Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và phòng ngừa

Chứng tắc vòi trứng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây vô sinh ở nữ và cần được điều trị. Mặc khác, ngày càng nhiều phụ nữ bị bệnh này do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh này.

Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng (ống dẫn trứng) là một bộ phận thuộc cơ quan sinh sản của nữ. Nó kết nối buồng trứng và tử cung. Mỗi tháng khi trứng rụng – xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt – ống dẫn trứng sẽ mang trứng từ buồng trứng đến tử cung. Vòi trứng cũng là nơi diễn ra sự thụ thai. Nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ di chuyển qua vòi trứng đến tử cung để làm tổ.

Hiện tượng tắc vòi trứng (hay còn gọi là tắc ống dẫn trứng) là tình trạng ống bị hẹp hoặc bít tắc. Điều này sẽ cản trở tinh trùng đến trứng và chặn cả con đường quay lại tử cung của trứng đã thụ tinh. Khoảng 30% phụ nữ bị vô sinh do nguyên nhân tắc vòi trứng. Trong đó, khoảng 10-25% trong số những phụ nữ này bị tắc ống dẫn trứng đoạn gần.1

Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và phòng ngừa
Tắc vòi trứng là hiện tượng đường ống dẫn trứng bị hẹp hay ách tắc do mô sẹo

Nguyên nhân tắc ống dẫn trứng

Nguyên nhân tắc ống dẫn trứng thường do mô sẹo hoặc dính vùng chậu. Chúng là “kết quả” của những yếu tố sau:2 3

  • Bệnh viêm vùng chậu: bệnh này sẽ để lại sẹo trong ống dẫn trứng hoặc ứ dịch tai vòi.
  • Lạc nội mạc tử cung: khi này mô nội mạc tử cung có thể bị tích tụ trong ống và gây tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra, mô nội mạc tử cung ở bên ngoài các cơ quan khác cũng có thể gây dính làm tắc vòi trứng.
  • Do một số bệnh lây qua đường tình dục: bệnh lậu hay nhiễm Chlamydia có thể để lại sẹo và dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.
  • Tiền sử mang thai ngoài tử cung: vấn đề này cũng có thể để lại sẹo ở vòi dẫn trứng.
  • Di chứng sau phẫu thuật: những thủ thuật phẫu thuật trực tiếp hay gián tiếp với ống dẫn trứng có thể dẫn đến dính vùng chậu và làm tắc nghẽn vòi trứng.

Ngoài ra, tắc ống dẫn trứng còn có thể xảy ra do:

  • U xơ tử cung: u xơ xuất hiện tại tử cung sẽ làm tắc ống dẫn trứng.
  • Bẩm sinh.
  • Tiền sử nhiễm trùng tử cung do phá thai hoặc sảy thai.
  • Tiền sử vỡ ruột thừa.
  • Tiền sử phẫu thuật vùng bụng.

Dấu hiệu tắc vòi trứng

Tắc ống dẫn trứng thường không biểu hiện thành triệu chứng. Nhiều phụ nữ không biết bản thân bị tắc vòi trứng. Đến khi họ không thể có con thì mới đi khám và phát hiện ra tình trạng tắc vòi trứng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh này có thể gây ra cơn đau nhẹ ở một bên bụng. Hiện tượng này diễn ra ở người tắc vòi trứng loại ứ dịch tai vòi. Khi đó, vòi trứng bị lấp đầy bởi chất lỏng, làm trầm trọng hơn tình trạng tắc vòi trứng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến tắc vòi trứng khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, nếu tắc ống dẫn trứng do lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hoặc đau vùng chậu. Nó làm gia tăng nguy cơ tắc vòi trứng. Bên cạnh đó, ở người bệnh tắc vòi trứng, dịch âm đạo cũng có thể bị đổi màu hoặc dính nhớp hơn.3

Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và phòng ngừa
Một số phụ nữ bị đau nhẹ 1 bên bụng nếu tình trạng tắc vòi trứng xảy ra

Chẩn đoán tắc ống dẫn trứng bằng cách nào?

Bác sĩ sử dụng kỹ thuật chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang (HSG) – một loại tia X để kiểm tra bên trong ống dẫn ứng, giúp phát hiện sự tắc nghẽn. Trong lúc chụp, bác sĩ đưa thuốc vào buồng tử cung và ống dẫn trứng của phụ nữ. Điều này giúp bác sĩ nhìn rõ hơn trên tia X. HSG được tiến hành trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt. Nó hiếm khi để lại tác dụng phụ, tuy nhiên kết quả dương tính giả có thể xảy ra.3

Nếu HSG không đưa ra được kết quả chính xác thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp nội soi ổ bụng để đánh giá thêm. Đồng thời, nếu bác sĩ phát hiện thấy sự tắc vòi trứng trong lúc làm phẫu thuật này thì họ sẽ tiến hành loại bỏ nó (nếu điều kiện cho phép).3

Siêu âm cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán tắc ống dẫn trứng. Bình thường, ống dẫn trứng không được nhìn thấy được trên siêu âm. Nhưng nếu sưng lên do tích tụ chất lỏng, ống dẫn trứng sẽ to hơn bình thường và có thể trông thấy được qua siêu âm. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác nhận rằng nguyên nhân gây to ống dẫn trứng là do tình trạng tắc nghẽn.3

Tắc ống dẫn trứng có nguy hiểm không?

Ống dẫn trứng là một phần không thể thiếu trong quá trình kết hợp của tinh trùng và chức năng bình thường của nó là điều kiện tiên quyết để thụ thai tự nhiên. Tắc ống dẫn trứng là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh.1

Nếu cả hai ống dẫn trứng bị tắc hoàn toàn thì việc mang thai sẽ bị cản trở hoàn toàn. Nếu ống dẫn trứng bị tắc một phần thì phụ nữ vẫn có khả năng mang thai. Nhưng khi đó, họ sẽ tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Có thể thấy, tắc ống dẫn trứng không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, việc phẫu thuật ống dẫn trứng tắc nghẽn có thể để lại các biến chứng tiềm ẩn, bao gồm:

  • Nhiễm trùng.
  • Tạo ra nhiều mô sẹo.
  • Tổn thương các cơ quan lân cận.
  • Chảy máu.
Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và phòng ngừa
Hiện tượng tắc vòi trứng có thể khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung

Tắc vòi trứng có chữa được không?

Khả năng điều trị tắc vòi trứng còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu ống dẫn trứng bị tắc bởi một số ít mô sẹo hoặc dính phần nhỏ thì bác sĩ có thể phẫu thuật nội soi để loại bỏ tắc nghẽn và mở rộng lòng ống. Ngược lại, nếu vòi dẫn trứng có nhiều mô sẹo, kích thước lớn hoặc quá nhiều chất kết dính thì việc chữa trị không thể thực hiện được.

Phòng ngừa tắc vòi trứng như thế nào?

Để phòng ngừa tắc ống dẫn trứng, trước hết bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân bằng cách kiểm soát tốt các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý đến những thay đổi bên trong cơ thể để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ gây vô sinh.

Chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là thời gian hành kinh. Bên cạnh đó, hãy sử dụng biện pháp rào chắn khi quan hệ, đời sống tình dục lành mạnh, an toàn để tránh lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ và luyện tập thể dục thể thao cũng giúp chị em phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Bài viết trên của Bác sĩ Lê Công Thái đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản của bệnh tắc vòi trứng. Chị em phụ nữ nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản để luôn mạnh khỏe, yêu đời và làm chủ cuộc sống nhé!

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức 3 cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm đơn giản bạn cần biết
Ngộ độc thực phẩm (hay trúng thực) là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra do ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị ô nhiễm do vi sinh vật hay thực phẩm có
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?
“Nồng độ prolactin cao có khả năng sinh con được không?” là thắc mắc của không ít chị em đang trong hành trình “săn rồng con” nhưng chưa mãi chưa có
Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe