Teo tinh hoàn liệu có phải là bệnh nguy hiểm?

Tinh hoàn là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục nam, nằm ở giữa dương vật và hậu môn. Vai trò của tinh hoàn là thực hiện nhiệm vụ sản xuất tinh trùng đồng thời tiết ra hormone sinh dục nam testosterone. Tình trạng teo tinh hoàn có thể xảy ra bất kỳ ở nam giới độ tuổi nào. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về teo tinh hoàn

Định nghĩa

Bình thường kích thước tinh hoàn vào khoảng 4,5×2,5cm, nặng khoảng 10-15 gram. Hai tinh hoàn của nam nằm phía trong bìu. Chức năng chính của bìu là điều chỉnh nhiệt độ xung quanh tinh hoàn. Đôi khi nam giới có cảm giác như tinh hoàn của mình lớn hơn hoặc nhỏ hơn bình thường nhờ sự bảo vệ của bìu.

Thực tế hai bên tinh hoàn không có kích thước bằng nhau, sẽ có một bên to hơn bên còn lại một chút. Tuy nhiên, đều này là bình thường và rất khó nhận ra sự chênh lệch này bằng mắt thường. Trường hợp có một bên quá to hoặc quá nhỏ so với bên còn lại, có thể dễ dàng nhận thấy chứng tỏ tinh hoàn đang gặp phải một vấn đề nào đó.

Teo tinh hoàn liệu có phải là bệnh nguy hiểm?

Teo tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị co lại nhỏ hơn so với kích thước bình thường. Đây là tình trạng co rút trong tinh hoàn thật sự không phải do bìu. Điều này xảy ra do vùng sinh dục gặp chấn thương hoặc nam giới đã tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.

Một số nam giới thường thắc mắc rằng teo tinh hoàn có quan hệ được không? Bệnh này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và làm giảm khả năng tình dục ở nam giới.

Teo tinh hoàn liệu có phải là bệnh nguy hiểm?
Tình trạng kích thước tinh hoàn giảm bất thường

Dấu hiệu

Các triệu chứng chính của bệnh này là co rút một hoặc cả hai tinh hoàn. Tùy vào độ tuổi của người bệnh, một số triệu chứng khác có thể kèm theo.

Trước tuổi dậy thì

Đối với những người chưa qua tuổi dậy thì, các triệu chứng kèm theo bao gồm không phát triển các đặc điểm sinh dục phụ như là:

  • Râu.
  • Lông mu.
  • Kích thước dương vật lớn bất thường.

Sau tuổi dậy thì

Bệnh nhân đã qua tuổi dậy thì, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Giảm khối lượng cơ.
  • Không có hoặc giảm mọc râu.
  • Không có hoặc giảm sự phát triển của lông mu.

Nguyên nhân teo tinh hoàn

Teo tinh hoàn thường bị nhầm lẫn với hiện tượng co lại của bìu khi gặp nhiệt độ lạnh. Ở điều kiện thân nhiệt thấp bìu thường co lại để giữ ấm cho tinh hoàn đến khi thân nhiệt ổn định. Tuy nhiên, bệnh là do hệ quả của một số bệnh lý khác như là:

Viêm tinh hoàn

Triệu chứng ở tình trạng này là đau và sưng ở tinh hoàn. Nó cũng có thể gây ớn lạnh và sốt như dấu hiệu cảm cúm. Kích thước tinh hoàn do sưng nên lớn bất thường tuy nhiên biến chứng của nó thì lại làm teo tinh hoàn.

Nguyên nhân của viêm tinh hoàn có thể là do virus quai bị. Điều này thường xảy ra trong vòng bốn đến bảy ngày sau khi mắc bệnh quai bị.

Ngoài ra, phần lớn nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn lây qua đường tình dục (STI) điển hình là bệnh lậu hoặc chlamydia.

Xoắn tinh hoàn

Điều này xảy ra khi một tinh hoàn tự xoay dẫn đến bị xoắn thừng tinh. Thừng tinh là bộ phận đưa máu đến bìu. Lưu lượng máu giảm có thể gây đau và sưng tinh hoàn. Nếu không được điều trị nó có thể dẫn đến teo tinh hoàn vĩnh viễn.

TRT – liệu pháp thay thế testosterone

Một số nam giới sử dụng liệu pháp thay thế testosterone có thể bị teo tinh hoàn. Nguyên nhân là do TRT có thể làm tinh hoàn ngừng tiết testosterone. Điều này khiến tinh hoàn nhỏ hơn.

Lạm dụng rượu

Rượu có thể gây ra cả testosterone thấp và tổn thương mô tinh hoàn. Cả 2 tình trạng này đều có thể dẫn đến teo tinh hoàn.

Teo tinh hoàn liệu có phải là bệnh nguy hiểm?
Xoắn tinh hoàn có thể gây ảnh hưởng đến kích thước tinh hoàn

Chẩn đoán teo tinh hoàn

Để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh lý teo tinh hoàn, bác sĩ có thể sẽ hỏi một số câu hỏi về tiền sử bệnh và lối sống tình dục của bệnh nhân. Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra đến kích thước, kết cấu và độ săn chắc của tinh hoàn. Một số yêu cầu xét nghiệm được bác sĩ đưa ra nếu tìm thấy các bất thường ở tinh hoàn như:

  • Siêu âm tinh hoàn.
  • Xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra nồng độ testosterone.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến teo tinh hoàn

Ngoài các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, một số nam giới có các yếu tố nguy cơ và thói quen khiến bệnh có tỷ lệ xảy ra cao hơn so với người bình thường như:

  • Tuổi tác.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Thủ dâm quá nhiều.
  • Không sử dụng đồ bảo hộ khi vận động mạnh.
  • Đặt laptop lên đùi thường xuyên.

Điều trị teo tinh hoàn

Bệnh teo tinh hoàn có chữa được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Việc điều trị bệnh này phụ thuộc vào nguyên nhân của nó. Nếu đó là do vi khuẩn đường tình dục hoặc nhiễm trùng khác, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân. Một số trường hợp phức tạp, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để điều trị từ nguyên nhân.

Mặc dù các bệnh lý dẫn đến teo tinh hoàn thường dễ điều trị, nhưng bệnh này thì không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị thành công. Các chuyên gia y tế đã đưa ra kết luận trong nhiều trường hợp điều trị sớm sẽ làm tăng khả năng hồi phục tinh hoàn.

Cuối cùng, dù sử dụng liệu pháp nào để điều trị teo tinh hoàn người bệnh cần kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn hợp lý, vận động thường xuyên và tránh những tổn thương vùng sinh dục.

Teo tinh hoàn liệu có phải là bệnh nguy hiểm?
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị teo tinh hoàn

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh teo tinh hoàn. Nhiều nguyên nhân có thể khiến tinh hoàn bị nhỏ lại. Bất kỳ nguyên nhân là gì, việc thăm khám và điều trị sớm là chìa khóa để đảo ngược tình trạng này thành công.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe