Nổi mụn ở môi lớn vùng kín do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nổi mụn ở môi lớn vùng kín không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ vùng kín mà còn có thể là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.  Nguyên nhân gây nổi mụn ở môi cô bé là gì? Cách xử lý

Nổi mụn ở môi lớn vùng kín không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ vùng kín mà còn có thể là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe đáng lo ngại. 

Nguyên nhân gây nổi mụn ở môi cô bé là gì? Cách xử lý và phòng ngừa ra sao? NT BacGiang mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu!

Tìm hiểu về tình trạng nổi mụn ở môi lớn vùng kín

Cấu tạo môi lớn 

Môi lớn (labia majora) là nếp gấp da nằm bên ngoài âm đạo, có lông mu bao phủ bên trên. Vị trí môi lớn kéo dài từ gò mu xuống cửa hậu môn. Nói một cách dễ hình dung thì môi lớn có hình dáng giống như đôi môi nhưng ở tư thế dọc

Chức năng chính của môi lớn là che chắn và bảo vệ toàn bộ vùng nhạy cảm, đồng thời giúp giữ ẩm và ngăn chặn các nguy cơ gây viêm nhiễm âm đạo.

Đọc thêm: Môi lớn là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng và những vấn đề thường gặp

Dấu hiệu nổi mụn ở môi lớn vùng kín

Nổi mụn ở môi lớn là tình trạng xuất hiện những khối u nhỏ, mụn thịt hoặc mụn bọc ở môi lớn gây sưng đỏ. Những nốt mụn này cũng có thể gây đau nhức, khó chịu. 

Trong nhiều trường hợp, tình trạng nổi mụn ở môi cô bé có thể là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.

5 nguyên nhân thường gặp gây nổi mụn ở môi lớn vùng kín

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mụn ở môi lớn vùng kín, trong đó có 5 nguyên nhân thường gặp sau đây:

1. Sùi mào gà 

Sùi mào gà (Condyloma Acuminate) hay mụn cóc sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papillomavirus (còn được gọi là HPV loại 6 và 11). 

Sùi mào gà ở nữ có thể xuất hiện ở môi lớn, hậu môn, bên trong âm đạo, trực tràng hoặc niệu đạo với hình dạng là những khối u sần sùi có màu da hoặc màu trắng xám. 

Đọc thêm: Bạn nên làm gì khi phát hiện dấu hiệu sùi mào gà ở nữ?

Nổi mụn ở môi lớn vùng kín do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ?

2. Nổi mụn ở môi lớn vùng kín do bệnh herpes sinh dục

Herpes sinh dục hay mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do hai loại virus Herpes simplex loại 1 (HSV-1) và virus Herpes simplex loại 2 (HSV-2) gây ra. 

Bên cạnh dấu hiệu nổi mụn ở môi lớn vùng kín, bệnh còn có thể tác động đến những khu vực cơ thể khác như: Âm hộ, hậu môn, mông, đùi… với các triệu chứng điển hình như:

  • Ngứa ran
  • Nóng rát xung quanh khu vực bị nổi mụn. 

Nếu không được điều trị kịp thời, các nốt mụn có thể vỡ ra, gây lở loét. 

Đọc thêm: Nhận biết các dấu hiệu bệnh herpes sinh dục

3. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng âm đạo. Những triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Ngứa rát và sưng tấy vùng kín
  • Khí hư có màu và mùi khó chịu. 

2 nguyên nhân thường gặp gây viêm âm đạo bao gồm:

  • Nhiễm nấm âm đạo Candida albicans
  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại ở môi trường âm đạo.

Nổi mụn ở môi lớn vùng kín do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đọc thêm: Viêm âm đạo: Bạn cần biết gì về bệnh phụ khoa phổ biến này?

4. Nổi mụn ở môi lớn vùng kín do viêm nang lông

Viêm nang lông vùng kín có biểu hiện đặc trưng là những nốt mụn nhỏ sưng đỏ. Đôi khi những nốt mụn này gây đau đớn do vi khuẩn “tấn công” vào nang lông gây viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể đến từ việc cạo hoặc tẩy lông vùng kín, lông mọc ngược, thường xuyên mặc quần bó sát hoặc vệ sinh vùng kín sai cách trong thời gian dài.

Đa số trường hợp viêm nang lông trên cơ thể không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu viêm nang lông xảy ra ở vùng kín gây sưng, đỏ và đau đớn, các nốt mụn không biến mất mà ngày càng lan rộng thì bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách xử lý phù hợp.
Để không bị nổi mụn ở môi lớn vùng kín do viêm nang lông, bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín, mặc quần lót vừa vặn, có chất liệu thấm hút tốt, hạn chế cạo lông vùng kín vì khi nang lông mới mọc ra nên thường cuộn tròn về phía da gây kích ứng và nổi mụn. 

5. Nổi mụn ở môi lớn vùng kín do những nguyên nhân khác

Tình trạng nổi mụn ở môi cô bé còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: Giang mai, viêm nang lông, mụn nhọt,… 

Việc chẩn đoán đúng bệnh có ý nghĩa lớn trong việc quyết định kết quả điều trị. Vì thế, khi bị nổi mụn ở môi lớn vùng kín, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ khi tình trạng nổi mụn ở môi lớn vùng kín đi kèm với những dấu hiệu sau:

  • Môi lớn vùng kín xuất hiện những khối mụn bọc hoặc mụn thịt bị sưng, ngứa khiến cơ thể khó chịu, bức bối
  • Môi lớn hoặc vùng kín xuất hiện các nốt mụn dưới dạng khối u không đau có hình dạng trông giống như súp lơ
  •  Da đỏ hoặc phát ban rõ rệt
  • Đau và sưng đáng kể ở vùng sinh dục gây bất tiện cho việc tiểu tiện.
  • Tiểu tiện nhiều hơn bình thường, tiểu đau, buốt hoặc tiểu rát
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo hoặc hậu môn
  • Đau rát hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục
  • Đau bụng dưới bất thường mà chưa tới kỳ kinh nguyệt.

Cách phòng ngừa nổi mụn ở cô bé

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng nổi mụn ở môi lớn vùng kín bằng nhiều cách, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục với nhiều hơn một bạn tình. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ và thực hiện xét nghiệm liên quan để tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Sử dụng đồ lót vừa vặn, thoáng khí để bảo vệ sức khỏe vùng kín.
  • Không thụt rửa âm đạo và tránh các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh vì nó làm xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo.
  • Tiêm chủng phòng ngừa HPV.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về về tình trạng nổi mụn ở môi lớn vùng kín. Từ đó chủ động xử lý, chăm sóc sức khỏe vùng kín của bản thân.

Read the original article at here.
Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu