Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ do đâu? Biến chứng và cách điều trị là gì?

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp bệnh lý nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị sớm.  Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu nguyên nhân, những biến chứng nguy hiểm

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp bệnh lý nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị sớm. 

NT BacGiang mời bạn tìm hiểu nguyên nhân, những biến chứng nguy hiểm và phương pháp điều trị tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu ở phụ nữ ngay sau đây!

5 nguyên nhân thường gặp gây tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu không phải là bệnh! Đó là một triệu chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra. Để điều trị hiệu quả, bạn cần biết nguyên nhân cụ thể gây tiểu buốt, tiểu rắt ra máu ở nữ là gì.

1. Tiểu buốt tiểu rắt ở nữ do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn nước tiểu ra, gọi là niệu đạo. Sau đó vi khuẩn nhân lên trong bàng quang gây viêm bàng quang

UTI có thể gây chảy máu khiến nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Nước tiểu của bạn cũng có thể có mùi rất nồng. Triệu chứng đặc trưng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là tiểu buốt tiểu rắt ra máu. 

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ do đâu? Biến chứng và cách điều trị là gì?

2. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục, nấm, chlamydia, lậu và trichomonas cũng có thể gây ra tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt ra máu ở phụ nữ. 

3. Tiểu buốt, tiểu rắt ra máu do bệnh ung thư

Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư thận, ung thư bàng quang hoặc tuyến tiền liệt giai đoạn muộn. Những bệnh ung thư này thường không có triệu chứng sớm. Triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ do bệnh ung thư có thể không liên tục. Vì thế, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi tiểu tiện, phụ nữ cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám.

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ do đâu? Biến chứng và cách điều trị là gì?

4. Tiểu rắt tiểu buốt ra máu ở nữ do sỏi thận 

Bệnh sỏi thận cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt ra máu. Sỏi thận hình thành từ những cặn cứng và nhỏ tích tụ trong thận. Chúng có thể gây đau dữ dội khi đi qua niệu đạo và gây ra tình trạng tiểu rắt ra máu. 

5. Các nguyên nhân khác gây tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ

Chấn thương đường tiết niệu, lạc nội mạc tử cung, bệnh hồng cầu hình liềm, luyện tập quá mức… cũng có thể là các nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới.

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra 

Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu ở nữ không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Suy thận cấp
  • Nhiễm trùng toàn thân
  • Nhiễm trùng huyết
  • Thiếu máu cấp tính.

Các biến chứng lâu dài gồm: 

  • Vô sinh
  • Khuyết tật lâu dài do nhiễm trùng tái phát
  • Hẹp hoặc ung thư đường tiết niệu
  • Thậm chí tử vong do nhiễm trùng toàn thân nặng hoặc ung thư đường tiết niệu. 
Bạn không nên để tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu ở nữ kéo dài vì rất nguy hiểm cho sức khỏe, khiến cơ thể suy kiệt, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Thay vào đó, bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay khi nhận thấy dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt ra máu.

Cách điều trị và phòng tránh tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ

Việc điều trị tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng. Để tìm ra nguyên nhân, bác sĩ có thể tìm hiểu về tiền sử gia đình, thăm khám và tiến hành các xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm nước tiểu.

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ do đâu? Biến chứng và cách điều trị là gì?

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu sẽ tiến hành kiểm tra mẫu nước tiểu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh thận hoặc các vấn đề khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc chỉ định phương pháp điều trị triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu ở phụ nữ.

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ không phải là một triệu chứng nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm khi xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường khi tiểu tiện.

Cách điều trị tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ

Với những tình trạng không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như làm dịu đi các triệu chứng hiện có của bệnh nhân.

Nếu nguyên nhân do sỏi thận, sỏi bàng quang, tùy vào kích thước của sỏi bác sĩ sẽ thăm khám và sẽ có những cách điều trị khác nhau. Nếu sỏi lớn, người bệnh có thể cần phải mổ hở hoặc tán sỏi bằng máy qua da hay ngược dòng. Đối với sỏi nhỏ hơn, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn thuốc để tiêu sỏi và tống xuất ra ngoài theo nước tiểu. Phương pháp này chỉ có hiệu quả ở một số loại sỏi nhất định và có kích thước nhỏ. 

Nếu nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ là do ung thư, tùy vào giai đoạn và loại ung thư mà bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến là hóa trị, phẫu thuật, xạ trị hoặc xạ trị kết hợp với hóa trị liệu để cải thiện triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ.

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ do đâu? Biến chứng và cách điều trị là gì?

Cách phòng tránh tiểu rắt buốt ra máu ở nữ

Để phòng tránh tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ, bạn nên:

  • Không hút thuốc lá
  • Không sử dụng chất kích thích
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau 
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày,
  • Duy trì thói quen ăn uống và luyện tập khoa học để hệ tiết niệu khỏe mạnh.
  • Thăm khám và điều trị các bệnh lý tiết niệu sinh dục kịp thời.

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ là triệu chứng cần được lưu ý và xử lý kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị sẽ giúp chị em chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân. Theo đó, việc tìm kiếm sự tư vấn y tế chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng để đảm bảo bạn nhận được sự chăm sóc và điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu