Chlamydia và vô sinh: Giải đáp các thắc mắc cùng bác sĩ

Chlamydia là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến. Vì là loại bệnh tế nhị, khó chia sẻ nên nhiều người thường có tâm lý e ngại, giấu bệnh. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu những thông tin về bệnh Chlamdia từ góc nhìn y khoa.

Thành phần khách mời của hội thảo

Đồng hành cùng buổi hội thảo gồm có:

  • ThS.DS. Trương Văn Đạt: Đại diện Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Giám đốc biên tập Tin Y tế NT BacGiang.
  • Chủ tọa – PGS. TS. BS. Lưu Thị Hồng: Tổng thư ký Hội Phụ sản Việt Nam, Trưởng khoa Sản – Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội.
  • Báo cáo viên – TS. BS. Nguyễn Hoài Bắc: Trưởng khoa Nam Học và YHGT – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
  • Báo cáo viên – PGS. TS. BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang: Trưởng khoa Sản – Bệnh viện Hùng Vương.

1. Khác biệt Chlamydia với các bệnh qua đường tình dục khác

Phân biệt Chlamydia với các bệnh tình dục do các tác nhân thường gặp: lậu cầu, Mycoplasma genitalium có thể dựa vào các đặc điểm sau:

Triệu chứng lâm sàng Lậu cầu Chlamydia Mycoplasma genitalium
Dịch tiết niệu đạo Dịch nhiều, mủ đặc, vàng Dịch ít, màu vàng nhạt Rất ít dịch, có thể chỉ tiết dịch vào buổi sáng
Hội chứng niệu đạo Nóng, rát niệu đạo Ngứa, khó chịu Đau rấm rứt không dứt, tái lại nhiều lần
Rối loạn tiểu tiện Tiểu buốt rát, khó chịu Buốt rát nhẹ Tiểu lắt nhắt, nhiều lần

Thực tế triệu chứng của Chlamydia có thể xảy ra âm thầm và khó nhận biết. Do đó nên cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Cần chẩn đoán và điều trị đúng tác nhân gây bệnh để giảm thiểu sự đề kháng thuốc của vi khuẩn.

Xem thêm: Viêm niệu đạo ở nữ và những thông tin bạn cần biết

2. Phân biệt Chlamydia ở thể lưới hay thể cơ bản

Trên lâm sàng không thể phân biệt được chlamydia thể lưới và thể cơ bản mà chỉ có thể phân biệt được khi soi bằng kính hiển vi điện tử.

3. Cách kiểm tra Chlamydia tại nhà

Ở nam giới, việc xét nghiệm Chlamydia khá khó và phức tạp để tự lấy mẫu tại nhà, cần phải có sự thực hiện bởi cán bộ y tế. Các bác sĩ sử dụng một que tăm bông có lông, có chiều dài lớn hơn hoặc gần bằng niệu đạo, đưa vào trong niệu đạo và ngoáy theo chiều kim đồng hồ để lấy được các tế bào biểu mô ở đường niệu.

Ở nữ giới việc lấy mẫu xét nghiệm Chlamydia đơn giản hơn, người bệnh có thể tự lấy được dịch tiết từ âm đạo hay nước tiểu.

Trên thị trường có bán những kit xét nghiệm Chlamydia lấy nước tiểu đầu vào buổi sáng nhưng thực tế cho độ nhạy và độ đặc hiệu không cao. Để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp, nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Chlamydia và vô sinh: Giải đáp các thắc mắc cùng bác sĩ
Xét nghiệm Chlamydia nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn

4. Chlamydia có thể tự điều trị tại nhà được không?

Điều trị Chlamydia không khó, quan trọng nhất là để không bị tái nhiễm và điều trị cả các đối tác quan hệ tình dục. Nên thăm khám bác sĩ để được đánh giá hiệu quả điều trị và tư vấn về văn hóa tình dục phù hợp, giảm nguy cơ tái nhiễm, lây lan và phát tán bệnh.

5. Điều trị Chlamydia như thế nào? Sự khác biệt giữa nam và nữ?

Điều trị Chlamydia cần tùy theo ca lâm sàng và mức độ, triệu chứng bệnh khác nhau.

Theo nguyên tắc không có sự khác biệt ở nam và nữ trong điều trị Chlamydia vì đều cùng một tác nhân gây bệnh.

Chlamydia và vô sinh: Giải đáp các thắc mắc cùng bác sĩ
Không có sự khác biệt ở nam và nữ trong điều trị Chlamydia

Riêng đối với nữ cần lưu ý ở phụ nữ có thai và cho con bú, đối với đối tượng đặc biệt này điều trị cần tuân theo hướng dẫn riêng. Lựa chọn các thuốc không ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú và sử dụng trong thời gian ngắn. Ví dụ Azithromycin 1 g một liều duy nhất, Doxycyclin hàng ngày trong 7 ngày,…

Xem thêm: Nhóm thuốc kháng sinh an toàn cho phụ nữ mang thai

6. Nếu thể cơ bản không đáp ứng với kháng sinh thì điều trị như thế nào?

Trong những trường hợp can thiệp ở giai đoạn thể cơ bản, khi thất bại sẽ tái lại triệu chứng sau khi điều trị. Khi đó sẽ bắt đầu lại liệu trình kháng sinh từ đầu giống như những lần trước đó.

7. Sau khi điều trị khỏi Chlamydia, bao lâu có thể quan hệ tình dục trở lại?

Không có khuyến cáo thời gian cụ thể sau bao lâu có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi điều trị khỏi Chlamydia.

Tuy nhiên khi đang trong giai đoạn cấp, nên tạm thời ngưng quan hệ. Vì ở giai đoạn này bệnh nhân thường bị đau và làm giảm chất lượng của cuộc quan hệ tình dục.

Sau khi đã qua giai đoạn viêm, người bệnh có thể quan hệ tình dục trong khi đang điều trị Chlamydia nhưng phải đảm bảo sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su,… Tốt nhất là quan hệ sau khi đã có các xét nghiệm âm tính với Chlamydia, thường là khoảng 3 tuần sau khi điều trị.

8. Nhiễm Chlamydia có làm ảnh hưởng đến quá trình làm IUI, IVF không?

Trước khi chỉ định làm IUI, IVF phải xác định Chlamydia âm tính thì mới được chỉ định. Do đó sẽ không ảnh hưởng đến quá trình làm IUI hay IVF.

9. Tái nhiễm Chlamydia nhiều lần có làm tăng tỷ lệ vô sinh không?

Tỷ lệ vô sinh tỷ lệ thuận với số lần nhiễm Chlamydia, tỷ lệ điều trị thất bại, tái lại nhiều lần càng làm tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ. Vô sinh sẽ có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và còn do nhiều nguyên nhân khác, nên nếu nhiễm Chlamydia rất nhẹ vẫn có khả năng gây vô sinh.

Chlamydia và vô sinh: Giải đáp các thắc mắc cùng bác sĩ
Số lần nhiễm hay tái lại Chlamydia càng nhiều càng làm tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ

10. Cách để phòng tránh và nhận biết sớm?

Phòng tránh nguy cơ vô sinh bằng cách giảm thiểu tối đa số đối tác quan hệ tình dục và giảm số lần quan hệ không ổn định như tình một đêm,…

Xem thêm: Làm thế nào để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục?

11. Nhiễm Chlamydia trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Nhiễm Chlamydia vừa ảnh hưởng tâm lý ở phụ nữ, vừa gây rất nhiều tổn hại khi mang thai, cụ thể;

  • Viêm nhiễm vùng chậu.
  • Tắc ống dẫn trứng, tắc một phần gây ra thai ngoài tử cung, tắc toàn phần có thể dẫn đến vô sinh do nguyên nhân ống dẫn trứng.
  • Tổn hại niêm mạc tử cung, ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận phôi thai khi mang thai. Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
Chlamydia và vô sinh: Giải đáp các thắc mắc cùng bác sĩ
Nhiễm Chlamydia vừa ảnh hưởng tâm lý ở phụ nữ, vừa gây rất nhiều tổn hại khi mang thai

12. Mẹ bầu nhiễm Chlamydia ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?

Trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể gặp các biến chứng:

  • Viêm kết mạc, viêm giác mạc,…
  • Viêm phổi, suy hô hấp,…

Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong ở trẻ.

Trên đây là hỏi và đáp về những thắc mắc xung quanh “Chlamydia và vô sinh”. Hy vọng qua đó các bạn đã hiểu rõ và nâng cao khả năng phòng tránh bệnh Chlamydia. Quan hệ tình dục một cách an toàn để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục bạn nhé!

Thông tin buổi hội thảo trên website Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam: Hội thảo chuyên gia đầu ngành hiểu đúng về Chlamydia và vô sinh

Theo dõi thông tin chi tiết về buổi hội thảo “Chlamydia và vô sinh” tại Youtube NT BacGiang:

Biên tập bởi: ThS.DS Trương Văn Đạt

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan