Làm gì khi bị dị ứng bia?

Dị ứng bia là tình trạng bệnh lý ít khi xảy ra. Các phản ứng dị ứng sau khi uống bia có thể nhẹ hoặc trở nên rất nặng. Nhiều người trong chúng ta còn lúng túng và không biết xử lý thế nào nếu bản thân hoặc người thân gặp phải tình trạng này. Các bạn hãy tiếp tục cùng YouMed tìm hiểu cách thức xử trí và phòng ngừa dị ứng bia nhé!

1. Dị ứng bia là gì?

Làm gì khi bị dị ứng bia?
 Hiện tượng da bị dị ứng do bia (Nguồn Internet)

Dị ứng bia là phản ứng của cơ thể đối với một hay nhiều thành phần có trong bia. Các thành phần đó có thể là lúa mạch, hoa bia, men bia hay hương liệu khác. Nguyên nhân khiến cho bạn bị dị ứng bia đó là: cơ thể thiếu enzyme chuyển hóa cồn, dị ứng với các thành phần có trong bia hay dị ứng có liên quan đến thức ăn sử dụng chung với bia.

Khi xảy ra tình trạng dị ứng bia, các triệu chứng sẽ biểu hiện rất nhanh gần như lập tức hay trong vòng vài giờ. Các triệu chứng này có thể giống với phản ứng dị ứng với thức ăn thông thường với biểu hiện ở da và các cơ quan khác.

Các trường hợp dị ứng với bia là không nhiều. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biểu hiện lạ sau khi uống bia, mọi người nên nhận biết đó có phải dị ứng hay không để có cách xử trí phù hợp.

>>>Bạn có thể tham khảo bài viết “Làm sao để biết liệu bạn có bị dị ứng bia hay không?” để có thông tin đối chứng nhé!

2. Nên làm gì khi bị dị ứng bia?

Làm gì khi bị dị ứng bia?
Nếu tình trạng dị ứng bia diễn biến nặng thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn (Nguồn Internet)

Ngay tức thì hoặc trong vòng vài giờ sau khi uống bia, nếu xuất hiện các biểu hiện sau đây gợi ý nhiều khả năng bạn bị dị ứng với bia.

  • Đỏ mặt
  • Ngứa mắt, mũi, miệng
  • Phát ban, nổi mề đay kèm ngứa da
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Thở khò khè, thở rít hay khó thở
  • Tụt huyết áp làm cho choáng váng, ngất xỉu

Phản ứng dị ứng bia có thể nhẹ hoặc trở nên nặng. Vì thế khi nghi ngờ, mọi người nên đến khám bác sĩ để xác định xem có thực sự dị ứng với bia hay không. Bác sĩ có thể giúp xác định xem bạn bị dị ứng với thành phần cụ thể nào có trong bia. Từ đó sẽ giúp bạn tránh thành phần dị ứng đó trong các  sản phẩm khác. 

3. Xử trí khi dị ứng bia?

 Các biện pháp giúp xử trí trường hợp dị ứng bia đó là:

3.1. Dùng thuốc

Các triệu chứng dị ứng nhẹ như phát ban, nổi mề đay, ngứa có thể thuyên giảm nhanh với thuốc chống dị ứng. Bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc kháng histamin nhằm đẩy lùi các triệu chứng dị ứng ở da.

Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, đau bụng hay tiêu chảy cũng sẽ giảm dần sau khi dùng thuốc.

3.2. Cấp cứu

Đối với các biểu hiện nặng như khò khè, khó thở hay ngất, thuốc chống dị ứng không giúp điều trị hoàn toàn. Khi đó, bạn hoặc người thân của bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ngoài dùng thuốc chống dị ứng, bác sĩ có thể phải sử dụng các thuốc kháng viêm và các biện pháp hỗ trợ hô hấp để kịp thời cứu tính mạng.

4. Phòng ngừa dị ứng bia như thế nào?

Làm gì khi bị dị ứng bia?
Nên có biện pháp phòng ngừa khi phát hiện bạn bị dị ứng bia 

Vì phản ứng dị ứng bia có thể rất nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những người đã xác định dị ứng với bia nên có những biện pháp phòng ngừa sau:

4.1. Tránh xa bia

Nếu thật sự bạn bị dị ứng với bia thì cách duy nhất để phòng ngừa là tránh xa bia. Tuy nhiên không phải bạn bị dị ứng với bia thì chắc chắn dị ứng với các thức uống có cồn khác. Một vài trường hợp dị ứng với bia nhưng vẫn dùng được rượu vang hay rượu mạnh mà không có vấn đề gì. Bác sĩ sẽ giúp xác định thành phần nào có trong bia gây dị ứng. Sau đó, bạn có thể tìm các thức uống có cồn không chứa các thành phần này để thay thế.

4.2. Tránh xa thực phẩm liên quan

Khi bạn bị dị ứng bia thì bạn sẽ bị dị ứng với các thành phần có trong bia. Điều đó có nghĩa, nếu bạn sử dụng các thực phẩm khác có chứa thành phần này cũng sẽ gây phản ứng dị ứng. Vì vậy, ngoài việc tránh xa bia, bạn nên tránh xa các thực phẩm có chứa thành phần giống như vậy. Lưu ý, nên cẩn thận đọc nguyên liệu trên bao bì trước khi mua bất cứ sản phẩm mới nào.

 

Tình trạng dị ứng bia có thể là lành tính hoặc có thể là nghiêm trọng. Mọi người chú ý nên biết cách xử trí đúng đắn để không gây nguy hại đến sức khỏe. Ngoài ra, nên tránh xa bia và các thực phẩm chứa thành phần dị ứng giúp phòng ngừa dị ứng bia.

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền

 

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong