Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc

Thiếu máu do suy thận mãn là một trong những tình trạng rất thường gặp của những người bệnh suy thận mãn. Bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Trong đó, biến chứng thiếu máu khá phổ biến và có thể để lại nhiều hậu quá khó lường. Vì vậy, đối với tình trạng này, người bệnh cần lưu ý những gì? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

1. Suy thận mãn là bệnh lý như thế nào?

Trước khi tìm hiểu vấn đề thiếu máu do suy thận mãn thì chúng ta nên biết qua thế nào là suy thận mãn. Suy thận mãn là diễn biến sau cùng của những bệnh lý thuộc hệ thận và tiết niệu. Trong bệnh cảnh này, chức năng sinh lý của thận sẽ suy giảm dần dần. Mức độ suy giảm tỷ lệ thuận với số lượng nephron bị tổn thương, đồng thời bị mất chức năng không hồi phục.

Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Bệnh suy thận mãn tính

Đối với những bệnh nhân bị suy thận mạn, mức lọc cầu thận sẽ giảm rõ rệt. Đồng thời còn xảy ra tình trạng rối loạn nước, điện giải, tăng huyết áp và thiếu máu mạn tính. Bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng nặng dần. Sau cùng, chức năng thận sẽ suy giảm hoàn toàn, bắt buộc phải chạy thận nhân tạo.

2. Những nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mãn

Những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh suy thận mãn bao gồm:

  • Các bệnh lý ở cầu thận: Viêm cầu thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,… Nguyên nhân này chiếm khoảng 40% các trường hợp suy thận mãn.
  • Bệnh ống kẽ thận mãn tính do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.
  • Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp gây biến chứng tổn thương thận và để lại hậu quả là suy thận mãn tính.
Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Hội chứng thận hư có thể dẫn đến suy thận mãn

Một số nguyên nhân khác có thể gặp bao gồm:

  • Bệnh thận bẩm sinh và di truyền. Chẳng hạn như: Bệnh thận đa nang, loạn sản ở thận, hội chức Alport,…
  • Các bệnh lý tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì.
  • Hội chứng Henoch Schonlein
  • Tác dụng phụ của các thuốc điều trị. Chẳng hạn như kháng sinh nhóm Aminoside, kháng viêm Non Steroid.
  • Những nguyên nhân làm giảm lượng máu đến thận. Chẳng hạn như: tắc mạch động mạch thận, nhiễm trùng đường tiểu, suy tim sung huyết,…

>> Hội chứng thận hư thường được gây ra bởi sự phá hủy các cụm mạch máu nhỏ trong thận của bạn. Tình trạng này gây ra phù, đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân của bạn và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

3. Thiếu máu do suy thận mãn là tình trạng như thế nào?

Thiếu máu là 1 biến chứng rất thường gặp trong bệnh cảnh suy thận mãn giai đoạn sau. Nó sẽ gây nên các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, kém tập trung. Sinh bệnh học của tình trạng thiếu máu do suy thận mãn khá phức tạp. Tuy nhiên, sự khiếm khuyết Erythropoietin chính là đặc trưng chính yếu.

Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Triệu chứng thiếu máu

Bên cạnh đó, thiếu sắt là một cơ chế quan trọng thứ hai. Nói chung, thiếu máu thường nặng dần trong giai đoạn tiến triển của bệnh suy thận mãn. Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số hematocrit (Hct) trung bình giảm khi độ thanh thải creatinin giảm. Cụ thể là dưới 60 mL/phút ở nam và  dưới 40 mL/phút ở nữ.

Trong những trường hợp thiếu máu ở mức độ nặng hơn (Hct <33%), mức lọc cầu thận thường giảm dưới 30 mL/phút/1,73 m2 ở nữ và dưới 20 mL/phút /1,73 m2 ở nam. Đối với bệnh nhân đái tháo đường và suy thận mãn, thiếu máu thường nặng hơn và khởi phát sớm hơn.

4. Nguyên nhân của tình trạng thiếu máu do suy thận mãn

Thiếu máu do suy thận mãn thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Chất Erythropoietin trong cơ thể bị suy giảm ở mức tương đối.
  • Thiếu sắt
  • Mất máu do tình trạng tiểu máu.
  • Thời gian sống hồng cầu bị rút ngắn.
  • Tình trạng viêm và nhiễm trùng ở thận cũng như các cơ quan khác kết hợp. Chẳng hạn như tim, phổi, gan,…
  • Bệnh huyết học kèm theo. Điển hình như xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, suy tủy kết hợp suy thận.
  • Suy tuyến giáp, tuyến cận giáp
  • Tán huyết do thuốc hoặc do bệnh lý.
  • Suy dinh dưỡng do mệt mỏi, ăn uống kém.
Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Thiếu hụt chất Erythropoietin gây thiếu máu

5. Triệu chứng của bệnh

Thiếu máu do suy thận mãn có thể dẫn đến những triệu chứng thường gặp sau đây:

  • Cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, mất hết sức lực.
  • Đau đầu, tập trung kém.
  • Chóng mặt, xây xẩm.
  • Da niêm nhợt nhạt.
  • Khó thở.
  • Đau tức ngực.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Rụng tóc.
  • Móng mất bóng, lưỡi mất gai.
Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Kém tập trung do thiếu máu

6. Những biến chứng có thể gặp của tình trạng thiếu máu do suy thận mãn

Một số biến chứng có thể gặp của tình trạng thiếu máu do suy thận mãn bao gồm:

  • Thiếu máu lên não dẫn đến chóng mặt, xây xẩm, hay quên, kém tập trung, mất ngủ,…
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Có thể xuất hiện âm thổi ở tim do thiếu máu.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Suy tim do thiếu máu kéo dài làm giảm lượng máu nuôi cơ tim.
  • Dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng do sức đề kháng bị suy giảm.
  • Thiếu máu nuôi da làm da khô, dễ bong tróc và dễ bị viêm nhiễm.
  • Suy giảm chức năng tình dục. Chẳng hạn như nam giới bị rối loạn cương dương, nữ giới suy giảm ham muốn.
  • Khó có con.
Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Rối loạn nhịp tim do thiếu máu

7. Điều trị thiếu máu do suy thận mãn như thế nào?

Tùy thuộc vào cơ chế gây thiếu máu trong bệnh cảnh suy thận mãn, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể khác nhau:

7.1. Bổ sung sắt

Thường dùng theo dạng viên uống bổ sung chất sắt. Chẳng hạn như Doppelherz Aktiv Haemo Vital, Ferrovit. Ngoài ra, việc truyền sắt qua đường tĩnh mạch cũng có thể được chỉ định trong những trường hợp người bệnh không thể uống được.

Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Viên uống bổ sung sắt

7.2. Tiêm thuốc kích thích tạo hồng cầu

Loại thuốc được ưu tiên hàng đầu ở nước ta chính là Erythropoietin. Hiện nay, các nhà khoa học đang phát triển ra các loại thuốc mới không có cấu trúc tương tự Erythropoietin. Những thuốc này được gọi chung là ESA.

Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Thuốc Erythropoietin

7.3. Truyền máu

Truyền máu khi người bệnh bị mất máu cấp tính. Hoặc truyền trong trường hợp thiếu máu mạn mức độ nặng. Riêng đối với những bệnh nhân chờ ghép thận thì nên thận trọng trong chỉ định truyền máu.

Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Truyền máu

8. Những khuyến nghị trong điều trị bằng các thuốc ESA

Hiện nay, Eythropoietin và những loại thuốc có cấu trúc tương tự Erythropoietin được ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam. Chẳng hạn như Epoetin Alfa, Darbepoetin Alfa, Methoxy Polyethylene Glycol-epoetin Beta.

Khuyến nghị theo hướng dẫn của KDIGO cho việc điều trị thiếu máu do suy thận mãn bằng ESA:

  • Điều trị tất cả những nguyên nhân gây thiếu máu. Kể cả tình trạng thiếu sắt và viêm nhiễm trước khi bắt đầu điều trị bằng ESA.
  • Cần cân bằng lợi ích của việc giảm truyền máu với nguy cơ không thuận lợi ở từng bệnh nhân. Chẳng hạn như đột quỵ, đường vào tĩnh mạch hỏng, huyết áp cao.
  • Đối với bệnh nhân trưởng thành có nồng độ Hb ≥10,0 g% thì không nên bắt đầu liệu pháp ESA.
  • Đối với bệnh nhân trưởng thành bị suy thận mãn giai đoạn cuối, cần sử dụng liệu pháp ESA. Mục đích là để nồng độ Hemoglobin trong máu không bị giảm xuống dưới 9,0g%. Nên bắt đầu điều trị ESA khi Hemoglobin máu nằm trong khoảng từ 9,0-10,0g%.
Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Phương pháp ESA

9. Chế độ sinh hoạt và ăn uống

Bên cạnh vấn đề điều trị thiếu máu do suy thận mãn, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tốt nhất là thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bao gồm:

  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu sắt. Chằng hạn như: gan động vật, thịt bò, củ dền, rau cải xanh, các loại hạt họ đậu,…
  • Bổ sung vitamin C để giúp hấp thu tốt chất sắt trong thực phẩm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ thành mạch.
  • Chế độ ăn hạn chế muối nhằm giảm tình trạng phù nề do các bệnh thận.
  • Duy trì chế độ tập thể dục hàng ngày.
  • Cắt giảm mỡ động vật và da động vật vì có thể làm tăng cholesterol xấu trong máu. Thay vào đó là chất béo thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu.
  • Tiêu thụ những thực phẩm tinh bột có hàm lượng đường thấp. Chẳng hạn như: bún, nui, hủ tiếu, khoai lang, gạo xay trắng,…
  • Sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu đỏ, xanh, vàng, tím.
Thiếu máu do suy thận mãn và những thông tin cần thiết dành cho bạn đọc
Thực phẩm giàu sắt

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về nội dung thiếu máu do suy thận mãn. Nói chung, người bệnh suy thận mãn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Mục đích là để làm chậm tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian sống lâu hơn.

>> Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Nó có thể làm tổn thương thận vĩnh viễn hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe