Bị trầy xước nên làm gì? Cách xử lý vết thương ngoài da

Trên người bạn bỗng xuất hiện những vết trầy xước? Bạn chưa biết phải xử lý như thế nào để các vết thương mau liền da? Hãy để bài viết sau đây giúp bạn giải quyết vấn đề này nhé.

Tìm hiểu chung

Trầy xước là tình trạng gì?

Da cọ xát trực tiếp với bề mặt thô ráp, sắc nhọn sẽ gây nên những vết thương hở miệng ngoài da gọi là trầy xước. Các vết thương này thương không chảy nhiều máu nhưng lại có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn do đôi khi, chúng sẽ để lộ nhiều đầu dây thần kinh của da.

Bên cạnh đó, các vết trầy xước thường không nghiêm trọng như những vết rạch hoặc cắt nên có thể được xử lý tại nhà. Tình trạng thương tích này rất phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như:

  • Khuỷu tay
  • Đầu gối
  • Cẳng chân
  • Mắt cá
  • Phần trên các chi

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Da bị trầy xước có biểu hiện gì?

Các vết trầy xước có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại trầy xước:

Bị trầy xước nên làm gì? Cách xử lý vết thương ngoài da

  • Trầy xước cấp độ 1. Trầy xước mức độ 1 liên quan đến tổn thương bề ngoài lớp biểu bì, thường được gọi là bong tróc hoặc xước da. Tình trạng này thường nhẹ và không gây chảy máu.
  • Trầy xước cấp độ 2. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương ở lớp biểu bì và hạ bì nên sẽ gây chảy máu nhẹ.
  • Trầy xước cấp độ 3. Loại trầy xước này thường liên quan đến ma sát và ảnh hưởng đến lớp mô bên dưới hạ bì. Bạn có thể bị chảy máu nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu xây xát da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Tình trạng xuất huyết tiếp tục diễn ra ngay cả khi bạn đã cầm máu
  • Chảy máu nặng hoặc rất nhiều
  • Một tai nạn hoặc chấn thương mạnh gây ra vết thương hở miệng ngoài da

Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan và dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều.

Bác sĩ có thể làm sạch và băng vết thương. Họ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi để điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, bạn có thể cần đến phẫu thuật cắt bỏ da và vùng lân cận.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra trầy xước là gì?

Té xe là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng trầy tay, trầy chân. Ngoài ra, xây xát da cũng có thể xuất hiện bất cứ khi nào da ma sát trực tiếp với bề mặt thô ráp hoặc nhám. Không những vậy, đôi khi tiếp xúc với một vật chuyển động nhanh cũng có thể làm xuất hiện vết xước trên da.

Xử lý vết thương

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nên làm gì để các vết trầy xước mau lành?

Bị trầy xước nên làm gì? Cách xử lý vết thương ngoài da

Cách sơ cứu cơ bản và phổ biến nhất khi bị xây xát nhẹ trên da bao gồm các bước như sau:

  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng dịu nhẹ với nước sạch hoặc dung dịch khử trùng dạng nhẹ
  • Bôi thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh lên vết thương
  • Dùng băng gạc khô, tiệt trùng băng vết thương lại
  • Vệ sinh, kiểm tra vết thương và thay băng mỗi ngày cho đến khi vết trầy xước lành hẳn

Đối với tình trạng xây xát da nghiêm trọng, bạn cần được bác sĩ thăm khám và chăm sóc y tế.

Ngoài ra, sau khi bị trầy xước, bạn nên tiêm phòng uốn ván nếu không chắc chắn mình đã tiêm phòng uốn ván hoặc thời gian tiêm phòng lần cuối quá lâu. Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong đó các cơ bị co thắt tự phát. Các bào tử của vi khuẩn sản xuất độc tố uốn ván có mặt trong môi trường tự nhiên, vì vậy bất kỳ bụi bẩn hoặc mảnh vụn nào dính vào phần da bị rách như trầy xước đều có nguy cơ phát triển uốn ván.

Khi vết thương được chữa lành, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc kháng sinh bôi và thay bằng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da mềm mại.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát trầy xước?

Nếu muốn vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau:

  • Điều trị vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ sẹo.
  • Đảm bảo giữ sạch vết thương.
  • Tránh cậy hay chọc vào khu vực bị ảnh hưởng khi vết thương đang lành.

Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vết thương và chăm sóc thích hợp có thể giúp ngăn ngừa sẹo, nhiễm trùng và tổn thương thêm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của NT BacGiang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: https://hellobacsi.com/

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Có nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa không? Cách sử dụng hiệu quả
Viêm âm đạo là vấn đề phổ biến ở phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Vì cảm thấy ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ đã truyền tai
Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể mà bạn không thể sống thiếu. Đây là lý do tại sao việc bảo vệ gan lại rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
Hình ảnh tin tức Những ngày cuối kinh nguyệt quan hệ có sao không? Có an toàn không?
Mỗi phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt riêng. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone gây  ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe
Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan