì bạn nên biết

Tiểu máu vi thể: Những điều bạn phải biết
Sỏi thận có thể gây tiểu máu

2.4. Nguyên nhân từ niệu quản (ống dẫn nước tiểu) bao gồm

  • Sỏi, sạn niệu quản
  • Ung thư niệu quản
  • Lao niệu quản
  • Viêm niệu quản cấp tính

Một số nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn đông cầm máu
  • Sốt rét
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh giảm tiểu cầu
  • Tiểu máu do thuốc: kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống đông máu,…
  • Mặt khác, còn có một số ít các trường hợp tiểu máu do vận động nặng thường xuyên, tập các bài tập thể lực quá nặng, chơi thể thao quá độ,…

3. Triệu chứng của tiểu máu

Trong những trường hợp phổ biến, tiểu máu ở dạng vi thể thì chúng ta sẽ không thấy được bằng mắt thường. Vì vậy nên nước tiểu vẫn có màu vàng trong như bình thường. Một số triệu chứng có thể đi kèm bao gồm:

  • Sốt (có thể sốt cao kèm rét run)
  • Cơn đau quặn thận (thường đau ở vùng thắt lưng), quặn niệu quản, quặn bàng quang.
  • Rối loạn đi tiểu: tiểu đau, tiểu lắt nhắt, tiểu khó,…
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi, đau cơ khớp, đau đầu
  • Chán ăn, sụt cân, gầy sút, xanh xao
  • Tăng huyết áp
  • Phù chân, phù nề mi mắt,…
Tiểu máu vi thể: Những điều bạn phải biết
Rối loạn đi tiểu là triệu chứng thường gặp

4. Chẩn đoán tiểu máu vi thể

Chẩn đoán xác định tiểu máu vi thể thông qua tổng phân tích nước tiểu (kèm soi cặn Addis) khi xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu (bình thường, hồng cầu không tồn tại trong nước tiểu). Hoặc thông qua que thấm nước tiểu (định tính, bán định  lượng).

Tiểu máu vi thể: Những điều bạn phải biết
Xét nghiệm soi cặn Addis

Một số xét nghiệm đi kèm để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tiểu máu vi thể bao gồm:

  • Siêu âm vùng thận
  • Chụp X Quang đường niệu không chuẩn bị
  • Chụp cản quang đường niệu
  • Nội soi bàng quang
  • Sinh thiết thận

5. Điều trị tiểu máu vi thể

Tùy theo nguyên nhân gây tiểu máu mà các bác sĩ chuyên khoa nội Tiết niệu sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Sau một thời gian nhất định, các bác sĩ sẽ đánh giá xem còn máu trong nước tiểu hay không thông qua các xét nghiệm định tính cũng như định lượng.

Bên cạnh đó, nếu chưa tìm được nguyên nhân,  các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn người bệnh tiếp tục xét nghiệm nước tiểu và theo dõi huyết áp định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.

Một vài phương pháp điều trị thông thường bao gồm:

  • Tán sỏi bằng sóng siêu âm hoặc phẫu thuật lấy sỏi (nếu là sỏi đường tiểu).
  • Phẫu thuật đi kèm với hóa trị, xạ trị trong trường hợp ung thư đường niệu hoặc tiền liệt tuyến.
  • Kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn đường niệu
  • Điều trị các bệnh lý ngoài hệ niệu như kháng sốt rét, điều trị sốt xuất huyết, điều trị giảm tiểu cầu, truyền máu,…

6. Phòng bệnh

Do người bệnh không phát hiện mình đang bị tiểu máu vi thể nên rất dễ bỏ qua những bệnh lý nguy hiểm. Đến khi phát hiện bệnh thì đã muộn và khả năng chữa khỏi không cao.

Chính vì thế, để phòng bệnh cũng như đảm bảo cho sức khỏe của chính mình, chúng ta nên:

  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Thực hiện các xét nghiệm thường quy mỗi 3 đến 6 tháng như: tổng phân tích nước tiểu, cặn lắng nước tiểu, siêu âm đường niệu,…
  • Khi có bất cứ triệu chứng nào không bình thường như đau thắt lưng, sốt cao kèm rét run, sụt cân, tiểu khó, tiểu đau,… thì nên đi khám ngay.
Tiểu máu vi thể: Những điều bạn phải biết
Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề tiểu máu vi thể – một triệu chứng khó phát hiện nhưng cũng tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta đừng chủ quan mà nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời nếu có mắc bệnh nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính