Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em có điều trị được không?

Trật khớp háng bẩm sinh xảy ra khi trẻ nhỏ chào đời với tình trạng khớp háng không ổn định. Tỉ lệ mắc dị tật này vào khoảng 1/800 – 1/1000 trẻ sơ sinh. Dị tật này xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Trật khớp háng rất dễ bị bỏ sót. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy cùng Youmed tìm hiểu chủ đề này nhé!

Trật khớp háng bẩm sinh là gì?

Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng.

Nguyên nhân của trật khớp háng bẩm sinh là gì?

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể dẫn đến dị tật bẩm sinh này vẫn còn được nghiên cứu. Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân trật khớp háng bẩm sinh.

Một số giả thuyết nguyên nhân của trật khớp háng đã được đặt ra:

  • Đột biến nhiễm sắc thể.
  • Mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai.
  • Tư thế thai nhi bất thường khi trong bụng mẹ.
Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em có điều trị được không?
Đột biến nhiễm sắc thể có thể là nguyên nhân của trật khớp háng 

Yếu tố nguy cơ bị trật khớp háng bẩm sinh

Khảo sát cho thấy, những trường hợp thai nhi ngôi mông (ngôi thai ngược) hoặc con so dễ bị hơn.

Ngoài ra, bé gái có nguy cơ bị trật khớp háng bẩm sinh cao hơn bé trai.

Những dấu hiệu của trật khớp háng bẩm sinh là gì?

Trật khớp háng có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc một vài tuần đầu sau sinh. Có nhiều dấu hiệu giúp phát hiện sớm ngay sau sinh. Ví dụ:

  • Chênh lệch chiều dài hai chân: Chân bên bị trật khớp háng ngắn hơn bên đối diện. Nhưng nếu trật khớp háng cả hai bên sẽ khó phát hiện.
  • Nếp lằn mông, đùi ở chân bên trật ít hơn và cao hơn bên lành.
  • Bàn chân đổ ngoài khi trẻ nằm duỗi chân.
  • Hạn chế gấp và dạng khớp háng bên trật.

Ngoài ra, nếu chụp khớp háng hoặc siêu âm khớp háng có thể giúp chẩn đoán trật khớp háng.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em có điều trị được không?
Hình ảnh trật khớp háng trên phim chụp X – quang.

Những biến chứng của trật khớp háng bẩm sinh là gì?

Nếu trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh mà không được điều trị thì sẽ để lại biến chứng nặng nề.

  • Thoái hóa khớp háng.
  • Dáng đi trở nên bất thường.
  • Hai chân có chiều dài không cân xứng: điều này khiến trẻ trở nên chậm chạp ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Đối với trẻ gái, trật khớp háng sẽ gây biến dạng khung chậu làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ sau này.
  • Gây gù, vẹo cột sống do tình trạng bất cân xứng của chi dưới.
Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em có điều trị được không?
Nếp lằn mông và chiều dài hai chân không đều nhau ở trẻ trật khớp háng 

Cách ngăn ngừa trật khớp háng bẩm sinh

Cho đến nay, chưa có cách nào để phòng ngừa dị tật trật khớp háng bẩm sinh. Vì vậy, việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị trật khớp háng ở trẻ.

Điều trị trật khớp háng bẩm sinh

Điều trị tốt nhất là can thiệp sớm ngay sau khi sinh. Nếu dị tật này được phát hiện ngay sau khi sinh, việc điều trị chỉ đơn giản là duy trì tư thế khớp háng dạng và đầu gối gấp, trong khoảng 2 tháng. Có thể duy trì tư thế này bằng một số phương pháp như:

Bó bột chỉnh hình

Chỉ định cho trẻ trật khớp háng dưới 6 tháng tuổi. Thời gian bó bột khoảng 2 tuần/đợt, thực hiện khoảng 10 – 15 đợt. Cuối đợt bó cần chụp kiểm tra để xem vị trí chỏm xương đùi đã vào đúng vị trí chưa.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em có điều trị được không?
Bó bột chỉnh hình chỉ định cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Nẹp chỉnh hình

Thời gian đeo nẹp: Ngay sau sinh đến khi trẻ 12 tháng tuổi.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em có điều trị được không?
Nẹp Pavlik Harness giúp định hình lại khớp háng

Lưu ý: liên tục đeo cả ngày và đêm trong 6 tháng đầu. Đeo nẹp vào đêm trong 6 tháng tiếp theo.

Các loại nẹp thường gặp: nẹp Pavlik Harness, nẹp bằng xốp mềm, nẹp nhựa cứng…

Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật khi trẻ trên 18 tháng tuổi mà chưa được điều trị. Ngoài ra, phẫu thuật sớm nếu điều trị bảo tồn không có kết quả, giúp trẻ cải thiện dáng đi sau này.

Một số phương pháp khác như:

  • Đóng bỉm vệ sinh, dùng tã gấp dày để giữ cho khớp háng dạng ra
  • Cõng hoặc địu trẻ
  • Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ.

Với trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi: áp dụng theo cách này có thể sau 3 – 4 tuần, khớp háng sẽ trở lại vị trí bình thường. Kỹ thuật này cho phép thành công từ 90 – 95% trường hợp.

Tóm lại, trật khớp háng bẩm sinh tuy không thường gặp nhưng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị trật khớp háng ở trẻ. Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin cơ bản về trật khớp háng. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như