Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết

Hiện nay, tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ có thai tại Việt Nam là 20.3%. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây sảy thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về đái tháo đường thai kỳ cũng như những cách phòng tránh.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Đái tháo đường được hiểu là tình trạng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Khi hiện tượng này khởi phát trong quá trình mang thai, phụ nữ sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Bệnh lý này xảy ra chủ yếu trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu thường không có bằng chứng đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường type 2 trước đó.

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều tác hại với mẹ và bé trong quá trình mang thai lẫn sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và kiểm soát tốt, người bệnh có thể phòng tránh được những rủi ro.

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu

Vì sao mẹ bầu dễ mắc tiểu đường thai kỳ?

Về nguyên nhân tiểu đường thai kỳ, thông thường, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Cơ chế này sẽ giúp nồng độ glucose được duy trì ở mức bình thường và ổn định. Khi mang thai, nhau thai tạo ra các hormone làm rối loạn quá trình sản xuất insulin. Do đó, cơ thể buộc phải sản xuất nhiều insulin hơn để điều hòa glucose huyết.

Song, ở nhiều phụ nữ, tuyến tụy không cung cấp đủ hoặc ngưng sản xuất insulin. Hiện tượng này làm nồng độ glucose máu tăng cao và dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Tầm soát tiểu đường thai kỳ

Để làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng khi mắc đái tháo đường ở thai phụ, việc phát hiện sớm là điều cần thiết.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Đa số phụ nữ mang thai đều nên được tầm soát bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ đưa ra những trường hợp có khả năng mắc bệnh cao hơn người khác.

  • Chỉ số cơ thể (BMI) trên 30: được chẩn đoán béo phì.
  • Lớn hơn 25 tuổi.
  • Đã từng sinh con có cân nặng từ 4.5kg trở lên.
  • Tiền căn bị thai lưu 3 tháng cuối thai kỳ không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Có ba/mẹ hoặc anh chị em mắc đái tháo đường.
  • Là người châu Á, da màu hoặc có gốc Trung Đông.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Thai phụ mắc tiểu đường thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt. Do vậy, phụ nữ và người nhà cần chú ý theo dõi các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ sau đây:

  • Khát nước nhiều hơn.
  • Khô miệng.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Đói và ăn nhiều hơn.
  •  Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có mùi lạ và thường bị kiến bu.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Các vết thương khó lành.

Khi có các dấu hiệu trên, thai phụ nên liên hệ bác sĩ để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị.

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết
Mẹ bầu mắc tiểu đường thường mệt mỏi trong thời gian dài

Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều hậu quả “đáng quan ngại”. Khi tình trạng này xảy ra ở phụ nữ có thai, những tác hại của tiểu đường thai kỳ có phần nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng lên cả mẹ và bé.

Với thai phụ

Theo các bác sĩ, một số biến chứng điển hình có thể xảy ra ở người mẹ như sau:

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp trong quá trình mang thai là khởi đầu cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng về sau như: tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận,…

Sinh non, sẩy thai hoặc thai lưu

Mẹ bầu mắc tiểu đường có nguy cơ sinh non, sẩy thai tự nhiên hoặc thai lưu cao gấp nhiều lần so với bình thường.

Nhiễm khuẩn niệu

Thai phụ tiểu đường nếu kiểm soát đường huyết không tốt sẽ có khả năng cao bị nhiễm khuẩn niệu.

Ảnh hưởng về lâu dài

Theo nhiều nghiên cứu, nếu bị đái tháo đường khi mang thai, bệnh sẽ dễ diễn tiến thành đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi? Câu trả lời là có. Không chỉ người mẹ mà ngay cả trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm do tiểu đường thai kỳ.

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu của mẹ có thể truyền sang bé và làm tăng kích thước thai nhi. Kích thước quá lớn sẽ gây khó khăn cho cả hai, nhất là trong giai đoạn sinh nở.
  • Hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.
  • Bệnh lý đường hô hấp: hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh do phổi phát triển chưa đầy đủ.
  • Dị tật bẩm sinh, đặc biệt là hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch,…
  • Tử vong ngay sau khi sinh.
  • Tăng hồng cầu.
  • Vàng da sơ sinh.
  • Gia tăng tần suất béo phì, rối loạn tâm thần – vận động,…

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Mặc dù những biến chứng tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Song thai phụ vẫn có thể ngăn ngừa nó. Để phòng tránh tình trạng này, các chuyên gia y tế đưa ra một số lời khuyên dành cho mẹ bầu như sau:

Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai

Khi quyết định có em bé, hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng trước khi có  thai. Chỉ số cơ thể (BMI) cao hơn 30 làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ gấp 3 lần so với BMI từ 25 trở xuống.

Nếu bị thừa cân, bạn nên cố gắng giảm cân trước khi mang bầu. Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ không khuyến khích người bệnh giảm cân khi đang trong thai kỳ.

Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh

Phụ nữ có thai nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh làm tăng lượng đường huyết quá mức. Những chuyên gia y tế không đưa ra bất kỳ nguyên tắc cụ thể nào. Do đó, mẹ bầu có thể áp dụng các quy tắc chung như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn.
  • Ưu tiên nguồn chất béo tốt.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng đạm trong khẩu phần ăn.

Bệnh nhân có thể nhờ bác sĩ tư vấn về kế hoạch ăn uống của mình để có được hiệu quả tốt nhất.

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết
Phụ nữ mắc tiểu đường nên bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn

Tập thể dục thể thao đều đặn

Vận động rất quan trọng quá trình mang thai và đây là một trong những cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng. Để đảm bảo an toàn cho bé, thai phụ nên tránh các bài tập nặng, đòi hỏi quá nhiều thể lực. Một số bài tập phù hợp thường là đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội.

Nếu không thể tập luyện liên tục trong 30 phút, bạn có thể chia nhỏ thành các khoảng thời gian từ 10-15 phút. Những hoạt động thường ngày như làm công việc nhà, đi cầu thang bộ cũng tương đương với việc tập thể dục. Điều quan trọng là mẹ bầu nên cố gắng vận động hợp lý để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé.

Kết luận

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nên được phát hiện và kiểm soát sớm để hạn chế xảy ra rủi ro cho thai nhi và thai phụ. Do đó, phụ nữ mang thai nên tự theo dõi những dấu hiệu bất thường của bản thân để kịp thời thông báo cho bác sĩ. Việc xây dựng một lối sống lành mạnh cũng là điều quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường ở mẹ bầu cũng như hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính