Suy tuyến cận giáp: Những điều bạn chưa biết

Hiện nay, số các trường hợp mắc suy tuyến cận giáp bẩm sinh đã giảm nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý những triệu chứng có thể xuất hiện ở con mình. Đặc biệt, các mẹ bầu nên theo dõi em bé trong quá trình mang thai. Việc phát hiện cũng như điều trị sớm bệnh suy cận giáp bẩm sinh sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường.

1. Suy tuyến cận giáp là gì?

Đây là một tình trạng hiếm gặp. Trong đó các tuyến cận giáp không sản xuất đủ lượng hormone. Hoặc đủ số lượng nhưng thiếu chức năng hoạt động sinh học. Các tuyến cận giáp tiết ra hormone vào máu và đi đến các khu vực khác nhau của cơ thể. Những hormone này điều chỉnh các quá trình trao đổi chất ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan và hoạt động khác nhau trong cơ thể.

Suy tuyến cận giáp: Những điều bạn chưa biết
Thyroid gland: tuyến giáp. Parathyroid gland: tuyến cận giáp

Hormone tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng. Bao gồm điều chỉnh nhịp tim, nhiệt độ và huyết áp cơ thể cũng như sự tăng trưởng và trao đổi chất của tế bào. Hormone tuyến cận giáp (cùng với vitamin D và hormone calcitonin, được sản xuất bởi tuyến giáp) đóng một vai trò trong việc điều chỉnh nồng độ canxi và phospho trong máu. Từ đó giúp quyết định sự phát triển của xương.

Bệnh lí này ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới với số lượng tương tự nhau. Tỷ lệ mắc bệnh trong dân số nói chung chưa được biết rõ. Suy tuyến cận giáp có thể ảnh hưởng đến cá nhân ở mọi lứa tuổi.

2. Triệu chứng

Do sự thiếu hụt hormone tuyến cận giáp, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng liên quan đến mức độ giảm bất thường của canxi trong máu (hạ canxi máu) và mức độ tăng phospho trong máu (tăng phospho máu).

Co cứng cơ

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này có thể từ các triệu chứng nhẹ như ngứa ran hoặc tê ở ngón tay, ngón chân hoặc xung quanh miệng (dị cảm) đến chuột rút và co thắt cơ nghiêm trọng. Các triệu chứng về cơ thường được gọi là co cứng cơ. Một tình trạng đặc trưng bởi co quắp người không thể kiểm soát và co cứng một số cơ ở tay, chân hoặc mặt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, co giật hoặc ngất có thể xảy ra. Hoặc mức độ ý thức có thể bị suy giảm.

Suy tuyến cận giáp: Những điều bạn chưa biết
Co cứng cơ là một trong những triệu chứng của bệnh

Triệu chứng về da và răng

Những người ảnh hưởng cũng có thể có da khô, thô ráp, móng tay dễ gãy và rụng tóc nhiều. Một số cá nhân bị suy tuyến cận giáp, đặc biệt là từ khi còn nhỏ, có thể có những bất thường ảnh hưởng đến răng. Bao gồm sự kém phát triển của lớp men răng bên ngoài, dị dạng chân răng và tăng nguy cơ sâu răng. Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói, thở khò khè và khó thở cũng có thể liên quan đến suy tuyến cận giáp mãn tính.

Rối loạn tâm lí

Các triệu chứng khác có thể liên quan đến suy tuyến cận giáp bao gồm mệt mỏi, suy nhược toàn thân, lo lắng hoặc căng thẳng và đau đầu. Trầm cảm, khó chịu, lú lẫn, mất phương hướng, thay đổi tâm trạng và mất trí nhớ cũng đã được nhận thấy ở những người bị bệnh lí này. Ở trẻ em, suy tuyến cận giáp có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất và trí tuệ nếu không được điều trị kịp thời.

Suy tuyến cận giáp: Những điều bạn chưa biết
Rối loạn tâm lý cũng là một dấu hiệu của bệnh

Hiếm gặp hơn, các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra. Đó là đục thủy tinh thể, động kinh hoặc co giật, ngất xỉu, nhịp tim bất thường. Một số có thể ứ đọng canxi (vôi hóa) trong não hoặc thận. Nếu quá trình vôi hóa xảy ra trong thận, chức năng thận có thể bị suy giảm. Đó là lí do tại sao những người bị suy tuyến cận giáp có thể dễ bị sỏi thận.

3. Nguyên nhân

Phẫu thuật

Suy tuyến cận giáp có thể xảy ra do cắt bỏ hoặc tổn thương các tuyến cận giáp hoặc nguồn cung cấp máu của chúng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

Tổn thương sau cắt bỏ mô tuyến cận giáp trong bệnh cường cận giáp (tình trạng sản xuất quá nhiều hormone tuyến cận giáp) có thể dẫn đến việc loại bỏ quá nhiều mô tuyến cận giáp. Do đó, dẫn đến suy tuyến cận giáp.

Phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến giáp hoặc bướu cổ cũng có thể gây ra vấn đề này. Thường do cắt bỏ mạch máu nuôi tuyến cận giáp hoặc tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật. Trong những trường hợp này, suy tuyến cận giáp có thể chỉ là tạm thời. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nhiều hay ít. Suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật có thể xảy ra ngay sau phẫu thuật hoặc xuất hiện sau đó vài tháng đến nhiều năm.

Ung thư

Mặc dù rất hiếm, ung thư từ cơ quan khác có thể lây lan đến các mô tuyến cận giáp. Từ đó làm thay đổi chức năng của chúng. Nếu xạ trị trên diện rộng vùng cổ trong quá trình điều trị ung thư cũng có thể ảnh hưởng tuyến cận giáp.

Miễn dịch

Suy tuyến cận giáp cũng có thể do quá trình rối loạn miễn dịch gây ra. Có thể hiểu rằng khi hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể (kháng thể) chống lại các virus xâm nhập đột nhiên bắt đầu tấn công các tế bào hoàn toàn khỏe mạnh mà không rõ lý do. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào mô tuyến cận giáp. Dẫn đến mất khả năng bài tiết hormone tuyến cận giáp.

Bẩm sinh

Suy tuyến cận giáp bẩm sinh là những trẻ sinh ra không có mô tuyến cận giáp hoặc có các tuyến cận giáp hoạt động không bình thường. Suy tuyến cận giáp bẩm sinh xảy ra trong vài tháng đầu đời có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ở một số bệnh nhân, nguyên nhân của suy tuyến cận giáp không được tìm thấy rõ ràng.

Suy tuyến cận giáp bẩm sinh cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có mẹ bị cường cận giáp. Ở phụ nữ mang thai, lượng canxi dư thừa có thể qua nhau thai đến em bé đang phát triển và ức chế sản xuất hormone tuyến cận giáp của trẻ.

Điều này có thể dẫn đến lượng canxi trong máu thấp bất thường sau khi sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng tạm thời. Trẻ sẽ dần hồi phục và bắt đầu hoạt động tạo ra hormone tuyến cận giáp. Suy tuyến cận giáp thoáng qua cũng có thể xảy ra ở trẻ sinh non có mẹ bị đái tháo đường.

Suy tuyến cận giáp: Những điều bạn chưa biết

Di truyền

Suy tuyến cận giáp cũng có thể phát triển như một phần của hội chứng di truyền như hội chứng DiGeorge, hội chứng Barakat … hội chứng Kearns-Sayre hoặc hội chứng MELAS. Ở một số bệnh nhân, suy tuyến cận giáp liên quan đến bệnh Wilson. Đây là bệnh lí do khoáng chất đồng tích tụ trong tuyến cận giáp. Hoặc bệnh hemochromatosis – tình trạng sắt tích tụ trong tuyến cận giáp. Để biết thêm thông tin về những rối loạn này, bạn có thể tham khảo: “Bệnh Wilson: Một căn bệnh di truyền không thể bỏ qua“. 

Thiếu Magie

Một nguyên nhân phổ biến khác của suy tuyến cận giáp là lượng magie trong máu thấp. Đây thường được gọi là suy tuyến cận giáp chức năng. Vì nó sẽ tự khỏi khi lượng magie được phục hồi. Magie là một khoáng chất rất quan trọng đối với tuyến cận giáp. Khi lượng magie thấp, nó thường dẫn đến lượng canxi trong máu thấp. Nếu không có đủ magie, các tuyến cận giáp sẽ không hoạt động bình thường.

Ngoài chế độ ăn ít thực phẩm có magie, một nguyên nhân phổ biến khiến lượng magie trong cơ thể thấp là nghiện rượu. Ở những người bị suy dinh dưỡng, kém hấp thu, tiểu đường, tiêu chảy mãn tính, bệnh lí thận và sử dụng một số loại thuốc cũng có ít magie trong máu.

4. Chẩn đoán

Chẩn đoán suy tuyến cận giáp được thực hiện dựa trên xác định các triệu chứng đặc trưng, ​​tiền sử bệnh trước đây. Bên cạnh đó, cần phải có sự thăm khám của Bác sĩ để đánh giá tổng trạng và nhiều xét nghiệm chuyên biệt. Xét nghiệm máu có thể cho biết mức độ bất thường của canxi, phospho, magie và hormone tuyến cận giáp. Mẫu nước tiểu sẽ giúp phản ánh liệu cơ thể có đang bài tiết quá nhiều canxi hay không.

Các xét nghiệm bổ sung có thể được thực hiện để phát hiện các biến chứng có thể liên quan đến suy tuyến cận giáp. Ví dụ, điện tâm đồ có thể cho thấy rối loạn nhịp tim. Nó đôi khi liên quan đến mức canxi thấp trong bệnh lí này.

Xét nghiệm di truyền ở một vài trường hợp sẽ giúp phát hiện các đột biến gen cụ thể gây ra các hội chứng liên quan đến suy cận giáp.

5. Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào:

  • Các triệu chứng cụ thể ở mỗi cá nhân.
  • Kết quả xét nghiệm.
  • Tuổi tác và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên chẩn đoán và điều trị các rối loạn ảnh hưởng đến cơ quan nội tiết (bác sĩ nội tiết). Khi đó, bênh cạnh việc điều trị, nó có thể sàng lọc phát hiện bệnh trong gia đình.

Các liệu pháp điều trị chính cho những người bị suy tuyến cận giáp là bổ sung canxi và vitamin D hoạt hóa.

Một số người bị suy tuyến cận giáp có thể được khuyến khích thực hiện thay đổi chế độ ăn uống để giúp điều trị tình trạng của họ. Những người bị ảnh hưởng có thể được khuyến khích ăn các thực phẩm giàu canxi. bao gồm các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, nước cam và các loại rau lá xanh. Hơn nữa, bạn có thể được khuyến khích tránh thực phẩm có nhiều phospho như nước ngọt có ga, trứng và thịt. Mục đích để giữ mức phospho trong máu càng thấp càng tốt.

6. Nên ăn gì nếu bị suy tuyến cận giáp?

Suy tuyến cận giáp: Những điều bạn chưa biết
Những thực phẩm mà bạn nên ăn khi bị suy tuyến thận giáp

Nếu bạn bị suy tuyến cận giáp, chế độ ăn của bạn nên giàu canxi và ít phospho. Uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày cũng có thể giúp đảm bảo rằng cơ thể bạn không bị mất các chất dinh dưỡng cần thiết. Thực phẩm giàu canxi bao gồm:

  • Các loại đậu, rau củ màu xanh đậm
  • Sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, yến mạch
  • Mận khô, quả mơ, cam

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về khẩu phần ăn giàu canxi ở bài viết: 8 điều về Canxi mà bạn nên biết“.

 Một số loại thực phẩm giàu phospho có thể làm giảm đáng kể lượng canxi. Do đó, bạn nên tránh những thực phẩm sau:

  • Nước ngọt
  • Trứng, thịt đỏ (thịt bò, thị heo, thịt cừu …)
  • Thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì và mì tôm
  • Các chất béo có hại, có thể được tìm thấy trong đồ nướng
  • Cà phê, rượu, thuốc lá

Hãy thảo luận về những thay đổi trong chế độ ăn uống với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn nhận được lượng vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Mặc dù suy tuyến cận giáp ngày càng ít đi, bạn vẫn cần chú ý những dấu hiệu quan trọng để kịp thời điều trị nhé.

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính