Tăng oxalate niệu và nhiễm độc oxalate có nguy hiểm không?

Tăng oxalate niệu là tình trạng có quá nhiều oxalate trong nước tiểu. Chính tình trạng này có thể gây ra nhiều hệ quả xấu, bao gồm tổn thương suy giảm chức năng thận. Vậy nguyên nhân gây tăng oxalate niệu là gì? Bạn hãy cùng YouMed tìm hiểu nhé.

1. Tổng quan về tăng oxalate niệu và nhiễm độc oxalate

Tăng oxalate niệu xảy ra khi bạn có quá nhiều oxalate trong nước tiểu. Oxalate thực chất là một chất tự nhiên trong cơ thể. Nó cũng có trong một số loại thực phẩm. Tuy vậy, tích tụ quá nhiều oxalate trong nước tiểu có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe.

Tăng oxalate niệu có thể do một số bệnh lí di truyền, bệnh lí đường tiêu hóa hay chỉ là do ăn quá nhiều thực phẩm giàu oxalate. Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp giảm mức độ tổn thương thận.

Ngộ độc oxalate xảy ra khi thận mất khả năng đào thải lượng oxalate dư thừa trong khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu oxalate vào hoặc do bệnh lí đường ruột gây ra. Hệ quả của ngộ độc oxalate là sự tích tụ chất này trong nhiều cơ quan. Bao gồm thành mạch, xương và các cơ quan nội tạng.

2. Triệu chứng của tăng oxalate niệu là gì?

Thông thường, triệu chứng đầu tiên là sự xuất hiện của sỏi thận. Một số dấu hiệu dưới đây gợi ý bạn đang có sỏi thận gồm:

  • Đau đột ngột, dữ dội ở lưng.
  • Đau ở vị trí ngay dưới xương sườn và không giảm.
  • Nước tiểu có máu.
  • Tiểu gấp (tiểu rất nhiều lần).
  • Tiểu đau.
  • Sốt nhẹ đến sốt cao.

Tăng oxalate niệu và nhiễm độc oxalate có nguy hiểm không?
Người tăng oxalate niệu có thể xuất hiện triệu chứng đau hông lưng do sỏi thận.

3. Bạn nên đi khám bác sĩ khi nào?

Sỏi thận ở trẻ nhỏ rất hiếm gặp. Nếu ở trẻ nhỏ hay trẻ vị thành niên mắc sỏi thận, có khả năng trẻ có một bệnh lí khác đi kèm, ví dụ như tăng oxalate niệu.

Tất cả người trẻ mắc sỏi thận nên đi khám bác sĩ nhằm giúp thăm khám, đánh giá nồng độ oxalate trong nước tiểu. Người trưởng thành nếu mắc sỏi thận tái đi tái lại nhiều lần cũng nên đi thử nồng độ oxalate trong nước tiểu. Tham khảo thêm bài viết: Sỏi thận: Những gì bạn nên biết.

Tăng oxalate niệu và nhiễm độc oxalate có nguy hiểm không?
Tất cả người trẻ mắc sỏi thận nên đi khám bác sĩ nhằm giúp thăm khám, đánh giá nồng độ oxalate trong nước tiểu.

4. Nguyên nhân tình trạng tăng oxalate này là gì?

Tăng oxalate niệu do tự tích tụ quá mức chất gọi là oxalate trong nước tiểu. Có rất nhiều mức tăng oxalate niệu, bao gồm:

4.1. Tăng oxalate niệu nguyên phát

Đây là một bệnh di truyền, xuất hiện từ lúc mới sinh. Lúc này gan không thể tạo đủ một loại enzym (bản chất là protein) có vai trò ức chế sản sinh quá mức oxalate, hoặc enzym không hoạt động đúng chức năng của chúng. Lượng oxalate dư thừa sẽ được thải qua thận, đưa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Chính oxalate trong nước tiểu gắn kết với canxi tạo thành sỏi đường niệu và các tinh thể nhỏ đường niệu, gây tổn thương thận và thậm chí suy thận.

Tăng oxalate niệu và nhiễm độc oxalate có nguy hiểm không?
Tăng oxalate niệu có thể gây sỏi thận.

Bởi vì sự sản sinh quá mức oxalate, người mắc bệnh này chức năng thận sẽ suy giảm xuất hiện từ rất sớm. Người mắc bệnh tăng oxalate niệu có thể suy giảm chức năng thận từ khi còn rất nhỏ, nhưng cũng có người không hề suy giảm chức năng thận. Hiện nay, các chuyên gia đã phát hiện ra 3 gene khác nhau có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này.

Tìm hiểu thêm tại: Bệnh xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

4.2. Nhiễm độc oxalate

Nguyên do của tình trạng này là do sự tăng oxalate niệu quá mức và thận mất khả năng đào thải lượng oxalate dư thừa trong cơ thể. Bởi vì vậy, oxalate tích tụ lại trong máu, sau đó đến mắt, xương, da, cơ, mạch máu, tim và các cơ quan khác. Do đó, chúng dẫn đến rất nhiều bệnh lí khác nhau.

4.3. Tăng oxalate niệu do nguyên nhân từ đường tiêu hóa

Có rất nhiều bệnh đường tiêu hóa, ví dụ hội chứng Cohn hoặc hội chứng ruột ngắn (do nguyên nhân phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột) dẫn đến sự hấp thu quá mức oxalate trong thức ăn, làm tăng lượng oxalate thải qua nước tiểu.

4.4. Tăng oxalate niệu do ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate

Khi ăn lượng lớn thực phẩm chứa nhiều oxalate làm tăng nguy cơ tăng oxalate niệu và sỏi thận. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để biết những thực phẩm nào giàu oxalate. Tránh những thực phẩm nếu bạn mắc bệnh về đường tiêu hóa đã nhắc đến ở trên.

5. Biến chứng tăng oxalate niệu

Tăng oxalate niệu nguyên phát không được điều trị có thể làm tổn thương thận. Qua thời gian, thận có thể suy chức năng hoàn toàn. Ở một số người, đây có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Dấu hiệu gợi ý suy giảm chức năng thận:

  • Giảm lượng nước tiểu hoặc vô niệu.
  • Cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, uể oải.
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn.
  • Da xanh xao do thiếu máu.
  • Phù chân và tay.

Tăng oxalate niệu và nhiễm độc oxalate có nguy hiểm không?
Các triệu chứng của suy chức năng thận là mệt mỏi, chán ăn, da tái…

Ngộ độc oxalate xuất hiện trong giai đoạn cuối có thể gây nhiều biến chứng ngoài thận, bao gồm bệnh lí xương, thiếu máu, loét da, bệnh lí tim mắt, và ở trẻ em thì xuất hiện tình trạng tăng trưởng bất thường.

6. Chẩn đoán tăng oxalate niệu

Bác sĩ có thể sẽ khám lâm sàng, khai thác tiền căn y khoa và thảo luận về chế độ ăn của bạn. Có thể bác sĩ sẽ đề nghị làm thêm một số xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá nồng độ các chất (bao gồm oxalate) trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu, giúp gợi ý sự giảm chức năng thận cũng như tăng nồng độ oxalate máu.
  • Phân tích sỏi niệu, nhằm xác định thành phần cấu tạo nên sỏi thận (được thải qua nước tiểu hoặc phẫu thuật).
  • Chụp X-quang thận, siêu âm và CT-scan, nhằm đánh giá xem có sỏi thận hoặc có tích tụ calci oxalate trong đường niệu.

Sau những xét nghiệm ban đầu kể trên, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm thêm một số xét nghiệm

Mục đích các xét nghiệm nhằm chẩn đoán và đánh giá mức độ tổn thương các cơ quan trong cơ thể do tăng oxalate niệu.

  • Xét nghiệm di truyền giúp đánh giá xem bạn có đang mang gene gây bệnh Tăng oxalate nguyên phát không.
  • Sinh thiết thận giúp đánh giá có không sự tích tụ oxalate tại đây.
  • Siêu âm tim giúp đánh giá có không tích tụ oxalte cơ tim.
  • Khám mắt.
  • Sinh thiết xương.
  • Sinh thiết gan xem có sự suy giảm các enzyme liên quan đến chuyển hóa oxalate không. Thường chỉ thực hiện khi xét nghiệm di truyền không gợi ý nguyên nhân gây tăng oxalate.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc tăng oxalate nguyên phát, có thể anh chị em bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên đưa người thân đi khám. Nếu con bạn mắc tăng oxalate nguyên phát, bạn nên đi khám và làm xét nghiệm di truyền.

7. Điều trị tăng oxalate nguyên phát

Điều trị sẽ tùy vào mức tăng oxalate niệu, triệu chứng và độ nặng của tăng oxalate và mức độ đáp ứng điều trị tốt như thế nào.

7.1. Giảm oxalate niệu

Để giảm nguy cơ hình thành các tinh thể canxi oxalate tại thận, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số điều sau:

  • Thuốc. Vitamin B6 dùng ở liều phù hợp sẽ giúp giảm sự lắng đọng oxalate tại thận ở người mắc bệnh tăng oxalate nguyên phát. Ngoài ra, thuốc viên phosphat và citrate có thể giúp giảm sự hình thành tinh thể canxi oxalate. Một số thuốc khác, như thuốc lợi tiểu thiazide, có thể dùng, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
  • Dùng nhiều trái cây. Nếu chức năng thận vẫn bình thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống nhiều nước hoặc nước trái cây. Chúng sẽ giúp thận tăng thải, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể oxalate và tránh hình thành sỏi thận.

Tăng oxalate niệu và nhiễm độc oxalate có nguy hiểm không?
Thay đổi chế độ ăn giúp giảm oxalate trong cơ thể.

  • Thay đổi chế độ ăn. Nhìn chung, việc thay đổi chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh lí tăng oxalate do ăn uống hay do bệnh lí đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ khuyên bạn hạn chế dùng thực phầm giàu oxalte, hạn chế muối và giảm đạm từ động vật và đường (Đặc biệt syrup bắp giàu fructose). Thay đổi chế độ ăn sẽ giúp giảm nồng độ oxalate thải qua nước tiểu. Nhưng chế độ ăn đặc biệt như vậy có thể không giúp ích tất cả người mắc bệnh lí tăng oxalate nguyên phát.

7.2. Kiểm soát bệnh lí sỏi thận như thế nào?

Sỏi thận là tình trạng bệnh thường gặp ở người tăng oxalate niệu. Tuy vậy không phải lúc nào cũng cần điều trị. Nếu sỏi đủ lớn, gây đau hoặc ngăn không cho thận thải nước tiểu, có thể bác sĩ sẽ lấy sỏi bằng phẫu thuật hoặc bắn vỡ chúng (để sỏi nhỏ đi và dễ thải hơn).

7.3. Chạy thận và ghép thận

Tùy vào tình trạng nặng của tăng oxalate niệu, thận của bạn có thể mất hoàn toàn chức năng. Chạy thận là phương án hỗ trợ tạm thời, nhưng không giúp giảm oxalate sản sinh từ cơ thể. Ghép thận và ghép gan có thể giúp điều trị bệnh.

Tóm lại, tăng oxalate niệu và nhiễm độc oxalate có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả nguyên nhân di truyền và do bệnh lí khác mắc phải. Sỏi thận là một biến chứng thường gặp của tăng oxalate niệu. Ngoài ra, tăng oxalate niệu có thể làm suy giảm chức năng thận. Do đó, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh tăng oxalate niệu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nhé.

Bác sĩ Vũ Thành Đô

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe