Chăm sóc da sau nặn mụn: 5 cách giúp da không thâm sưng sau nặn mụn

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn rất quan trọng. Nó quyết định đến việc có để lại thâm sẹo trên da hay không. Vậy nặn mụn xong nên làm gì để da nhanh phục hồi và không bị thâm sẹo?

Đọc ngay bài viết sau để bỏ túi “bí kíp” nên và không nên khi thực hiện các cách chăm sóc da sau khi nặn mụn nhé!

Hãy đọc thêm: 5 phút skincare siêu đơn giản buổi sáng để da rạng rỡ cả ngày

Làm gì sau khi nặn mụn?

1. Hãy đảm bảo không còn sót nhân mụn

Chăm sóc da sau nặn mụn: 5 cách giúp da không thâm sưng sau nặn mụn

Sau khi nặn mụn nên làm gì? Muốn da nhanh phục hồi sau khi nặn mụn, bạn cần chắc chắn là đã lấy nhân mụn sạch sẽ. Chỉ cần một lượng nhỏ nhân trắng hay mủ còn sót lại, mụn chẳng những không xẹp mà còn nhanh chóng phát triển trở lại. Chưa kể vi khuẩn từ nốt mụn đó còn lan sang vùng lân cận khiến các nốt mụn khác dễ trồi lên.

Hãy nhớ rằng bạn không nên nặn mụn quá mạnh mà hãy dùng đủ lực để lấy sạch nhân. Thông thường, khi một chút máu và nước vàng xuất hiện nghĩa là cồi mụn đã được lấy hoàn toàn. Lúc này, bạn hãy dừng lại nếu không muốn da ửng đỏ và dễ để lại vết thâm.

Hãy đọc thêm: Cách trị mụn bọc sau một đêm không cần nặn

2. Mới nặn mụn xong nên làm gì? Đừng vội, để da nghỉ ngơi trong 10 phút nhé!

Vừa nặn mụn xong nên làm gì? Sau khi nhân mụn được lấy hết, máu và dịch vàng sẽ tiếp tục rỉ ra. Do đó, bạn chớ vội vàng thoa bất cứ dung dịch hay sản phẩm nào lên da, vừa không có tác dụng vừa làm dịch vàng lan rộng ra vùng da quanh đó. Hãy để da nghỉ ngơi trong ít nhất 10 phút, dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm lên nốt mụn để hút sạch mủ và dịch, cho đến khi vết thương đóng lại hoàn toàn thì mới bôi mỹ phẩm phục hồi da để chăm sóc da sau nặn mụn.

3. Thoa sản phẩm phục hồi để chăm sóc da sau khi nặn mụn

Chăm sóc da sau nặn mụn: 5 cách giúp da không thâm sưng sau nặn mụn

Mới nặn mụn xong nên bôi gì? Khoảng 10 phút sau khi để da nghỉ ngơi, bạn cần thoa kem trị mụn để chữa lành tổn thương sau mụn. Việc làm này còn ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như lây lan mụn nhọt ra xung quanh.

4. Sau khi nặn mụn nên làm gì? Tuyệt đối không đụng vào!

Nặn mụn xong nên làm gì cho hết sưng? Bạn hãy để yên nốt mụn vừa nặn, không động chạm vào nó. Đây là nguyên tắc cơ bản để tránh đưa vi khuẩn lên da, và nó đặc biệt đúng đối với cách chăm sóc da sau khi nặn mụn. Vùng da này đang bị tổn thương nên vô cùng nhạy cảm. Nếu liên tục chạm tay vào đó, bạn đã đưa không ít vi khuẩn có hại xâm nhập vào vết thương hở, khiến lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn và tạo điều kiện cho mụn tái trở lại.

5. Cuối cùng, hãy cẩn thận với trang điểm sau khi nặn mụn

Nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm? Bạn đừng bao giờ thoa kem nền hoặc kem che khuyết điểm trực tiếp lên vùng da chưa lành. Bởi lẽ, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và tạo nên vết thâm rất cao. Nếu cấp thiết, bạn nhất định phải thoa trước một lớp gel hoặc kem trị mụn để đóng lại vết thương rồi mới trang điểm.

Bạn có thể xem thêm: Trang điểm cho da mụn thế nào cho đúng

Nặn mụn xong nên làm gì để mụn không xuất hiện trở lại?

Chăm sóc da sau nặn mụn: 5 cách giúp da không thâm sưng sau nặn mụn

1. Giữ da luôn sạch sẽ

Nặn mụn xong có nên rửa mặt không? Rửa mặt sạch là cách xử lý sau khi nặn mụn hiệu quả. Bằng cách này, bạn có thể làm dịu vùng da tổn thương.

Chỉ khi lỗ chân lông thông thoáng, vi khuẩn, bụi bẩn, dầu nhờn mới không có cơ hội bám trụ, gây tắc nghẽn và sản sinh mụn. Bạn cần tẩy tế bào chết cho da 1 lần/tuần, rửa mặt 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối bằng loại gel hoặc sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 cách ngăn ngừa mụn trứng cá

2. Dùng các nguyên liệu tự nhiên

Chăm sóc da sau nặn mụn: 5 cách giúp da không thâm sưng sau nặn mụn

Bạn nên bôi gì lên vết mụn hở hay nặn mụn xong bôi gì cho không bị thâm? Bạn có thể dễ dàng áp dụng những biện pháp thiên nhiên sau tại nhà để chăm sóc da sau nặn mụn:

  • Nha đam: có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, đẩy nhanh tiến trình lành sẹo. Bạn lấy phần gel nha đam rửa sạch rồi để tủ lạnh, sau đó đắp lên vùng da mụn.
  • Tinh dầu tràm trà: chống lại vi khuẩn, làm giảm sưng và tránh kích ứng da. Bạn trộn 2 giọt tinh dầu với hai giọt nước sạch rồi dùng bông chấm lên nốt mụn. Để trong 20 phút, lau sạch nhẹ nhàng.
  • Túi trà: Lấy túi trà đã nhúng trong nước nóng đắp lên vùng da bị tổn thương, các tannin trong trà sẽ hoạt động như một chất làm se, làm giảm kích ứng trên da nhanh chóng. Chẳng những vậy, da còn bớt sưng đỏ cũng như sạch khuẩn tuyệt đối.
  • Mật ong: giúp giảm viêm, sưng đỏ da sau mỗi lần nặn mụn. Bạn bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên da, để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.
  • Nghệ tươi: giúp tái tạo, chăm sóc da và loại bỏ tế bào chết một cách hiệu quả. Bôi nghệ tươi nên da cũng là cách chăm sóc da sau khi nặn mụn được nhiều chị em áp dụng.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết cách chăm sóc da sau nặn mụn. Nếu biết nặn mụn xong nên làm gì, bạn sẽ dễ dàng có được làn da sạch mụn để tự tin, xinh đẹp! Chúc cho bạn đọc của NT BacGiang luôn sở hữu một làn da sáng khỏe, căng mịn.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan