LGBT là gì? Sự kỳ thị đối với cộng đồng LGBT

Dạo quanh các trang mạng xã hội, tivi, trên đường phố, chắc hẳn mỗi chúng ta đều ít nhất một lần nhìn thấy lá cờ lục sắc. Đó là lá cờ biểu tượng cho cộng đồng LGBT – một cộng đồng đang ngày càng lớn mạnh tại khắp các châu lục. Vậy, LGBT là gì? Cộng đồng LGBT tại Việt Nam hoạt động ra sao? Tất cả sẽ được NT BacGiang hé lộ ngay sau đây!

LGBT là gì?

LGBT là viết tắt của các danh từ đặc trưng cho xu hướng tính dục của một người, là sự kết hợp của các từ: “Lesbian” (đồng tính nữ), “Gay” (đồng tính nam), “Bisexual” (lưỡng tính), “Transgender” (chuyển giới).

Ý nghĩa lá cờ LGBT

LGBT là gì? Sự kỳ thị đối với cộng đồng LGBT
Lá cờ lục sắc là biểu tượng của cộng đồng LGBT

Sự đa dạng trong màu sắc của lá cờ biểu tượng LGBT đặc trưng cho sự đa dạng của cộng đồng này. Đồng thời, mỗi màu sắc đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện khát khao của LGBT trên toàn thế giới.

Cụ thể hơn, ý nghĩa 6 màu sắc của lá cờ LGBT, màu đỏ xuất hiện đầu tiên tượng trưng cho dũng khí. Màu cam biểu trưng cho nhận thức và năng lực. Màu vàng mang ý nghĩa của sự thách thức. Màu xanh lá cây thể hiện sự khích lệ và phấn đấu, nỗ lực. Màu xanh dương là màu của hy vọng, san sẻ, giúp đỡ, đấu tranh. Cuối cùng là màu tím đặc trưng cho sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết. Cả 6 màu trên hợp lại thành một thể thống nhất – thay lời cộng đồng LGBT nói lên ước mơ, khát vọng của mình.

Gay (đồng tính nam)

Gay là khái niệm thể hiện xu hướng tình dục hoặc tình yêu giữa nam với nam. Nam giới cảm thấy bị thu hút về thể xác và tâm hồn bởi người cùng giới.

Đồng tính không phải bệnh. Đồng tính cũng bao gồm những rung động về mặt cảm xúc chứ không chỉ là tình dục.

Cent là gì?

Cent thực chất là viết tắt của Center Gay. Đây là một trong những thuật ngữ của đồng tính nam. Cent là sự kết hợp giữa Gay Top và Gay Bottom. Nghĩa là trong các mối quan hệ đồng tính nam, Cent có thể vừa đóng vai trò làm chồng, vừa đóng vai trò làm vợ. Nói cho dễ hiểu thì họ có thể linh hoạt nằm trên hoặc nằm dưới.

Lesbian (đồng tính nữ)

Tương tự với Gay, Lesbian là thuật ngữ chỉ những người phụ nữ bị hấp dẫn về mặt tình yêu và tình dục  bởi người cùng giới. Không có bất kỳ đặc điểm sinh học nào bên ngoài để phân biệt Lesbian với những người khác.

Bisexual (lưỡng tính)

Lưỡng tính là thuật ngữ chỉ những người bị hấp dẫn về mặt tình yêu và tình dục với cả nam lẫn nữ. Bisexual thường không rõ ràng về xu hướng thích giới nào nhiều hơn. Họ có thể thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời, phụ thuộc vào cảm xúc và trái tim mình.

Transgender (người chuyển giới)

Transgender là một thuật ngữ chung để chỉ những người có bản dạng giới và/hoặc biểu hiện giới tính khác với những gì liên quan đến giới tính mà họ được chỉ định khi sinh ra. Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể xem Transgender là một người phụ nữ được sinh ra trong thể xác nam giới và ngược lại. Những người chuyển giới sẽ được bác sĩ kê đơn nội tiết tố để giúp họ phù hợp với bản dạng giới mong muốn của mình.

Một số người khác sẽ trải qua phẫu thuật kết hợp với thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, danh tính người chuyển giới không thay đổi dù ngoại hình có thay đổi, trừ phi họ cố ý làm điều đó vì cuộc sống mới của mình.

Bản dạng giới (Gender identity) là gì?

Bản dạng giới được định nghĩa là quan điểm cá nhân của mỗi người về bản thân là nam hay nữ (đôi khi cả hai hoặc không). Khái niệm này có quan hệ mật thiết với vai trò giới, là sự biểu hiện về mặt nhân cách phù hợp với bản dạng giới.

Trong hầu hết trường hợp, bản dạng giới ở mỗi người là do tự người đó xác định. Đó là kết quả của sự kết hợp các yếu tố vốn có bên trong và môi trường bên ngoài.

Ví dụ, một người nam giới coi mình là nam và thoải mái nhất khi đề cập đến giới tính cá nhân dưới dạng nam tính, thì bản dạng giới của anh ấy là nam. Qua đó, người ấy sẽ có biểu hiện về cách cư xử và/hoặc ăn mặc tương xứng với bản dạng giới của mình.

LGBTQ+ là gì?

LGBTQ+ là cộng đồng mở rộng của LGBT. Ngoài Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender nói trên, cộng đồng mới này còn bổ sung thêm nhóm Q và nhóm “Plus”.

Q là viết tắt của Queer hoặc Questioning – thuật ngữ để chỉ những người chưa xác định chắc chắn xu hướng tình dục và/hoặc bản dạng giới của mình.

Dấu cộng “+” được sử dụng để biểu thị tất cả xu hướng tình dục và bản dạng giới không giống với bất kỳ dạng nào được đề cập ở trên. Một ví dụ là Two-spirit, một dạng bản sắc của người Mỹ bản địa.

Two-spirit là một nét đặc biệt trong nền văn minh của người da đỏ bản xứ châu Mỹ. Trong xã hội ngày ấy, giá trị của một người được đánh giá qua những gì họ cống hiến cho bộ lạc chứ không phải nữ tính hay nam tính. Thậm chí, bố mẹ cũng không chỉ định một giới tính nào đó cho con mình. Đa phần trang phục họ mặc là trung tính, cả nam lẫn nữ đều mặc được. Khi những đứa trẻ ấy lớn lên sẽ tự nhận thức rõ ràng về bản dạng giới và lựa chọn cách cư xử, ăn mặc cho phù hợp với mình.

Cộng đồng LGBT ở Việt Nam

LGBT là gì? Sự kỳ thị đối với cộng đồng LGBT
Một cuộc diễu hành ủng hộ cộng đồng LGBT tại Việt Nam

Những bước tiến mới

Hãy cùng nhìn qua chặng đường đấu tranh vì quyền lợi của LGBT tại Việt Nam!

Nhìn chung, trong hơn một thập kỷ vừa qua, cộng đồng LGBT ở Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể. Xã hội, đặc biệt là giới trẻ, đã và đang dần công nhận sự cống hiến lớn lao của LGBT. Đặc biệt là sự “come out” thành công của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Tiêu biểu là ca sĩ Lâm Khánh Chi, diễn viên BB Trần, ca sĩ Đào Bá Lộc, gần đây là ca sĩ Lynk Lee… Họ chính là nguồn động lực để mọi người được sống thật với chính bản thân mình.

Ngoài ra, năm 2014 có một sự kiện quan trọng đánh dấu bước thành công trong công tác đấu tranh vì quyền bình đẳng của LGBT. Hôn nhân đồng giới đã được chấp thuận về mặt pháp luật ở Việt Nam.

Khó khăn vẫn còn tồn tại…

Tuy nhiên, quá trình đấu tranh bình đẳng cho cộng đồng LGBTQ+ mang bên mình nhiều máu và nước mắt. Phần lớn những điều này xuất phát từ định kiến xã hội. Đa số các bậc phụ huynh lo lắng, đau khổ. Thậm chí họ phẫn nộ, phản ứng gay gắt khi con mình công khai giới tính thật. Con người sinh ra có quyền tự nhận thức và sống đúng với bản dạng giới của mình.

Trong một cuộc thi kể chuyện về LGBT, họ đã có cơ hội nói ra nỗi niềm giấu kín. Họ phải đối diện với ánh mắt kỳ thị từ chính bạn bè, người thân. Một số người khác bị gọi sai tên một cách ác ý. Thậm chí có người bị đánh đập, tra tấn vì cho rằng họ “không bình thường”, “bệnh hoạn”. Họ phải đối mặt với trải nghiệm đau đớn khi bị tiêm hormon bổ sung, tiêm thuốc “chữa bệnh”, điện giật vào đầu. LGBT trở nên cô đơn trên chính hành trình sống của mình.

Tại Việt Nam, quá trình đấu tranh của LGBTQ+ có nhiều bước khởi sắc. Tuy vậy, những quyền lợi đối với người chuyển giới vẫn chưa được ưu tiên như nước ngoài. Họ phải tự mình chi trả 100% chi phí phẫu thuật. Đáng buồn hơn, vẫn chưa thật sự có nơi tư vấn tâm lý, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng hormon cho họ. Đa phần Transgender phải tự tìm kiếm hoặc xin kinh nghiệm từ người chuyển giới đi trước.

Thái độ khắc nghiệt trong gia đình vẫn là một trong những thách thức khó khăn nhất mà cộng đồng LGBT Việt Nam phải đối mặt.

Sự kỳ thị cộng đồng LGBT

1. Khó khăn trong quá trình làm việc

Theo một nghiên cứu năm 2016 tại Hoa Kỳ, cứ 4 người LGBT sẽ có 1 người bị phân biệt đối xử. Dù họ đang sống trên một đất nước với nền văn minh “thoáng” với LGBT như Mỹ. Chính phủ liên bang và hầu hết các bang đều chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này. Theo một số công nhân LGBT chia sẻ, họ mất đi cơ hội thăng chức vì xu hướng tình dục của mình. Một số người khác thậm chí bị sa thải khi cấp trên phát hiện ra họ là Transgender.

Cơ hội xin việc làm cũng khó khăn hơn với LGBT. Ngoài vấn đề việc làm, có nhiều khó khăn về nhà cửa, tiếp cận giáo dục. Hay đơn giản là hòa nhập cộng đồng cũng không phải là điều dễ dàng với họ.

2. Những vấn nạn trong cộng đồng

Phân biệt đối xử, quấy rối và bạo lực đối với LGBT – đặc biệt là người chuyển giới. Đây là những vấn nạn phổ biến ở nơi công cộng. Hơn một phần ba Transgender chia sẻ rằng bản thân đã từng bị quấy rối, thậm chí là về mặt thể xác.

3. Khó khăn trong chăm sóc sức khỏe

Trong năm 2010, hơn 50% LGBT cho biết bị phân biệt đối xử bởi các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe. Hơn 25% người chuyển giới bị từ chối chăm sóc sức khỏe hoàn toàn. Do đó, LGBTQ+ trở nên dễ bị tổn thương và thường né tránh các phòng khám của bác sĩ. Thậm chí, họ chủ động trì hoãn công tác phòng ngừa và chăm sóc y tế cần thiết.

LGBT xứng đáng có được một cuộc sống đầy đủ, bình đẳng và đích thực. Điều này sẽ không thể thực hiện nếu sự phân biệt đối xử vẫn là mối đe dọa tiềm tàng. Bên cạnh sự bảo hộ của Pháp Luật, mỗi người chúng ta hãy nhìn họ với đôi mắt và trái tim cởi mở, yêu thương. Hãy cho LGBT cơ hội được là chính mình, được cống hiến hết sức mình cho xã hội.

ThS.BS.CKI Trần Quốc Phong 

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan